Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cha mẹ của trẻ sơ sinh

Cha mẹ của trẻ sơ sinh

Việc một đứa trẻ mới ra đời sẽ đem lại sự bận rộn, phấn khích và nhiều cảm giác mới mẻ ở cha mẹ, đặc biệt là những người làm cha làm mẹ lần đầu. Không phải là chỉ có niềm vui. Đôi khi bạn sẽ gặp những khó khăn để làm quen, hiểu và yêu thương bé hơn. Do vậy, cần có sự chuẩn bị sẵn sàng và những hiểu biết về những gì mà cả bố mẹ cùng bé sẽ phải tiếp cận và đối mặt. Đây là một giai đoạn quan trọng, mở đầu cho quãng đời chung sống lâu dài sau này giữa cha mẹ và con cái. Cùng Huggies tìm hiểu kỹ hơn về giai đoạn này trong bài viết dưới đây. 

Làm quen

Việc trở thành bố mẹ là một bước ngoặt lớn về tâm lý, đặc biệt là khi sinh con đầu lòng.

Bạn cần phải có thời gian để làm quen với bé cũng như những trách nhiệm, thói quen, ràng buộc có liên quan đến bé. Đây là thời điểm bắt đầu của một mối quan hệ suốt đời. Các tháng đầu là thời gian kỳ diệu khi bạn ngắm nhìn đứa con bé bỏng lớn lên.

 Rất nhiều phụ nữ "phải lòng" ngay lập tức với con và có thể dành hàng giờ mỗi ngày trong tuần và cả tháng sau khi con ra đời chỉ để ngắm nhìn sản phẩm hoàn hảo của họ.

Cường độ, tình yêu và cảm giác che chở có thể mạnh tới mức thậm chí có một số bà mẹ trở nên lo âu nếu họ xa con chỉ trong vài phút.

Mối liên kết đòi hỏi thời gian

Nhưng sợi dây tình cảm này không phải ai cũng có được ngay khi trẻ vừa sinh ra, đôi khi xét về mặt y học hoặc do các lý do khác, một trong hai người hoặc cả bố lẫn mẹ sẽ không thể dành tất cả thời gian ở với con được.

Trong những trường hợp khác, bố mẹ (cụ thể là người làm mẹ lần đầu) có thể cảm thấy sốc một chút sau khi sinh hoặc thất vọng một chút về mọi thứ. Đây cũng là những phản ứng hết sức tự nhiên.

Không cẩn phải day dứt nếu bạn không có cảm giác yêu thương hay gắn bó một cách tức thì, bạn không thể ép buộc tạo ra sự liên kết. Chúng ta luôn cần thời gian để phát triển mối quan hệ với những người mới trong cuộc đời chúng ta, kể cả con là điều hết sức bình thường.

Trở thành người chăm sóc chính qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng và dần dần biết lý do con khóc, nhu cầu của con và tính cách cá nhân của đứa trẻ là cách tốt nhất cho một mối quan hệ chân thực, sâu sắc được phát triển giữa cha mẹ và con cái.

Nhớ ôm con thật nhiều, giao tiếp bằng mắt và khi đó, bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi cuộc đời mà không có bé.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy sau vài tuần trôi qua mà vẫn chưa cảm thấy gần gũi hơn với con, đừng khó chịu hoặc xấu hổ khi nói điều đó với bác sĩ hoặc người chăm sóc trẻ sơ sinh. 

Đôi khi, đó là dấu hiệu của trầm cảm sau khi sinh (nguy cơ có thật và là một bệnh), đôi khi điều này có nghĩa là bạn cần được hỗ trợ nhiều hơn. Không rõ lý do, nó vẫn xảy ra với một số ông bố bà mẹ và cần phải tìm kiếm những lời khuyên sớm nhất.

Những ngày đầu tiên

Làm quen với bé trong những ngày đầu tiên

Những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời, bạn thường bận rộn với khách khứa, sự phấn khích, việc học cách cho con bú; có quá nhiều thứ phải đối phó sau 9 tháng mang bầu và đặc biệt là đòi hỏi thể chất cho sinh nở. 

Rồi sau đó, do sự gia tăng của các nội tiết tố, các bà mẹ mới sinh thường dễ xúc động và hay khóc (hiện tượng này gọi là baby blues- tình trạng trầm trọng của hội chứng trầm cảm sau khi sinh) vào ngày thứ ba.

Trong bối cảnh hỗn loạn của những ngày đầu tiên, đứa con mới có lẽ sẽ được ở với bạn liên tục, vì vậy bạn vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội để chiêm ngưỡng những ngón tay và ngón chân nhỏ xíu của nó và biết về bé rõ hơn.

Đừng nên một mình "chiến đấu" với tất cả những thứ mới mẻ này; nếu bạn ở trong bệnh viện, hãy sử dụng sự giúp đỡ và các lời khuyên xung quanh, qua đó bạn có thể học hỏi thêm về cách cho bú, tắm cho con, thay đồ, giải quyết vấn đề và chăm sóc bé hằng ngày.

Nếu bạn sinh ở nhà hoặc rời bệnh viện sớm, hầu hết các địa phương đều có dịch vụ chăm sóc tận nhà, do vậy bạn có thể nhờ sự giúp đỡ và học được cách chăm sóc cho đứa con mới có.

Cũng có thể có một vài cộng đồng có nguồn lực sẵn sàng giúp đỡ, đó có thể là hội bố mẹ tương trợ miễn phí, hiệp hội hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và các y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại địa phương, người chăm sóc có thể  sẽ cung cấp cho bạn một số tờ rơi, tờ gấp hoặc các tài liệu có thông tin cần thiết.

