Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Làm bố mẹ đơn thân

Đặc điểm của cha mẹ đơn thân

 

Nghiên cứu cho thấy sẽ tốt hơn cho trẻ nếu được nuôi dạy trong tình thương yêu, dù chỉ của một người cha hay người mẹ đơn thân, còn hơn là có đủ ba mẹ mà xung đột và thiếu tình thương. Trẻ sống trong gia đình đơn thân có thể có những cái lợi và đặc điểm tích cực, nếu cha mẹ biết cách nuôi dạy phù hợp.

Trên thực tế, cách đây không lâu, trẻ sống trong các gia đình đơn thân còn bị phân biệt đối xử  về mặt xã hội, văn hóa hay tài chính, thậm chí liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe. May mắn thay, xã hội ngày nay đã có cái nhìn thấu đáo hơn về hoàn cảnh của những gia đình đơn thân và ý nghĩa của công bằng xã hội.

Quan hệ sau khi ly hôn không phải bao giờ cũng hòa nhã được, mặc dù đó là điều lý tưởng. Dù các bậc cha mẹ đều hiểu là cần ưu tiên nhu cầu của con mình ở trên hết nhưng trong thực tế nhiều khi không được như vậy. Đặc biệt trong trường hợp giữa ba mẹ có những xung đột và bất đồng, trẻ con thường bị đẩy sang một bên, vì họ đang cần tập trung vào nhiều thứ khác nữa-nhà cửa, tiền bạc, các vật dụng gia đình và nhiều thứ khác, những điều được họ lưu tâm nhất trong những ngày đầu ly hôn. Tuy nhiên điều này không hẳn chỉ tiêu cực; chính những biến động này có thể giúp các thành viên trong gia đình trưởng thành hơn.

Nguồn cơn từ đâu?

Mặc dù các bậc làm cha mẹ có thể chưa bao giờ nghĩ đến việc ly hôn khi con còn bé, thế nhưng sau này có thể do hoàn cảnh xô đẩy hay tính cách thay đổi theo thời gian, điều đó lại xảy ra. Quan niệm rằng có cả ba lẫn mẹ cho dù mối quan hệ của họ có ra sao đi nữa thì mới tốt hơn cho con cái giờ đây không còn mang nhiều giá trị. Nghiên cứu đã cho thấy trẻ sẽ hạnh phúc hơn, có học vấn và sự ổn định về mặt tình cảm và sức khỏe tốt hơn nếu được nuôi dạy trong tình thương yêu dù chỉ của ba hay chỉ của mẹ, so với trong hoàn cảnh có cả ba lẫn mẹ mà xung đột. Có đủ ba mẹ ở cùng một mái nhà không có nghĩa là sẽ không có chuyện gì không hay cho trẻ. Những xung đột giữa ba mẹ gây thương tổn cực kỳ sâu sắc đối với trẻ nhỏ. Chỉ cần có một người ba hay một bà mẹ đơn thân nhưng thương yêu và gắn bó thân thiết với trẻ thì tâm tính của trẻ cũng sẽ ổn định hơn.

Mẹ hay Ba?

Dù đã có nhiều thay đổi, nhưng đến nay đa phần vẫn là mẹ nuôi con sau khi các cặp vợ chồng ly hôn. Điều này đối với các bé cả trai hay gái đều có những mặt hay lẫn hạn chế. Trẻ học cách làm người trưởng thành khi quan sát những người trưởng thành cùng giới trong quá trình nuôi dạy ra sao. Bên cạnh đó, khi có thể, cha mẹ đơn thân nên để trẻ được nếm tình thương của người lớn khác giới, như ông bà, cô dì, chú bác, bạn bè, thầy cô giáo…, ai cũng được miễn là có tình thương yêu.  

Trẻ trong gia đình đơn thân thường biểu hiện tích cách khác hơn so với trẻ trong gia đình có cả ba lẫn mẹ. Dĩ nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng tính cách và hoàn cảnh khác nhau của trẻ nhưng thường thì chúng cũng có những nét tương đồng. 

Bên cạnh đó trẻ được nuôi dạy trong các gia đình đơn thân cũng có những lợi ích tích cực.

