Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cách giữ an toàn cho bé đang tuổi vận động khi ở nhà

Cách giữ an toàn cho bé khi vận động khi ở nhà

So với trẻ sơ sinh, một đứa trẻ đã biết lật, biết bò hay đang chập chững tập đi sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn. Vì vậy, đây là lúc nghĩ đến cách giảm nguy cơ tai nạn cho bé. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay những cách giữ an toàn cho bé trong bài viết dưới đây nhé!

Việc bố mẹ cần làm

Bạn cần có một số thay đổi để giữ an toàn cho bé. Bé chỉ hiểu được tầm quan trọng của an toàn khi lớn hơn nên bạn sẽ là người thiết lập những nền tảng về an toàn cho bé trong những năm đầu đời.

Không bao giờ để bé ở nhà một mình hoặc với một người anh em của bé hoặc với các loại thú nuôi.

Tối là lúc thường gặp tai nạn bởi bạn đang mệt mỏi và bận rộn. Hãy ưu tiên lo cho sự an toàn của bé.

Bạn cần biết cách sơ cứu và có bộ dụng cụ sơ cứu ở nhà. Rất có thể bạn không cần dùng đến những thứ này nhưng có sẵn vẫn tốt hơn.

Ăn mặc hợp lý cho bé. Với một em bé đang tuổi vận động tốt nhất không nên dùng khăn choàng cổ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể gây nguy hiểm.

Hiểu về cách giữ an toàn cho bé đang tuổi vận động

Bạn có thể làm nhiều thứ để nhà bạn an toàn khi bé bắt đầu biết bò hoặc tập đi. Nhưng tốt nhất để bắt đầu là hãy nhìn xung quanh theo cách của bé. Hãy cúi xuống thấp cỡ bé và nhìn quanh sàn và tường ở mỗi phòng. Sau đó nhìn lên cao khoảng một mét xem có gì nguy hiểm để thay đổi cho an toàn.

Một điều quan trọng khác trong việc giữ an toàn cho bé đang tuổi vận động là dạy bé hiểu giá trị của từ "Không". Bạn có thể tập cho bé quen với việc không nên sờ vào một số đồ vật. Lúc đầu bé còn quá nhỏ để hiểu tại sao không thể đụng vào hoặc chơi với những gì bé tiếp xúc. Đó là điều bé nên bắt đầu học từ sớm.

Giữ an toàn trong nhà bếp

Dưới 9 tuổi bé không được làm bất kỳ những điều sau đây:

Vào bếp không có sự giám sát trực tiếp của bạn (bạn nên lắp đặt cổng an toàn trong những năm đầu).

Đến gần lò nướng. Bạn có thể làm mẫu cho bé thấy sự nguy hiểm bằng cách giả vờ sờ vào lò và la lớn: "Á! Nóng quá!" cho bé biết lò là vật nguy hiểm.

Đến gần mặt bếp hoặc sờ vào bất cứ thứ gì trên đó.

Cho bất cứ thứ gì vào miệng mà bạn chưa cho phép.

Giữ an toàn cho bé trong nhà bếp

Quy tắc an toàn

Luôn để tay nắm nồi và chảo quay vô trong và để xa cửa bếp lò.

Lắp chốt ngăn trẻ em trên các ngăn kéo và tủ. Một số bé nghịch ngợm sẽ tìm cách đến gần những cái chốt ấy nên bạn phải để mọi thứ lên cao. Một gợi ý là lắp một ngăn kéo đựng đồ chơi vừa tầm với bé. Một cái bát bằng vật liệu không vỡ và cái thìa gỗ có thể là món đồ chơi thích thú cho bé.

Đóng chặt mấy cái thùng. Trẻ con thường rất thích mấy chiếc thùng rác. Không chỉ nguy hiểm, bé còn có thể tạo ra một mớ rác rưởi hỗn độn. Hãy đặt thùng rác ở nơi nào đó bé không thể đến gần hoặc gắn chốt chặn trẻ em trên thùng để bé không mở được.

