Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mẹ bầu có nhóm máu Rh: Những thông tin quan trọng cần biết

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bạn đã bao giờ nghe qua hệ nhóm máu Rh chưa? Đây là nhóm máu rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa trong việc truyền máu, nhận máu hay trong sản khoa. Nếu đang mang thai, bạn cần phải đặc biệt chú ý hơn về hệ nhóm máu này, bởi vì nếu chẳng may rơi vào trường hợp bạn mang nhóm máu Rh(-) thì còn có biện pháp can thiệp kịp thời . Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhóm máu Rh - nhóm máu gấu trúc là gì?

Nhóm máu Rh là hệ nhóm máu cực kỳ quan trọng, chỉ đứng sau hệ nhóm máu ABO liên quan đến việc truyền máu. Hệ nhóm máu Rh độc lập với hệ ABO.

Lansteiner và cộng sự đã tìm ra nhóm máu Rh vào năm 1940. Theo nghiên cứu của ông, hầu hết các kháng nguyên Rh (được ký hiệu là các chữ cái C, D, E, c, d, e) là các kháng nguyên yếu, trừ kháng nguyên D. Những người có kháng nguyên D trên hồng cầu được xem là người có Rh dương tính Rh(+), ngược lại những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được xem là người có Rh âm tính (Rh-). Và cả người Rh(+) lẫn người Rh(-) đều không có kháng thể D trong huyết tương. 

Những người có nhóm máu Rh D(+) có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu và người có nhóm máu Rh D (-), còn người Rh D(-) chỉ có thể nhận từ người có cùng nhóm máu với họ. Nếu người thuộc nhóm máu Rh D(-) nhận máu từ người có Rh D(+) sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. 

Người Rh(+) lẫn người Rh(-) đều không có kháng thể D trong huyết tương

Người mang Rh D(-) chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu

Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu hiếm là nhóm máu có tỷ lệ <0.1% trong cộng đồng.

Theo thông tin từ viện Huyết học Truyền máu trung ương 1996, tỉ lệ người Việt Nam thuộc nhóm máu Rh(+) là 99.2%, còn nhóm máu Rh (-) là 0,08%. Do đó những nguy hại từ việc không hòa hợp của nhóm máu hệ Rh rất hiếm xảy ra.

Khi nào cần xét nghiệm nhóm máu Rh?

Khi cần truyền máu, bệnh nhân cần xác định chính xác nhóm máu của mình. Nếu bệnh nhân nhận nhóm máu không phù hợp sẽ gây ra những tai biến truyền máu. Khi ấy, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu tạo ra các kháng thể, tấn công các kháng nguyên trong các tế bào máu mà truyền cho bệnh nhân, gây ra những phản ứng và thải ghép rất nguy hiểm, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, đối với sự phát triển của Y học hiện nay, trước khi thực hiện việc truyền máu, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ càng và xét nghiệm phản ứng hòa hợp với nhóm máu của người hiến. Điều này giúp giảm thiểu những nguy cơ của phản ứng truyền máu.

Xét nghiệm nhóm máu Rh là điều cần thiết khi mang thai

Việc xét nghiệm nhóm máu Rh là vô cùng cần thiết và quan trọng

Việc xét nghiệm nhóm máu Rh đối với phụ nữ mang thai lại càng quan trọng hơn. Nếu vợ thuộc nhóm máu Rh (+), chồng thuộc nhóm máu Rh(+), con sinh ra có thể là Rh(+) hoặc Rh (-). Còn khi vợ có kết quả xét nghiệm là Rh (-) thì có thể xảy ra 3 vấn đề sau đối với thai kỳ:

  • Mẹ bầu có thể bị băng huyết sau khi sinh và bắt buộc phải được truyền nhóm máu Rh (-).
  • Mẹ bầu có thể mắc bệnh lý tan máu ở thai kỳ sau.
  • Con sinh ra có thể bị tan máu do không tương đồng nhóm máu mẹ con.

Việc xét nghiệm nhóm máu còn được thực hiện với lý do để giúp đỡ người khác. Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được điều gì, có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, như khi bệnh nhân đang cần được truyền máu nhưng ngân hàng dự trữ lại khan hiếm nhóm máu đó, thì lúc này những người có cùng nhóm máu với bệnh nhân có thể giúp đỡ để bệnh nhân kịp thời được cứu.

Kết quả xét nghiệm nhóm máu Rh có ý nghĩa gì?

Việc xét nghiệm để biết được mình thuộc nhóm máu gì là rất cần thiết, có thể sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Xét nghiệm khi người bệnh cần được truyền máu nhằm lựa chọn đúng nhóm máu phù hợp.
  • Xét nghiệm dành cho người muốn đăng ký hiến máu, hiến nội tạng, mô và tủy xương để xác định và đánh giá độ phù hợp của người nhận và người cho. 
  • Đối với phụ nữ đang có thai, việc xét nghiệm còn với mục đích để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra do bất đồng giữa nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm nhóm máu Rh(-) có nguy hiểm hay không?

