Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Cho bé chơi với mèo cưng

Cho bé chơi với mèo cưng

Mèo là một thú cưng tuyệt vời cho bé và cho cả gia đình. Nuôi mèo trong nhà là bạn đã tìm bạn cho con mình, có cơ hội dạy bé cách kết thân với mèo, chăm sóc mèo mà không bị chúng cào. Bé sẽ học được cách giữ gìn vệ sinh cơ thể sau khi giúp bạn dọn dẹp ổ mèo và biết tôn trọng sự riêng tư của chúng nữa.

Nếu bạn muốn bé có một thú cưng đầu tiên, mèo là một lựa chọn tuyệt vời vì nuôi chúng dễ hơn nhiều so với chó, chúng độc lập, không cần nhiều sự quan tâm chú ý và không chiếm nhiều thời gian của bạn. Điều đầu tiên có thể làm bạn thấy hứng thú với việc tìm cho bé một chú mèo đó là mèo ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày! Cùng Huggies tìm hiểu cách chăm sóc cũng như dạy bé chơi với mèo cưng nhé!

Tham khảo: An toàn cho trẻ em

Sự hấp dẫn của mèo cưng

Bé sẽ thấy thích mê vì chú mèo quá hấp dẫn - chúng nhỏ xíu, dễ thương và rất thích âu yếm. Nhưng hãy cẩn thận khi chăm sóc thú cưng, nếu không biết cách chơi với mèo, chúng có thể cắn hoặc cào, gây ra những vết thương khó chịu cho bé. Hãy áp dụng một vài nguyên tắc vàng khi chăm sóc thú cưng là mèo sau đây để đảm bảo bé có thể chơi an toàn với mèo.

Dạy bé hiểu mèo không phải đồ chơi

Nhất định phải cho bé biết rằng con mèo không phải là đồ chơi, chúng là những sinh vật, chúng cũng biết đau giống như chúng ta vậy. Vì lý do này, tốt nhất, trẻ em dưới sáu tuổi không được phép nhận nuôi mèo bởi vì bé còn quá nhỏ để hiểu được cách làm cho mèo thoải mái và an toàn. Bé không biết được khi nào con mèo trở nên kích động và sắp cắn.

Trẻ em lớn hơn sáu tuổi chỉ được phép nhận mèo dưới sự giám sát của ba mẹ. Hãy cho bé ngồi xuống sàn nhà để vỗ về, chơi đùa với mèo. Nói với bé rằng rằng nếu con mèo muốn bỏ đi, hãy để cho nó đi thay vì cố gắng để bắt nó lại.

Kết thân với mèo

Lúc chơi đùa là thời điểm hoàn hảo để bạn dạy bé kết thân với bạn mèo nhỏ trở thành một người bạn cho con mình, giúp bé hiểu rõ hơn về bản năng và ngôn ngữ cơ thể của mèo. Đừng dạy bé chơi những trò khiến cho mèo bị kích động và quào hoặc chụp những ngón tay. Mèo – người bạn cho con của bạn rất thích chơi với hộp, túi giấy và quả bóng bàn (những đồ chơi cực rẻ tiền. Tuyệt!)

Chăm sóc cho mèo

Hãy cho bé tham gia vào việc chăm sóc ổ mèo. Bé nhỏ có thể chăm sóc thú cưng bằng cách thay chén nước cho mèo, trong khi bé lớn có thể chải lông hay thay chậu xỉ cho mèo. Nhân cơ hội này, hãy dạy bé về vệ sinh cơ bản, luôn rửa tay sau khi vuốt ve mèo, nhất là sau khi dọn dẹp chậu xỉ của chúng.

Tạo cơ hội cho cả gia đình mang mèo đi bác sĩ thú y. Đây là dịp thích hợp để bé học hỏi về sức khỏe động vật và cách chăm sóc thú cưng. Thêm vào đó, bé sẽ hiểu thêm về vai trò của các bác sĩ thú y đối với thú cưng (giống như các bác sĩ cho người vậy!).

Cắt móng vuốt mèo của bạn để nếu bé có chẳng may bị cào, vết thương cũng sẽ không quá sâu. Bác sĩ thú y của bạn có thể giúp bạn, nhưng nếu bạn có một con mèo cực kì hiền lành, bạn cũng có thể tự làm ở nhà. Vỗ về cho mèo cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng cầm 1 chân của mèo và nâng lên. Dùng ngón cái và ngón trỏ của bạn, ép nhẹ ngón chân mèo, bạn sẽ thấy các ngón chân chú ta duỗi ra và thật dễ dàng cho bạn tỉa tót bộ móng chân của chúng. Hãy dùng kềm cắt nhỏ, nếu không có, bạn cũng có thể dùng đồ cắt móng tay móng chân của người. Điều quan trọng nhất là bạn phải tránh các mạch máu màu hồng chạy bên trong móng chân của mèo. Nếu bạn không thể thấy các mạch máu, hãy hỏi hoặc nhờ bác sĩ thú y làm việc đó.

Chuẩn bị cho mèo một nơi thư giãn

Hãy chắc chắn rằng mèo có một nơi an toàn và riêng tư để nó có thể chui vào đó bất cứ lúc nào nó muốn. Hãy trang bị cho mèo của bạn 1 chiếc ổ, khay để đi vệ sinh, chén thức ăn và nước uống và đặt chúng xa tầm tay của bé. Bạn có thể dùng cửa ngăn để hạn chế sự tiếp cận của bé với ổ mèo. Hãy dạy cho bé tôn trọng sự riêng tư của con mèo và chỉ chơi đùa, vuốt ve mèo khi nó tự đến với bé và tuyệt đối không làm ngược lại.

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Làm cha mẹ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Giảm cân sau sinh và khi đang cho con bú
Làm cha mẹ 02/11/2018

Hướng dẫn giảm cân sau sinh, lấy lạnh vóc dáng nhanh chóng

Giảm cân sau khi sinh con là 1 trong những đề tài rất được quan tâm cuả các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình giảm cân này bằng những hình thức ăn kiêng quá khắt khe mà nên vận động hợp lý và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

Bữa sáng sau sinh nên ăn gì và ăn khi nào?
Làm cha mẹ 29/01/2019

Bữa sáng nên ăn gì để giảm cân sau sinh?

Một bữa sáng đúng cách và hợp lý sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn: giảm cân, đốt mỡ, v.v… Ngoài ra, việc trang bị những hiểu biết cơ bản về một bữa sáng hợp lý sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;