Xã hội ngày nay đã có cái nhìn cảm thông hơn đối với các bà mẹ đơn thân. Vì nhiều lý do khác nhau, phụ nữ chấp nhận cuộc sống đơn thân, sinh con và nuôi con một mình. Thực tế, việc trở thành một bà mẹ đơn thân chẳng hề dễ dàng. Người phụ nữ phải tự gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình, từ việc kiếm sống, nuôi dưỡng đến dạy dỗ con cái cho đến khi chúng trưởng thành. Một khi bạn đã quyết định làm bà mẹ đơn thân, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần. Bạn cũng phải chuẩn bị kỹ tâm lý cho con để khi lớn lên, chúng không bị phát triển lệch lạc do ảnh hưởng của việc thiếu hình bóng người cha trong gia đình.
Xa rồi cái thời xã hội luôn khắt khe với các gia đình chỉ có cha hoặc bà mẹ đơn thân nuôi dạy con cái. Với quan niệm cởi mở hơn, phụ nữ trong xã hội hiện đại được tự do lựa chọn cách sống của riêng mình. Cha hoặc mẹ có thể chủ động quyết định sống ly thân và nhận quyền nuôi con, hoặc do hoàn cảnh, họ buộc phải ly thân.Theo xu hướng hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ quyết định làm bà mẹ đơn thân và tự mình nuôi con.
Sau khi ly thân, kiểu gia đình trước đây không còn phù hợp. Cuộc sống của các bà mẹ đơn thân trải qua ít nhiều xáo trộn và phải sắp xếp lại cuộc sống cùng với mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cùng góp sức tạo dựng nếp sống mới thông qua những buổi trò chuyện thẳng thắn, lắng nghe nhau nói với thái độ kiên nhẫn và độ lượng.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là nhu cầu của con cái có được đáp ứng đầy đủ hay không, và con cái không bị bỏ bê, dù cha mẹ có trình độ học vấn ra sao.
Khó khăn
Giờ đây, tài chính của gia đình đơn thân thật khó khăn khi chỉ còn một nguồn thu nhập duy nhất. Mặc dù đã được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các gia đình đơn thân vẫn gặp phải không ít bất lợi về mặt xã hội.
Một khi đã quyết định nuôi con một mình, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần. Bạn nên lường trước những tình huống căng thẳng có thể xảy ra, đặc biệt khi con bạn lớn lên với hình ảnh người mẹ gánh vác luôn cả vai trò làm cha trong gia đình. Những lúc như thế, gia đình, họ hàng, bạn bè, tổ chức - đoàn thể xã hội có thể là nơi bạn nhờ cậy tới sự giúp đỡ.
Sau khi ly thân
Lúc này bà mẹ đơn thân phải tự quyết định việc nuôi dạy con. Họ cũng có thể thảo luận với bọn trẻ mọi chuyện, từ việc ăn uống, tổ chức các hoạt động vui chơi trong hè hay đi du lịch đâu đó lúc rảnh rỗi. Dĩ nhiên, bọn trẻ sẽ thấy hứng thú vì chúng có cảm giác được làm người lớn, có trách nhiệm với những việc chúng làm. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có những rắc rối riêng. Vẫn cần có ranh giới rõ rệt giữa việc để con cái tham gia bàn luận với việc cha/mẹ vẫn là người ra quyết định cuối cùng.
Trút bỏ gánh nặng áp lực
Ly thân thực sự giải thoát cho những ai từng chịu cảnh bạo hành gia đình, có chồng say xỉn, nghiện hút hoặc nhiễm các thói hư tật xấu khác. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn khác nếu một trong hai người, vợ hoặc chồng, đột ngột bỏ đi hay qua đời thì nỗi đau sẽ khó mà nguôi ngoai, thậm chí kéo dài không biết đến bao giờ.
Nên nhớ trẻ được nuôi dạy bởi cha hoặc mẹ luôn yêu thương và có trách nhiệm với chúng bao giờ cũng phát triển hoàn thiện hơn so với cha mẹ gặp rắc rối trong hôn nhân.
Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý có thể là một cách hay giúp các thành viên trong gia đình đơn thân dần dần quen với thay đổi lớn này. Dù là máu mủ ruột thịt với nhau, mỗi đứa con là một cá thể độc lập có cá tính, cách thể hiện tình cảm riêng, theo đó mỗi đứa có thể có những phản ứng khác nhau khi gia đình cũ buộc phải ly tán và thành gia đình đơn thân.
Đừng cho rằng con không nói gì nghĩa là mọi việc đang ổn thỏa đối với con. Nếu trẻ có những thay đổi trong hành vi, học hành, thói quen ăn ngủ, và có vẻ uể oải, thì có nghĩa trẻ đang chịu căng thẳng về cảm xúc. Trong trường hợp này bạn cũng có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.
Trách nhiệm của trẻ trong gia đình đơn thân
Sau khi ly thân, các ông bố bà mẹ lập tức lao vào làm việc cật lực để tổ chức, sắp xếp lại cuộc sống mới. Đương nhiên trẻ sống với cha, bà mẹ đơn thân cũng phải làm việc nhà nhiều hơn, có trách nhiệm lớn hơn trẻ bình thường. Đây chính là động lực giúp trẻ nâng cao khả năng độc lập và kỹ năng sống bằng cách quan sát và nhận biết xem mình cần phải làm gì. Ngược lại, so với các bạn cùng trang lứa, trẻ cũng chịu thiệt thòi bởi vì có thêm trách nhiệm nghĩa là ít đi thời gian rảnh rỗi. Nếu trẻ không được bay nhảy, vui chơi, tập tành thể thao với bạn bè, dần dần cũng có thể sinh chuyện.
Mặt hay và mặt dở
Không phải khi trẻ có ý kiến trong gia đình thì đến trường bao giờ trẻ cũng được tôn trọng như vậy. Vì vậy, cha/mẹ cần giữ liên lạc với nhà trường và những người có liên quan trong việc nuôi dạy trẻ.
Trẻ sống trong các gia đình đơn thân thường có mức độ chín chắn, tự lực và trách nhiệm cao hơn những em sống trong các gia đình bình thường. Cha, bà mẹ đơn thân có xu hướng gần gũi con cái, nhất là khi đó là con một.
Dù có nhiều ý kiến thực tế đóng góp với cha mẹ, nên nhớ rằng không nên để trẻ trở thành bạn tâm giao hay nhà tư vấn cho họ. Cha mẹ để con cái cảm thấy gần gũi và gắn bó tình cảm với mình là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên có những lúc họ cần phải đặt giới hạn hoạt động cho con trẻ đang còn ở tuổi phụ thuộc và chúng sẽ biết chúng được phép làm gì!
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Làm cha mẹ