Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Uống cà phê (caffeine) khi mang thai có an toàn?

Caffein và bà bầu

Cà phê là đồ uống yêu thích của rất nhiều người, hương vị thơm và khả năng làm thức tỉnh sự tập trung của mỗi buổi sáng khiến cà phê trở thành một thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của caffeine có trong cà phê giữa người bình thường và phụ nữ mang thai có thể có nhiều khác biệt. Hãy cùng Huggies tìm hiểu mức độ an toàn của việc uống cà phê ở phụ nữ mang thai qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ

Caffein có trong những loại thực phẩm nào?

Caffeine là một loại chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và xua đi cảm giác bơ phờ, mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng thật đáng quan ngại khi caffeine lại cũng có khả năng đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng với mẹ bầu và thai nhi.

Caffeine có trong lá và hạt cà phê, lá trà, quả guarana, và một lượng nhỏ trong quả ca cao. Bên cạnh đó, caffeine còn được dùng như một thành phần trong thuốc chữa cảm cúm, thuốc giảm cảm giác thèm ăn và thuốc giảm đau. Có thể nói, loại chất này khá đắc dụng khi đối phó với cơn đau đầu, kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và xua đi cảm giác bơ phờ, mệt mỏi.

Điều đáng ngạc nhiên là caffeine có nhiều nhất ở lá trà (khoảng 5%, so với chỉ 1-2% trong hạt cà phê). Các loài cây này khéo léo sử dụng caffeine để đảm bảo cho sự sinh tồn của mình vì caffeine có thể đuổi nhiều loại côn trùng.

Sau đây là hàm lượng caffeine có trong một số loại thực phẩm, thức uống quen thuộc:

Một tách trà 150ml: 30-100mg caffeine

Một tách cà phê 150ml pha phin: 100 đến 150mg caffeine

Một tách cà phê hòa tan 150ml: 60-100mg caffeine

Một tách esperesso 150ml: 90mg caffeine

Một thỏi sô-cô-la 200g: 550mg methulxathines kết hợp (hợp chất giống như caffeine và các chất kích thích khác)

Thanh sô-cô-la 30g: 20-60mg caffeine

Một chai cola 375ml: 40mg caffeine

Một chai nước uống tăng lực 250ml: 80-100mg caffeine

Lưu ý: Hàm lượng caffeine trong trà và cà phê, đặc biệt là trà, rất khó đoán trước. Pha chế là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng caffeine, còn màu sắc không cho biết gì nhiều về thông tin này.

Tham khảo: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu sao cho đủ chất 

Thông tin về caffeine và khi mang thai

Ảnh hưởng của cà phê (caffeine) đến phụ nữ mang thai và thai nhi

Như đã đề cập ở trên, chính vì caffeine có khả năng đào thải 2 chất vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai là nước và canxi, việc lạm dụng caffeine quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số bất lợi từ việc lạm dụng caffeine trong thai kỳ có thể kế đến:

  • Tăng huyết áp khi mang thai
  • Gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
  • Khiến cơ thể mẹ dễ bị mất nước
  • Gây cản trở hấp thụ sắt, đây là một chất quan trọng cho sự phát triển của bé
  • Có thể khiến bà bầu chán ăn, dẫn đến thiếu chất
  • Một số nghiên cứu còn cho thấy lạm dụng cà phê trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim, hô hấp
  • Làm tăng nguy cơ đái tháo đường khi mang thai

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học đã phát biểu rằng mẹ bầu dùng hơn 200mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần mẹ không dùng caffeine. Chính vì lý do này, uống cafe khi mang thai có an toàn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng cafe mà mẹ uống mỗi ngày có bị quá mức hay không.

Tham khảo: Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Uống cafe (caffeine) khi mang thai bao nhiêu thì an toàn?

Thực tế, các chuyên gia về sức khỏe vẫn luôn khuyến cáo mẹ bầu cần hạn chế dung nạp caffeine trong thai kỳ, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng vẫn an toàn khi phụ nữ mang thai uống từ 1 – 2 tách cà phê/ngày (tương đương 150 – 300mg caffeine).

Một điều quan trọng hơn mẹ bầu cần lưu ý đó là caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn có trong rất nhiều loại thực phẩm, thuốc uống khác. Vì vậy mẹ bầu cần cân nhắc lượng caffeine từ tất cả các nguồn thực phẩm trong ngày mình đã dung nạp nhằm điều chỉnh thích hợp, tránh việc dùng caffeine quá nhiều trong một ngày.

Tham khảo: Bao nhiêu cafein là nhiều?

Trong trường hợp mẹ bầu quá nghiện cà phê, không kiểm soát được nhu cầu uống cà phê mỗi ngày của mình, việc thử áp dụng một số phương pháp làm hạn chế “cơn thèm” cà phê là hoàn toàn cần thiết. Việc này sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân tại sao mẹ muốn uống cà phê mỗi ngày.

  • Nếu mẹ thích uống một chút gì nóng vào buổi sáng khi thức giấc, có thể thử thay cà phê bằng một ly nước ấm
  • Nếu mẹ thích uống cà phê để trở nên tỉnh táo hơn, có thể thử một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ
  • Nếu đây là một thói quen, mẹ có thể thử thêm nhiều hoạt động, sở thích mới trong ngày cho mình như nghe nhạc, đọc sách, xem phim..

Thay đổi một thói quen không phải là một việc dễ dàng, nhưng việc hiểu được lợi ích, tác hại từ thói quen đó cũng như nguyên nhân sẽ giúp mẹ điều chỉnh được nó tốt hơn và đàm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tham khảo: Có cần bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem các bài viết trong phần Mang thai và Ăn kiêng. Ngoài ra, mẹ còn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan đến sức khỏe khi mang thai ở Góc chuyên gia nữa mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;