Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bổ sung chất dinh dưỡng trong thai kỳ, nên hay không?

Bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách

Sự "tăng cường" có phải là giải pháp hiệu quả 

Tất cả những bàn luận về bổ sung chất dinh dưỡng đã đưa đến một câu hỏi: tăng cường sử dụng chất bổ sung là một giải pháp hiệu quả hay chỉ là một giải pháp tạm thời để bù đắp cho việc thiếu hụt một chế độ ăn uống lành mạnh? Ví dụ, các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, nhiều trẻ được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn bổ sung mà không phải do chế độ ăn lành mạnh. Có thể đặt câu hỏi, đang có điều gì xảy ra với nguồn cung cấp thực phẩm và thói quen ăn uống của con người thời hiện đại? Có thể dựa vào các nguồn cung cấp thực phẩm bổ sung như thuốc bổ để đảm bảo bạn được cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết? Câu trả lời vẫn luôn là chúng ta cần có một chế độ “dung nạp” các chất bổ dưỡng từ thiên nhiên bằng con đường ăn uống trước tiên.

Những thành phần bổ sung có an toàn? 

Một số chất bổ sung dinh dưỡng được cung cấp ở liều tương đương với thực phẩm tự nhiên, gọi là 'liều sinh lý". Loại này có khuynh hướng an toàn hơn và phù hợp hơn để sử dụng hằng ngày. "Liều dược phẩm" (cũng được gọi là "liều tăng cường" hoặc "liều điều trị") chỉ nên dùng sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến nhu dinh dưỡng của bạn.

Việc sử dụng rộng rãi các chất bổ sung cũng đang được quan tâm. Nhiều người lo ngại quan điểm "càng nhiều càng tốt" đang chiếm ưu thế trong khi ác nghiên cứu đã chỉ ra những tác động có hại của "liều cao" của một số chất dinh dưỡng. Vitamin tan trong dầu (A, D, E và K) tích lũy dần trong cơ thể nhiều khả năng có tác dụng độc tính. Thậm chí liều cao của một số vitamin tan trong nước có thể gây trở ngại cho hoạt lực của một số loại thuốc và việc tương tác với các chất dinh dưỡng khác.

Những lý luận chống lại việc bổ sung chất dinh dưỡng 

Một số lý luận đã được đưa ra để chống lại việc sử dụng thường xuyên những thành phần bổ sung mà không được tư vấn chuyên gia. Bao gồm:

  • Dùng chất bổ sung dinh dưỡng có thể tạo một cảm giác an toàn giả tạo. Nó khiến cho con người lơ là trong việc duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  • Việc tiếp thị và quảng cáo chất bổ sung dinh dưỡng dễ gây nhầm lẫn và  hiểu lầm cho người tiêu dùng. Bởi vì tính phức tạp của các chất dinh dưỡng.
  • Các chất dinh dưỡng tương tác liên tục với nhau trong cơ thể. Từng chất riêng biệt không thể thể ảnh hưởng tới cân bằng dinh dưỡng của con người.
  • Các chất dinh dưỡng tạo ra cả cơ chế "hỗ trợ" và "gây hại" ví dụ, vitamin E có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng nhất định có thể độc hại hoặc gây thiếu hụt chất dinh dưỡng khác hoặc làm mất các dấu hiệu thể hiện việc thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Một số các chất dinh dưỡng bị cho rằng gây trở ngại đến hoạt lực của một số loại thuốc.
  • Rất khó khăn thể thẩm định các kết quả từ nghiên cứu các thành phần bổ sung. Một trong những lý do là các chất này có vô vàn sự kết hợp lẫn nhau. Trong đó, nhiều điều vẫn phải tìm hiểu thêm.
  • Nhiều loại đắt tiền và chi phí cho mỗi liều thường không rõ ràng.

Một số ví dụ về tương tác dinh dưỡng: 

  • Quá nhiều kẽm có thể ảnh hưởng đến hấp thu sắt và đồng.
  • Quá nhiều nhiều florua có thể gây tác động tiêu cực trên xương, đặc biệt ở trẻ em.
  • Dầu cá liều cao có thể làm giảm đông máu.
  • Quá nhiều canxi có thể ức chế sự hấp thu sắt (thường gặp ở trẻ em uống nhiều sữa bò chẳng hạn).
  • Trong thực tế sắt được cho là chất dinh dưỡng dễ quá liều nhất.
  • Quá liều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh, tổn thương gan và một số cơ quan khác.