Làm bố mẹ đơn thân như thế nào

Đặc điểm của trẻ sống trong gia đình đơn thân

  • Có xu hướng độc lập hơn và thường chủ động làm việc nhà khi cần.
  • Thường chín chắn và có trách nhiệm hơn, có lẽ do được cha/mẹ tin tưởng giao phó công việc cũng như do sự nỗ lực của bản thân.
  • Có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn do không bị cha/mẹ giám sát chặt chẽ so với các em sống trong gia đình có cả ba lẫn mẹ. Nhờ đó lòng tin vững chắc hơn giữa trẻ và người cha/người mẹ nuôi dạy mình. Ngược lại, có nhiều thời gian rãnh rỗi hơn cũng có thể mang lại rắc rối.
  • Cha/mẹ đơn thân có thể rất gần gũi và quan tâm con cái. Việc cha mẹ trò chuyện cởi mở, tế nhị với con cái sẽ khiến tình cảm càng thêm gắn bó bền chặt. 
  • Gia đình đơn thân thường ít phân biệt loại công việc nhà nào là của nam hay của nữ. Mọi người đều có trách nhiệm như nhau và cùng chia sẻ việc nhà mà không câu nệ công việc theo quan niệm giới tính truyền thống.
  • Trẻ có nguy cơ thiếu tôn trọng hoặc hỗn với người cha hay người mẹ nuôi dạy mình, bởi vì thông thường người đó nghiêm khắc hơn người cha/mẹ không ở cùng với trẻ. Quan trọng là làm sao để trẻ không thấy thích người này hơn người kia. Điều này đòi hỏi phải tinh tế.
  • Có thể băn khoăn không biết nên dành cảm xúc ra sao cho người cha/mẹ không ở cùng. Trẻ có thể tự cho rằng mình đã phản bội cha ruột/mẹ ruột nếu yêu thương cha/mẹ kế.
  • Có thể cảm thấy mình có vai trò khi người cha/người mẹ nuôi dạy mình bàn bạc mọi việc với mình chứ không phải với người mẹ/người cha không ở cùng. Trẻ trong gia đình đơn thân đôi khi chín chắn hơn hẳn so với  tuổi về nhiều phương diện như chi tiêu, nấu ăn, làm việc nhà và các kỹ năng khác.

Đặc điểm của trẻ sống trong gia đình đơn thân

Đặc điểm của cha/mẹ đơn thân

  • Có xu hướng độc lập hơn, ít phụ thuộc vào người khác để giải quyết vấn đề.
  • Có thể được bạn bè xem là hình mẫu có năng lực, đặc biệt đối với những ai đang gặp rắc rối trong việc nuôi dạy con cái.
  • Giỏi tổ chức và nhận biết bản thân cần làm gì và làm như thế nào. Vì thế có thể có xu hướng hơi tách khỏi thế giới xung quanh, thường nguyên nhân là do quá chú tâm đến con cái và nhu cầu của chúng.
  • Có thể rất giỏi quản lý tiền bạc dù không phải dễ dàng có được kỹ năng này ngay từ đầu.
  • Có thể cảm thấy phẫn uất, tổn thương, giận dữ người vợ hoặc chồng đã chia tay, mất nhiều thời gian công sức để chống chọi lại những cảm xúc này và ngày càng đắm chìm trong lối sống tiêu cực. Cũng có thể thấy mất mát không gì bù đắp được khi nghĩ lại thời gian hai vợ chồng trong thời gian chung sống.
  • Cha/mẹ đơn thân thường tìm cách giải quyết vấn đề trong quan hệ với con cái nói nhiều cho bằng hết mọi nhẽ và thường giải thích nhiều hơn so với các cặp vợ chồng.
  • Có thể khó tìm được bạn mới. Các nghiên cứu cho thấy đàn ông đơn thân nuôi con thường có khả năng tái hôn hoặc tìm bạn mới nhanh hơn phụ nữ cùng hoàn cảnh.
  • Có thể rất gần gũi con cái và thể hiện các phẩm chất bạn bè với con nhiều hơn các cặp vợ chồng.
  • Có xu hướng bị giằng co giữa công việc và thời gian dành cho con, tuy nhiên điều này cũng đúng đối với gia đình có cả ba lẫn mẹ.
  • Có thể cảm thấy có lỗi vì không thể nuôi dạy con theo kiểu “truyền thống” với cả cha lẫn mẹ.
  • Có thể cảm thấy quá mệt mỏi và kiệt sức vì luôn phải một mình đáp ứng nhu cầu của con cái. Đó là lý do vì sao cần tự tạo ra các mạng lưới hỗ trợ hoặc có kế hoạch an toàn khi cần được giúp đỡ.

Có thể cần phát triển các kỹ năng giúp trẻ thoải mái nói về người cha/ mẹ không sống chung. Có thể con trẻ nhìn nhận cha mẹ bằng con mắt ngây thơ trong sáng, và cho rằng cha mẹ thì chắc chắn không làm gì sai. Tuy nhiên, đối với những cha mẹ đơn thân không nghĩ thế, thật khó để đừng nói điều gì hoặc cố kìm lại để tỏ ý đồng tình với con khi con nói về người kia.

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục  Làm cha mẹ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Giảm cân sau sinh và khi đang cho con bú
Làm cha mẹ 02/11/2018

Hướng dẫn giảm cân sau sinh, lấy lạnh vóc dáng nhanh chóng

Giảm cân sau khi sinh con là 1 trong những đề tài rất được quan tâm cuả các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình giảm cân này bằng những hình thức ăn kiêng quá khắt khe mà nên vận động hợp lý và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

Bữa sáng sau sinh nên ăn gì và ăn khi nào?
Làm cha mẹ 29/01/2019

Bữa sáng nên ăn gì để giảm cân sau sinh?

Một bữa sáng đúng cách và hợp lý sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn: giảm cân, đốt mỡ, v.v… Ngoài ra, việc trang bị những hiểu biết cơ bản về một bữa sáng hợp lý sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;