Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Khi bé nhút nhát

Khi bé nhút nhát

Các bé tập đi thường có rất nhiều tính cách khác nhau. Một trong những vấn đề mà ba mẹ thường e ngại là khi bé nhút nhát. Các nhà tâm lý học cho rằng đây là do tính cách của bé chứ không hẳn liên quan đến ba mẹ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ thêm với bạn về khía cạnh này!

Từ sau khi sinh cho đến lúc 2 tuổi, và ở độ tuổi bé tập đi, bé không thường tiếp xúc với quá nhiều người. Thông thường, bé sẽ tự chơi hoặc chơi cùng với nhau nhưng không quá thân thiết. từ sau 2 tuổi trở đi, bé có thể có các kỹ năng để gặp gỡ và làm quen với các bé khác. Khi được 3 tuổi, bé có thể tìm kiếm những đứa bé khác để chơi cùng. Tuy nhiên, nếu bé nhút nhát thì sẽ không hành động như vậy.

Bạn có biết rằng khi bé đang ở giai đoạn phát triển sẽ có những thời kì trở nên nhút nhát? Tùy vào tính cách của bé mà giai đoạn này dài hay ngắn. Có nhiều bé trở nên xấu hổ và đeo bám cha mẹ trong vài tuần hoặc lâu hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chăm sóc và chú ý đến bé nhiều hơn để biết được tính cách con mình, từ đó có phương pháp giúp bé nếu cần.

Biểu hiện đặc trưng của các bé nhút nhát là chúng không muốn rời bạn để đi chơi cùng những đứa bé khác, trở nên ngại ngùng vào đeo bám ba mẹ hơn khi ở chỗ lạ. Thông thường bé sẽ khắc phục tình trạng này sau 3 tuổi, tuy nhiên một số bé sẽ không. Các bé sẽ không cùng chơi đùa với các bạn khác và không muốn làm trung tâm chú ý. Bé cũng không muốn tham gia các hoạt động đông người khác.

Các bậc cha mẹ có con cái quá nhút nhát có thể cảm thấy buồn và lo lắng nhiều. Chìa khóa cho vấn đề này là thấu hiểu nhau. Bạn nhớ đừng thể hiện sự lo lắng hay buồn phiền trước mặt con và người khác vì có thể làm cho tình hình xấu hơn.

Nếu bạn lo lắng về con và tính cách trầm lặng của bé, hãy thử tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Họ sẽ cho bạn lời khuyên và gợi ý những việc có thể làm để giúp bé cởi mở hơn.

Vậy, bạn có thể làm gì để giúp bé nhút nhát ít hơn?

Đầu tiên là bạn phải có một thái độ lạc quan và tự tin khi giao tiếp với người khác để làm gương cho bé. Nếu ngay cả bạn cũng ngại ngùng khi ở giữa đám đông, bé sẽ bắt chước bạn đấy!

Tránh gọi bé nhút nhát hay mắc cỡ vì nó có thể làm bé thấy tệ hơn và càng mất tự tin vào bản thân.

Hãy nhớ rằng những sợ hãi của bé là có thật. Bé có thể không nói rõ ràng được nó là gì vì thế ba mẹ cần nhạy cảm hơn để hiểu bé hơn.

Bắt đầu bằng những việc nhỏ trước như để bé thử chơi cùng với một bạn khác và từ từ nhân rộng ra.

Trước khi đưa bé tham gia các hoạt động khác, bạn nên trò chuyện với bé. Hãy thử giải thích về hoạt động cũng như chuyện sẽ có nhiều người tham gia và khuyến khích bé để bé thấy an toàn. Thử luyện tập chào hỏi với bé trước khi tham dự hoạt động. Bạn cũng có thể đóng giả các trường hợp khác nhau với bé để bé làm quen hơn.

Một gợi ý nữa là khi tham gia các hoạt động đông người, hãy đến càng sớm càng tốt. Việc này giúp bé quen dần với đám đông.

Dành nhiều thời gian cho bé hơn mỗi khi làm việc gì đó. Khi ở đám đông, bé có thể chậm chạp hơn khi thực hiện các hành động. Vì vậy đừng hối thúc mà hãy luôn bên cạnh giúp đỡ bé.

Tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều có thể giúp bé trở nên tự tin hơn.

Điều quan trọng nhất đối với các bé nhút nhát là giúp bé phát triển các kỹ năng. Việc này sẽ giúp bé tự tin hơn với những gì mình làm, từ đó bớt ngại ngùng. Cho dù đó là những việc nhỏ như múa hát, hãy để bé làm bất cứ điều gì bé thích và tự tin. Đối phó với “căn bệnh” bé nhút nhát đòi hỏi bạn phải nhẹ nhàng và quan tâm nhiều hơn đến bé.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;