Bạn cũng có thể nhận được một bản ghi chú để theo dõi tình trạng của con (với tên gọi Sách Xanh ở một số địa phương, mặc dù nó có thể màu tím, đỏ hoặc bất kỳ màu gì khác tùy theo năm). Đấy là một cuốn sách quan trọng và giúp lưu trữ thông tin trong năm về chủng ngừa, phát triển, bác sĩ thăm khám và có thể là các sự kiện quan trọng của bé.

Sự thay đổi về thể chất

Cũng như mẹ, sau khi được sinh ra bé cũng cần vài tuần đề hổi phục sức khỏe. 

Mất khoảng một tới ba tuần để cuống rốn của bé tự khô lại và rơi ra. Bạn không nên kéo nó ra, cố gắng giữ cho nó thật khô và sạch. Nên giữ uống rốn ở phía ngoài bỉm quần hoặc tã giấy để nó có thể tiếp xúc với không khí, nhanh khô và rụng đi.

Làn da hoàn hảo của bé cũng  có thể bị mọc những mụn nhỏ màu trắng giống như mụn trứng cá, xuất hiện sau sinh một tuần hoặc hơn. Những mụn này là kết quả hoạt động của kích thích tố, được gọi là Milia sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần.

Bé có thể thừa da ở một vài chỗ, thậm chí có một chút vảy. Bé cũng có thể có lông tơ trên ngực và cổ, đó là di sản từ khi bé nằm ở trong tử cung.

Khi bé ổn định hơn, các vết thâm tím trên cơ thể từ khi sinh sẽ trở lại bình thường, các bọng trên tai và mắt bé cũng sẽ biến mất.

Con bạn sẽ dần dần rụng  hầu hết tóc sơ sinh (nếu có), và  tóc vĩnh viễn sẽ mọc lên 3-4 tháng sau đó (mặc dù con gái lớn của tôi gần 3 tháng trước đó đã mọc đầy tóc trên đầu).

Hầu hết các trẻ sơ sinh da trắng có mắt màu xanh khi sinh ra, trong khi các em bé có nguồn gốc châu Á hoặc châu Phi có mắt nâu. Sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, con ngươi mắt bé sẽ dần thay đổi về màu mắt vĩnh viễn.

Tiếp xúc với ánh sáng cũng thay đổi màu mắt ở một số người, do vậy mắt của con bạn thậm chí cũng có thể thay đổi một cách tinh tế khi đã trưởng thành hoặc sau đó nữa. Và mặc dù màu mắt mang tính di truyền, giống như màu da, đó là do yếu tố "gen"- có nghĩa là nó được quyết định bởi vài loại gen khác nhau, nên con bạn có thể có tất cả các biến đổi thú vị về màu da.

Giao tiếp với con

Học cách giao tiếp với bé

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng trẻ sơ sinh sẽ nhận ra  giọng nói quen thuộc và quay về hướng đó (cụ thể là giọng của mẹ) từ khi sinh ra.

Rất nhiều người làm cha làm mẹ lần đầu đã tự nhiên biết cách giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với giọng có âm vực cao hoặc là những lời thì thầm. Đây là cách hoàn hảo để giao tiếp với con.

Con có thể nhìn chằm chằm vào mắt bạn hàng phút đồng hồ, bạn có lẽ cũng sẽ thấy rằng mình tự nhiên có thể bế con trong vòng tay với khoảng cách 20-30 cm, khoảng cách lý tưởng để con có thể tập trung vào khuôn mặt bạn. 

Khuôn mặt người có sự tương tác sẽ là thứ bé thích nhìn nhất (bé có thể không thể hiện nhiều sự thích thú đối với các bức ảnh). Bé cũng sẽ bị hấp dẫn nhiều hơn bởi các màu sắc tương phản, như đen với trắng hoặc sáng chứ không phải là các màu trung tính.

Có vẻ như em bé không bao giờ thức trong một vài ngày đầu tiên sau sinh, nhưng cũng  đừng lo lắng, bé sẽ sớm thức dậy khoảng 2-3h và khóc đòi ăn.

Trẻ sơ sinh luôn luôn ngủ rất nhiều, lý tưởng nhất là bé ngủ 16-18 tiếng/ngày. Mặc dù vậy, bé cũng nhiều lần thức dậy trong khoảng thời gian  đó, do vậy, bé cũng không ngủ quá lâu.

Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của trẻ sơ sinh. Sau một tuần hoặc nhiều hơn, nhiều bố mẹ lo lắng về việc trẻ khóc suốt ngày. Cũng cần phải nhắc lại rằng, trẻ sơ sinh khóc cho tất cả các nhu cầu trong vòng 1-4 giờ/ngày. Nhưng để tìm một số lưu ý, kiểm tra tại hướng dẫn để an ủi con khóc.

Trong vòng vài tháng, cuộc sống của bạn có thể bị xáo trộn với việc cho bú, hiện tượng "ợ", thay tã hoặc bỉm, "lừa" cho bé ngủ và an ủi khi bé khóc. Những việc này sẽ cứ lặp đi lặp lại mãi trong ngày, đôi khi sẽ khiến bạn mệt mỏi và nhàm chán.

Mặc dù đó có thể là thời gian kiệt sức và đầy xúc cảm, nhưng nó cũng sẽ sớm qua đi, chỉ trong vòng vài tháng. Con bạn sẽ không thể là trẻ sơ sinh mãi được. Đừng quên tận hưởng trọn vẹn thời gian này để tìm hiểu về tình mẹ con, thói quen của bé và bắt đầu yêu thương bé - đó là thời gian bắt đầu cuộc sống cùng nhau suốt cuộc đời.

Fran Molly- Phóng viên và mẹ 4 con.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;