Không bao giờ cho bé ngồi trên mặt quầy bếp hoặc mặt ghế trong bếp.

Để các chất lỏng nóng xa tầm tay bé, hoặc chỉ làm những thứ này lúc bé ngủ, khi bé không chơi ở gần đó.

Đặt các túi nhựa lên cao xa tầm tay bé.

Không bao giờ đặt ghế đẩu gần nơi bé có thể trèo lên.

Đặt tất cả các loại dây, cáp điện xa tầm tay bé.

Nếu bạn làm đổ thứ gì trên sàn nhà, hãy lau ngay để tránh trượt ngã.

Cất các chất tẩy rửa và đánh bóng trong một cái tủ cao và luôn cài chặt chốt cửa.

Giữ an toàn trong nhà tắm

Không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm cho đến khi bé năm tuổi.

Cài đặt nhiệt độ nước trong nhà bằng hoặc thấp hơn 48 độ C. Nhớ tắt vòi nước nóng trước mới đến vòi nước lạnh để bé không bị phỏng.

Đặt một lớp bảo vệ trên vòi tắm để bé không bị thương nếu vấp ngã trong bồn hoặc chạm vào khi vòi còn nóng.

Đặt thảm chống trượt dưới đáy bồn để bé không bị ngã và đập đầu.

Tháo các thiết bị điện khỏi phòng tắm khi bé ở đó hoặc để những thứ ấy trong một cái tủ trên cao ngoài tầm tay bé.

Giữ an toàn ở cửa ra vào và cửa sổ

Khóa cửa sổ - nhất là những cửa sổ tầng trên.

Dùng loại chốt cửa ngăn các cửa sổ mở rộng hơn 10 cm, đặc biệt là trong các khu căn hộ và cửa sổ tầng hai.

Không để ghế hoặc đồ vật gần cửa sổ để bé leo lên.

Để cửa không sập lại làm kẹt tay bé, hãy đặt một chiếc khăn trên đầu cửa để giữ cửa khép hờ.

Hãy dùng vật chặn cửa để cửa không sập lại đột ngột.

Dạy bé không để ngón tay gần bản lề cửa.

Lưu ý chung

Các loại dây khó nhìn thấy và rèm cửa phải được treo lên xa tầm tay bé.

Đặt các đồ vật dễ vỡ trên cao và xa tầm tay bé.

Dùng đồ đạc che những ổ điện lại, hoặc dùng đồ che ổ cắm.

Để những các loại nước tẩy rửa, dung dịch dùng cho máy rửa chén lên cao trong tủ chỉ người lớn mới mở được.

Đặt các loại thuốc, bình xịt, sản phẩm dùng cho tóc, dao cạo và hoá chất trong một loại tủ trẻ em không mở được.

Dùng thảm chống trượt ở mặt sau để bé không trượt ngã.

Các thiết bị điện tử luôn tiềm ẩn nguy hiểm với trẻ em. Ngay cả khi ti-vi plasma được bắt vít chặt vào tường, nó vẫn có thể rơi vào một đứa trẻ.

Không nên dùng khăn trải bàn hoặc những gì lòng thòng trên đồ đạc cho đến khi bé đủ lớn để biết không nên sờ vào những thứ đó.

Nếu bàn hoặc ghế có cạnh sắc nhọn, bạn có thể bọc nệm lại. Đóng chặt kệ sách và các loại tủ vào tường vì bé có thể trèo lên làm đổ.

Cách giữ bé an toàn

Tư vấn về cách giữ an toàn cho bé

Bệnh viện Nhi đồng

Các hiệp hội về Sức khỏe Trẻ em và thanh thiếu niên

Giữ trẻ an toàn

Cảnh báo Dị ứng trên quần áo trẻ em

Kỹ năng bơi lội và an toàn dưới nước dạy cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi – các Trung tâm bơi lội

Giường an toàn cho bé - các shop chuyên về vật dụng cho mẹ và bé

Hội Trẻ em an toàn

Người tiêu dùng trực tuyến: Sản phẩm thu hồi và cảnh báo an toàn

Sơ cứu gia đình

Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;