Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ngăn ngừa sẩy thai

Ngăn ngừa sẩy thai

Sẩy thai được định nghĩa là việc bào thai dưới 20 tuần tuổi bị mất đi, và 98% các ca sẩy thai xảy ra trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Có vài trường hợp bị sẩy thai trước cả khi bà bầu nhận ra mình mang thai. Đây là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà bầu trong những tháng đầu tiên.

Một vài nguyên nhân sẩy thai là do thai dị dạng, sai lệch nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào; cũng có một số trường hợp không xác định được nguyên do. Chính vì vậy, phòng ngừa sẩy thai đôi khi là một việc khó khăn cho các bà bầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân kể trên, có một vài nhân tố trong đời sống hàng ngày có thể dẫn đến sẩy thai mà các bà mẹ hoặc các cặp đôi có thể phòng tránh được. Bài viết sau chủ yếu tập trung vào các yếu tố này.

Độ tuổi mang thai

Độ tuổi 20 đến 25 ở phụ nữ là thời gian “vàng” để sinh con vì khả năng thụ thai rất cao, và khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần khi càng lớn tuổi. Khi mới được sinh ra, cơ thể các bé gái sẽ có lượng trứng lớn nhất và theo thời gian, lượng trứng giảm dần đồng nghĩa với việc khả năng hỗ trợ các tế bào phát triển sau khi thụ tinh cũng giảm theo. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sẩy thai ở bà bầu độ tuổi từ 20 đến 24 rất thấp, trong khi đó, với thai phụ trên 45 tuổi, nguy cơ là 75%. Mang thai khi đã lớn tuổi có thể trở thành gánh nặng cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý cho các bà bầu. Không những vậy, tuổi mang thai càng lớn, nguy cơ bào thai kém phát triển càng cao.

Không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông cũng có độ tuổi mang thai lý tưởng. Độ tuổi của cả hai vợ chồng khi có con đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thai phụ quá ký

Nhiều phụ nữ quá mập được khuyên nên giảm cân trước khi muốn có em bé. Cơ thể quá ký sẽ làm giảm khả năng thụ thai, cũng như tăng nguy cơ sẩy thai ở thai phụ. Những phụ nữ này sẽ gặp nhiều vấn đề hơn trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo để tính xem bạn có thừa cân hay không. Nếu chỉ số BMI của bạn trên 25, hãy tìm cách giảm cân trước khi mang thai nhé.

Cân nặng cũng là một vấn đề nhạy cảm với phụ nữ. Có rất nhiều cách để giảm cân, nhưng mỗi người sẽ có một phương pháp riêng phù hợp với cơ thể mình. Nhiều người chọn tham gia các khóa huấn luyện giảm cân, ăn kiêng, tập thể dục. Dù bạn chọn cách nào, hãy nhớ chỉ có chế độ ăn uống không đủ để  giúp bạn giảm cân mà cần phải kết hợp với các phương pháp tập luyện khác. Giảm cân không những mang lại một thân hình thon gọn và thẩm mỹ hơn, mà còn giúp nâng cao sức khỏe của bạn nữa đấy.

Hút thuốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai. Tuyên truyền về các bệnh có thể xảy ra khi hút thuốc đã giúp giảm bớt phần nào số lượng người hút thuốc, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ không bỏ được.

Nhiều phụ nữ chọn cách cai dần thuốc lá khi quyết định có em bé và dứt hẳn khi mang bầu. Hút thuốc không những có hại cho phổi của bạn mà còn gây hại đến toàn bộ cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Vì vậy, hãy suy nghĩ đến việc cai thuốc nhé!

Thức uống có cồn

Một nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống quá ba đơn vị cồn một tuần có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc làm bào thai chết non. Nếu bạn đã lên kế hoạch có em bé, hãy ngưng uống rượu bia dưới mọi hình thức vì nồng độ cồn trong cơ thể bạn có thể chuyển đến bào thai qua nhau thai và ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

Thức uống chứa caffein

Một lời khuyên cho các bà bầu là hãy hạn chế sử dụng các đồ uống chứa chất caffeine. Hai ly cà phê một ngày có thể làm tăng gấp đôi khả năng sẩy thai ở thai phụ.

Sức khỏe tổng quát

Phụ nữ từng gặp các chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp có thể tăng khả năng bị sẩy thai. Nếu bạn bị những bệnh này, hãy khám bác sĩ và nhờ tư vấn trước khi quyết định mang thai. Sức khỏe không tốt không những làm giảm khả năng mang thai mà còn gây ra những nguy cơ dẫn đến sẩy thai ở thai phụ.

Đối với hầu hết các trường hợp, sẩy thai không có tính chất liên tục. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể mang thai lại sau khi sẩy thai. Trong trường hợp liên tiếp sẩy thai, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân từ đó có cách phòng ngừa sẩy thai một cách hiệu quả.

Lưu ý

Trong thời gian mang thai, nếu phát hiện chảy máu, bạn nhớ đi khám bác sĩ ngay lập tức, ngay cả khi bạn không cảm thấy gì bất thường. Nếu bạn có nhóm máu hiếm (Rh âm tính), hãy tiêm phòng kháng thể anti-D.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;