Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Áo ngực dành cho bà bầu

Chọn áo ngực cho bà bầu

Khi mang bầu, phụ nữ thường shock khi thấy ngực mình bất ngờ to ra họ không còn mặc được những chiếc áo ngực yêu thích của họ nữa. Việc lựa chọn một chiếc áo ngực khi mang bầu có thể sẽ khó khăn vì cơ thể  bạn còn thay đổi nhiều nữa trong vòng 9 tháng. Điều quan trọng khi chọn áo ngực là phải tìm được một cái áo thật vừa vặn ( hoặc hơi rộng một chút nếu bạn mới đang ở những tháng đầu mang thai).

Trong thời gian mang thai, ngực bạn sẽ không những to hơn mà còn mềm đi, vì vậy bạn cũng nên chọn chiếc áo ngực khiến bạn cảm thấy thoải mái. HUGGIES® hân hạnh mang đến cho bạn những lời khuyên để có được chiếc áo ngực tốt nhất.

Chọn một chiếc áo ngực cho bà bầu phù hợp:

  • Tránh  áo  ngực có gọng vì chúng có thể gây khó chịu.
  • Làm bằng loại sợi mềm như cotton, thông thoáng, dễ thấm hút.
  • Chiếc áo ngực tốt sẽ có những mối nối được may đẹp và cẩn thận, khôngthô ráp, đặc biệt là những vùng nhạy cảm như núm vú.
  • Nút gài chuyên dùng cho bà bầu để dễ dàng điều chỉnhrộng chật.
  • Độ co giãn tốt.
  • Dây áo rộng hơn để nâng đỡ ngực.
  • Dễ điều chỉnh ( ví dụ như  dải dây gài rộng , có 6 nấc nút cài và các mắt cài rộng).
  • Một chiếc áo ngực làm cho bạn cảm thấy mình hấp dẫn chứ không phải là một bảo mẫu.

Thử áo ngực

Hãy thử vài chiếc trước khi chọn ra cái phù hợp với bạn nhất. Chú ý là nếu hai bên ngực bạn không đều nhau, cỡ của quả áo  sẽ là cỡ của bên to hơn. Sau đây là một vài bước để tìm ra chiếc áo hợp nhất:

  1. Trước khi mặc áo vào, hãy kéo dây vai áo ra rộng nhất.
  2. Trượt dây qua vai và giữ hai bên móc áo, nghiêng người về trước sao cho hai bên ngực rơi trọn vào trong quả áo.
  3. Đứng thẳng lưng và cài khuy phía sau. Hầu hết các áo ngực của bà bầu sẽ có 6 nấc cài để dễ dàng điều chỉnh, hãy cài áo vào nút đầu tiên.
  4. Kéo áo xuống đến ngang lưng
  5. Đưa tay kéo ngực vào hẳn bên trong quả áo, điều này giúp đảm bảo cả bầu ngực được nằm gọn và ngay ngắn trong quả áo
  6. Cuối cùng, điều chỉnh quai vai sao cho chắc chắn và thoải mái mà vẫn nâng được ngực.

Một chiếc áo ngực vừa với mình

Đằng sau: Áo ngực cho bà bầu phải vừa khít nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái ở lưng bạn

  • Nếu áo cứ bị trượt cao lên ở đằng sau thì có nghĩa là phần sau áo bị to quá, bạn cần tìm một cái có cỡ nhỏ hơn.
  • Nếu phần ngực dưới hay lưng bị chật quá hoặc hằn lên có nghĩa là phần lưng áo quá nhỏ, bạn cần một cái to hơn.

Dây áo: - Dây áo nên nằm một cách thoải mái trên vai bạn

  • Nếu dây áo bám chặt vào vai bạn và gây hằn lên có nghĩa là dây quá chật và bạn cần nới lỏng hơn.
  • Nếu ngực bạn bị xệ xuống hoặc  cảm thấy bầu ngực không được nâng đỡ thì nghĩa là dây áo quá dài, bạn cần kéo dây áo lên ngắn hơn.

Quả áo:  Quả áo phải che kín và khiến bầu ngực cảm thấy thoải mái

  • Nếu bầu ngực vì lòi ra phía trên hoặc phía dưới quả áo có nghĩa là áo này quá nhỏ và bạn cần một cái áo có quả to hơn.
  • Nếu có nếp gấp trên quả áo có nghĩa là áo quá to và bạn cần một cái cỡ nhỏ hơn.

