Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Tìm hiểu về hành vi “bắt nạt” ở trẻ

Tìm hiểu về hành vi “bắt nạt” ở trẻ - hình ảnh

 

Tìm hiểu về hành vi “bắt nạt” ở trẻ

Đối với các bậc phụ huynh, không ai muốn thấy con mình bị bắt nạt bởi những đứa trẻ khác. Cha mẹ luôn hy vọng con mình được mọi người yêu thương và đối xử tốt. Vì thế, nhìn thấy bé bị bạn giựt đồ chơi, hay bị đẩy ngã, bố mẹ ngoài việc đau lòng còn sẽ thấy tức giận. Nên làm gì trong trường hợp này? Bạn có nên bước tới can ngăn và dạy dỗ đứa bé kia hay lập tức dẫn con mình về? Nếu như bạn từng gặp trường hợp như vậy, bài viết sau đây có thể cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nhưng trước khi tiếp tục, có một điều bạn cần hiểu rõ. Sẽ thế nào nếu con bạn là đứa trẻ đi “bắt nạt” các bé khác? Không ông bố bà mẹ nào nghĩ và mong muốn chuyện này không có nghĩa là nó không thể xảy ra. Nếu gặp trường hợp đó, bố mẹ nên cư xử như thế nào?

Người lớn chúng ta thường suy xét các hành động dựa trên cách nhìn của người lớn. Không ai muốn thấy con mình bị bắt nạt hay là người đi tranh giành đồ chơi với các bé khác. Vì thế, khi thấy con mình bị bé khách giành đồ, bạn thường muốn can thiệp và bảo vệ con mình.

Tuy nhiên, bạn cần biết não bộ con người chỉ phát triển toàn diện sau 20 tuổi. Ở độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ chỉ đang ở trong giai đoạn phát triển trí não. Khi mới sinh, trẻ nhận ra rằng chỉ cần khóc to, bé sẽ được dỗ dành hay cho bú. Khi trẻ lớn dần lên, bố mẹ sẽ không phản ứng tương tự với hành động đó nữa. Vì thế, trẻ sẽ học cách hành xử khác để có được thứ mình muốn.

Có nên coi hành động ở trẻ là “bắt nạt” hay không?

Câu trả lời là KHÔNG. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển thường rất “ích kỷ”. Bé sẽ không muốn chơi với các bé khác (tuy nhiên vẫn có thể chơi cạnh nhau). Chúng cũng không hiểu khái niệm chia sẻ cùng nhau, và thường muốn lấy những gì mình thích ngay lập tức. Vì vậy, nếu bé thấy một món đồ chơi bé muốn, bé sẽ lấy ngay (cho dù khi bé khác đang cầm). Giai đoạn này, bé gặp và tiếp xúc với nhiều thứ mới, nên thường muốn khám phá nhiều hơn. Chúng cũng không thể nhìn nhận sự việc như người lớn được. Hành động giựt đồ này của bé không được gọi là “bắt nạt” vì trẻ không phải muốn làm bé khác bị đau. Nhưng đối với cha mẹ, họ có thể nghĩ con mình bị người khác bắt nạt.

Với hành động đẩy ngã nhau, đây cũng không được coi là hành vi bắt nạt ở trẻ nhỏ. Vì giống như trên, trẻ không thực sự muốn làm bé khác đau, mà chỉ thể hiện sự tức giận của mình. Nếu bé đẩy một bé khác, có thể vì chúng đứng gần nhau, hoặc đang cùng thích một món đồ. Bạn nên nhớ, khi trẻ đang tức giận, trẻ sẽ không thể giải thích được lý do tại sao mình cư xử như thế. Đây chỉ là một phản ứng của trẻ mà thôi.

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ?

Vì đây là giai đoạn trẻ học hỏi tiếp thu rất nhanh, các bậc cha mẹ cần cẩn thận trong việc dạy dỗ con mình để tránh trẻ tiếp tục có những hành vi không tốt với nhau. Sau đây là một vài gợi ý”

Giúp trẻ hiểu biết hơn về cảm xúc của mình

Thông thường các hành vi ngỗ nghịch của bé là do bé không biết thể hiện cảm xúc của mình thế nào. Bạn nên giúp trẻ nhận thức các cảm xúc bằng cách giải thích cho trẻ hiểu (như tức giận, lo lắng…)

Giúp bé xao lãng

Hãy cho bé một món đồ chơi nào đó khi bé đang tức giận. Đây là cách để tránh bé tiếp tục tức giận và cư xử không tốt.

Đổi “môi trường” của bé

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể tách bé ra và đưa bé qua một nơi khác vài phút. Trong trường hợp cả hai bé đều tức giận và có khả năng làm bị thương đối phương, việc tách cả hai ra là cách tốt nhất.

Hướng dẫn con cư xử khác đi

Khi trẻ đã bắt đầu dịu bớt, bạn có thể giúp trẻ bày tỏ thái độ của mình (bằng cách nói “Nói cho mẹ biết con muốn gì nào” hoặc “Đây không phải là của con mà”)

Thông điệp chính ở đây là giúp bạn nhận thức và ghi nhớ rằng đây chỉ là một trong những giai đoạn phát triển của bé. Không có trẻ em nào muốn bắt nạt người khác. Chúng chỉ không thể suy nghĩ được như người lớn mà thôi. Tuy nhiên, các hành vi không đúng vẫn cần người lớn chỉ ra để từ đó thấu hiểu chúng hơn (chứ không phải để trừng phạt chúng). Sau đó, bạn có thể từ từ hướng dẫn bé cư xử một cách đúng đắn và tích cực hơn.

Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ở Phát triển ở trẻ

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;