Việc xét nghiệm nhóm máu Rh(-)  hay Rh (+) có ý nghĩa vô cùng lớn trong sản khoa và trong các trường hợp hiến máu, truyền máu. Như đã đề cập ở trên, người có nhóm máu Rh(-) chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu với họ, còn người có nhóm máu Rh(+) có thể nhận được từ cả hai. 

Trường hợp người thuộc nhóm máu Rh (-) lần đầu tiên nhận máu từ người thuộc nhóm máu Rh (+) có thể chưa xảy ra tai biến tức thì. Tuy nhiên, từ 10 - 15 ngày sau khi truyền máu, có thể sẽ sinh ra kháng thể anti D và sau 2 - 4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt tối đa. Lúc này, nếu người Rh (+)  tiếp tục truyền máu lần 2 cho người Rh (-), sẽ xảy ra những tai biến vô cùng nguy hiểm. Tai biến trong truyền máu là một trong những tai biến y khoa cần phải đặc biệt chú ý, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, cần phải xét nghiệm nhóm máu, bao gồm cả nhóm máu hệ Rh trước khi truyền máu hoặc phẫu thuật để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Xét nghiệm máu Rh dương tính có bị sao không?

Những người có kết quả xét nghiệm là nhóm máu Rh(+) thì không nên cho máu của mình sang những người thuộc Rh(-). 

Cũng đã được trình bày ở mục 2, trong trường hợp mẹ có nhóm máu Rh (-), bố có nhóm máu Rh(+) thì con sinh ra sẽ có thể mang nhóm máu Rh(+) hoặc Rh(-), nhưng tỉ lệ Rh(+) cao hơn. Và hậu quả là cơ thể mẹ sẽ sinh ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của bào thai. 

Xét nghiệm máu Rh dương tính có sao không

Trường hợp mẹ mang Rh(-), con mang Rh(+) là rất nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên mang thai của mẹ thì tai biến để lại sẽ ít, và không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nhưng khi ở lần mang thai tiếp theo, đứa trẻ vẫn thuộc nhóm máu Rh(+) thì sẽ để lại hậu quả trầm trọng. Kết quả của tình trạng này có thể gây ra một số bệnh cho bé ngay khi vừa chào đời, cụ thể như thiểu năng trí tuệ, bệnh vàng da sơ sinh hoặc có khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, gặp phải tình trạng sinh non, thai chết lưu,...

Tại sao phụ nữ mang thai bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu Rh?

Phụ nữ mang thai bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu Rh để tránh những trường hợp xấu xảy ra (đã được nêu ở trên).

Nếu không may rơi vào trường hợp xấu, bạn mang nhóm máu Rh(-), con mang nhóm máu Rh(+) thì cũng đừng quá lo lắng. Công nghệ y học ngày nay phát triển rất mạnh mẽ, nếu tuân thủ theo sự tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ thì sẽ có thể loại bỏ những tai biến do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp thích hợp và kịp thời để đảm bảo quá trình sinh nở của bạn thành công. 

Mẹ bầu cần phải xét nghiệm nhóm máu Rh

Các mẹ bầu xét nghiệm nhóm máu Rh (-) cần quan tâm điều gì?

Nếu người mẹ có nhóm máu là Rh(+) thì không có bất cứ vấn đề gì cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm thuộc nhóm máu Rh(-) thì cần phải tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ, tiến hành xét nghiệm nhóm máu của người bố. Nếu bố có Rh (-) thì không có vấn đề gì đáng lo ngại, bác sĩ chỉ theo dõi thai kỳ và sản phụ. Nhưng nếu người bố mang Rh(+) thì sản phụ sẽ phải thực hiện xét nghiệm kháng thể D vào tuần thai thứ 20 cho đến tuần thứ 28. 

Dựa vào kết quả xét nghiệm, sẽ kết luận được:

  • Trường hợp 1: Kết quả xét nghiệm ra kháng thể D(+) thì chỉ theo dõi thai kỳ và theo dõi bé sau khi ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn nhũ nhi.
  • Trường hợp 2: Kết quả xét nghiệm ra kháng thể D(-) thì thai phụ bắt buộc phải tiêm dự phòng anti-D Immunoglobulin. Việc tiêm dự phòng anti-D Immunoglobulin này sẽ được thực hiện vào 3 thời điểm sau, tuần thai thứ 28, thứ 34 và 72 giờ sau khi sinh.

Kết luận

Như vậy, trên đây là tất cả những kiến thức về nhóm máu Rh, tầm quan trọng của việc xét nghiệm nhóm máu Rh đối với mỗi chúng ta và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu nằm trong nhóm máu hiếm Rh(-), bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và khuyên người thân xét nghiệm máu, tìm người có nhóm máu tương thích để phòng trường hợp cần đến. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;