Khung chữ A: Khung này nên nằm một cách thoải mái trên bầu ngực

  • Đảm bảo khung chữ A này nằm thoải mái trên bầu ngực và không cắt ngang quả áo.
  • Phía trong đủ rộng để có thể điều chỉnh được và không cụp vào trong.
  • Đảm bảo  có phần gối lên nhau giữa phần trên cùng của quả và  phần khung. Nếu có khoảng cách ở chỗ này nghĩa là quả áo quá nhỏ và bầu ngực đang đẩy quả áo ra và tạo nhiều áp lực lên quả áo.

Cho bú: Thử kéo quả áo

  • Đảm bảo là bạn có thể mở nút cài ra dễ dàng với 1 tay, điều nay rất quan trọng vì lúc cho con bú, bạn có thể sẽ bận tay kia.
  • Kiểm tra xem quả áo có tụt xuống đủ rộng để con bú không, lý tưởng nhất là quả áo sẽ rơi xuống thấp hơn khung chữ A.
  • Chất liệu áo sẽ quyết định độ rộng của phần mở ra này  nên bạn cần cảm thấy thoải mái khi mở áo cho con bú.
  • Nếu áo có khung chữ A hay dây đeo hai bên , hãy đảm bảo là không có phần nào của chúng bó chặt ngực hay phần dưới cánh tay khi quả áo mở xuống.
  • Loại áo ngực cho bà bầu

 

Một khi bạn đã kiểm tra xong những điểm trên, bạn hãy tự hỏi:

  • Nhìn cái áo đó bạn có thích không?
  • Bạn có thích hình dáng của áo không? Nhìn từ trên xuống cái áo để xem bạn có thích hình dáng đó không?
  • Bạn có hài lòng với phần diện tích ngực được quả áo che đi không?
  • Bạn có cảm thấy ngực mình được nâng đỡ vừa đủ không?

Áo ngực cho bà bầu – Câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều chị em có những thắc mắc khác nhau về áo ngực cho bà bầu. Sau đây là các câu hỏi hay được hỏi nhiều nhất và các câu trả lời:

Câu hỏi: Tại sao tôi không thể mặc áo ngực bình thường khi tôi mang bầu?

Trả lời: Áo ngực bầu có nhiều đặc điểm khác với áo ngực thông thường. Những đặc điểm này rất phù hợp với các thay đổi của ngực bạn trong quá trình mang bầu, khiến cho bạn cảm thấy thoải mái nhất và bầu ngực được nâng đỡ tốt nhất.

Câu hỏi: Sự khác nhau giữa áo quai hai bên và áo khung chữ A?

Trả lời: Quai hai bên hay khung chữ A là để chỉ khung ở phía trong quả áo giúp giữ áo ngực được đúng vị trí khi quả áo được thả rơi xuống khi cho con bú. Áo quai hai bên đặt bầu ngực sang một bên của quả áo trong khi khung chữ A đặt bầu ngực ra hẳn ngoài quả áo. Áo khung chữ A bao phủ bầu ngực rộng hơn và nâng đỡ tốt hơn nên rất phù hợp với kiểu áo kín quả và bầu ngưc  lớn. Do áo hai dây chỉ che phủ ¾  quả và những cup size nhỏ.

Câu hỏi: Tôi sẽ thay đổi mấy cỡ áo ngực trong suốt thai kỳ?

Trả lời: Điều này phụ thuộc vào mỗi người, có thể là 2-3 cỡ quả và 2-3 cỡ dây áo

Câu hỏi: Tôi cần có bao nhiêu cái áo ngực?

Trả lời: Bạn cần có ít nhất 2-3 cái áo để có thể thay giặt thường xuyên, đặc biệt là khi bạn cho con bú.

Câu hỏi: Tôi nên giặt và bảo quản áo ngực như thế nào?

Trả lời: hãy luôn luôn làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trong việc giặt tẩy. Không nên dùng chất làm mềm vài và nhớ cho vào túi giặt khi giặt để đảm bảo áo giữ được hình dáng và không bị hỏng

Điều quan trọng nhất khi bạn quyết định chọn một chiếc áo ngực đó là nó khiến bạn cảm thấy thực sự thoải mái khi mặc. Bạn phải hết sức cẩn thận khi chọn một chiếc áo ngực do hiện nay có rất nhiều cửa hàng không cho bạn trả lại áo đã mua, vì vậy hãy chắc chắn  rằng đó chính là cái bạn muốn. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;