Về việc sử dụng các thành phần bổ sung để bảo vệ cơ thể chống lại ung thư 

Rất ít người có thể “thờ ơ” trước việc có thể ngăn ngừa hay chữa trị bệnh ung thư. Nhiều người cho rằng, chất bổ sung dinh dưỡng có thể giúp phòng chống căn bệnh này. Tuy nhiên, rất nhiều cơ quan trong cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng không phải là để hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác. Và việc các cơ quan này có thể chống lại các bệnh nói trên còn liên quan tới nhiều yếu tố khác nữa. Và việc tăng lượng thức ăn và nước uống giàu dinh dưỡng là khuyến nghị của hầu hết các tổ chức về sức khỏe.

Sử dụng thực phẩm cũng giống như dùng thuốc 

Những thứ có lợi cho sức khỏe đều có sẵn trong thức ăn thực vật xung quanh ta. Tuy vậy, nhiều loại thảo mộc rất tốt trong vườn hoặc siêu thị, thường bị bỏ qua. Ví dụ như nghệ, củ nghệ có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư. Sau đây là vài ví dụ về những thực phẩm được cho rằng có thể giảm nguy cơ ung thư:

  • Bông cải xanh.
  • Tỏi.
  • Các loại thực phẩm giàu Vitamin C như ớt đỏ, ổi, sơ ri...
  • Dầu cá và các loại dầu thực vật được tìm thấy trong cá hồi hoặc hạt lanh và hạt Chia.
  • Các chế phẩm sinh học và những liên kết của chúng để cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột.

Trong danh sách các loại lương thực của thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều những loại thức ăn như: goji, acai, camu camu, cây thùa, Gubinge (Mai Kakadu)... thậm chí rất ít trong số đó mới được đặt tên cụ thể, riêng biệt và phổ thông. Người dân bản địa đã tiêu thụ những loại thực vật được cộng đồng công nghiệp gọi là những thực phẩm "ngoại lai" từ hàng ngàn năm. Trong các kiến thức bản địa, chúng đã được biết với tác dụng có lợi cho sức khỏe từ rất lâu. Hiện nay, chúng mới đang dấn xuất hiện trong chế độ ăn của người phương Tây.

Hãy là một người tiêu dùng sành điệu 

Nếu đang có ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc tin rằng con bạn cần chúng, bạn nên xem xét lại cách tiếp cận, bởi vì thực tế những gì bạn sẵn có lại chính là những gì bạn cần:

1. Hãy sắp xếp chế độ ăn uống của bạn và con cái. Đánh giá thông qua một cuốn nhật ký chế độ ăn uống trong tối thiểu ba ngày và xem xét xem bạn cần bổ sung những gì vào chế độ ăn uống này.

2. Thảo luận về kết quả khám sức khỏe tổng thể của bạn và con cái với một người có chuyên môn. Sau đó thiết kế một chế độ ăn uống và có thể bổ sung thêm nếu  cần thiết.

4. Đảm bảo việc thường xuyên xem xét lại các chế độ ăn uống này vì cuộc sống luôn thay đổi không ngừng.

Ưu tiên thực phẩm tự nhiên 

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên mang lại lợi ích lớn hơn loại được tổng hợp nhân tạo (có một ngoại lệ là axit folic nhân tạo, với khả năng hấp thu nhiều hơn folate tự nhiên). Trong thực tế, một số chất dinh dưỡng chiết sẽ có phản ứng khác với khi nó ở trong thức ăn. Có thể do tương tác với các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm hoặc các hợp chất bổ sung khác.

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn khám phá thêm các hợp chất trong thực phẩm, và phát hiện thêm những tác động và lợi ích của rất nhiều các chất dinh dưỡng sẵn có. Đồng thời biết đươc hiệu quả của chúng khi kết hợp với nhau. Trong khi đó, có một số ý kiến cho rằng chất bổ sung dinh dưỡng vẫn có vị trí riêng, những chất bổ sung cần thiết cho một số đối tượng đặc thù là hết sức cần thiết. Cho đến nay, chế độ ăn uống đa dạng các thực phẩm lành mạnh và mức độ vận động thích hợp vẫn là sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;