Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lái xe khi mang thai: Điều mẹ tuyệt đối phải lưu ý

Lái xe khi mang thai

Lái xe trong khi mang thai có thể mang lại những bất tiện, nhất là khi bụng bạn đã “vượt mặt” mà còn phải quay ngang quay dọc khi tìm và ổn định chỗ đậu xe. Nhưng dù gì đi nữa, hãy nhớ rằng thắt dây an toàn và túi khí luôn là hai vấn đề quan trọng cần được nhớ đến khi bạn lái xe.

Khi lái xe, hãy lựa chọn tư thế và khoảng cách ngồi hợp lý nhất để bạn có thể điều khiển vô lăng một cách dễ dàng và chủ động. Bạn cần phải thoải mái khi điều khiển cả tay lái lẫn bàn đạp ga hay thắng.

Nhiều thai phụ thắc mắc: có luôn cần thiết phải thắt dây an toàn không? Có, ngay cả khi bạn chỉ đi một quãng đường rất ngắn. Hãy chủ động bảo vệ cả mình và bé trong giai đoạn nhạy cảm này. Mỗi khi bước lên xe, không phân biệt bạn có là người cầm lái hay không, hãy thắt dây an toàn, và quan trọng không kém là cần phải thắt dây an toàn một cách chính xác:
• Hãy cởi bỏ những loại quần áo cồng kềnh để dây an toàn ôm khít cơ thể bạn.
• Đặt dây an toàn ở ví trí trên đùi, nằm thẳng dưới bụng.
• Hãy chắc chắn rằng dây nằm ở vị giữa hai ngực bạn.

5 Lời khuyên cho việc lái xe an toàn

  1. Sử dụng giác quan của bạn: Nhìn xung quanh, quan sát con đường phía trước để và để ý cả con đường phía sau. Nếu bạn cần thay đổi làn đường, hãy thay đổi từ từ, tránh việc lấn tuyến một cách đột ngột.
  2. Hãy tỉnh táo: Nếu bạn đang mệt mỏi, bạn không nên lái xe. Lái xe thường đem lại cảm giác đơn điệu, nhàm chán, đặc biệt là trên đường cao tốc. Nếu bạn cảm thấy mình mệt mỏi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi để lấy lại sự tỉnh táo.
  3. Lái xe trong điều kiện không thuận lợi: Nếu đường hoặc thời tiết xấu, hãy giảm tốc độ và điều chỉnh khoảng cách giữa xe bạn và các xe khác cho phù hợp.
  4. Tránh sử dụng điện thoại: Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa tai nạn là để tránh mất tập trung là hãy tránh nghe điện thoại. Hãy chờ cho đến khi thật an toàn mới thực hiện điều này.
  5. Cần có thời gian phản ứng? Sử dụng "quy tắc 3 giây" để có khoảng cách đủ an toàn với xe phía trước. Quan sát xe chạy phía trước vượt qua một điểm cố định trên đường và đếm 3 giây. Nếu xe bạn vượt qua điểm cố định ấy trước 3 giây có nghĩa là xe bạn quá gần với xe phía trước

Những câu hỏi thường gặp

1. Dây đai an toàn có thể gây hại cho thai nhi?

A: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc bảo vệ tốt nhất cho phụ nữ mang thai và thai nhi là các bà mẹ phải đeo dây an toàn khi ngồi trên xe, và đeo nó đúng cách. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ chấn thương thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai chắc chắn nên sử dụng dây đai an toàn trong tất cả mọi tình huống.

2. Làm sao để đeo dây an toàn đúng cách trong khi mang thai ?

A: Phía trên cùng của dây an toàn nên nằm chéo qua vai bạn, v một phần dây nằm chéo phía giữa hai ngực và sau đó xuống một bên của bụng. Phần lòng của vành đai phải bằng phẳng so với đùi và dưới bụng. Không để chúng chèn lên phía trước bụng. Hãy đảm bảo rằng dây an toàn ôm khít cơ thể và không bị  xoắn.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;