Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Đồ ăn nhẹ thông minh cho răng miệng khỏe mạnh

Đồ ăn nhẹ thông minh cho răng miệng khỏe mạnh

Thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng cho trẻ. Vì vậy thiết kế một bữa ăn thông minh, đảm bảo đầy đủ chất cho bé nhưng hạn chế được sâu răng là vấn đề cần quan tâm của các bậc cha mẹ. 

Điều gì không tốt ở đồ ăn nhẹ có đường?

Đồ ăn nhẹ có đường khá là ngon - tuy nhiên nó không tốt cho răng và cơ thể của bạn. Kẹo, bánh ngọt, bánh quy và các loại thực phẩm có đường khác mà trẻ em thích ăn giữa các bữa có thể gây sâu răng. Một số thực phẩm ngọt có chứa nhiều chất béo. Những đứa trẻ ăn đồ ăn nhẹ có đường sẽ hấp thu nhiều loại đường khác nhau mỗi ngày, bao gồm cả đường mía (sucrose) và đường ngô (fructose). Đồ ăn nhẹ giàu tinh bột cũng có thể bị các men tiêu hóa trong miệng phân giải thành đường.

Đường tấn công răng của bạn như thế nào?

Vi khuẩn luôn sống trong miệng của bạn. Một số các vi khuẩn tạo thành mảng bám trên bề mặt của răng. Khi bạn ăn đường, các vi khuẩn trong miệng của bạn biến đường thành axit. Các axit có khả năng hòa tan men răng. Khi đó tình trạng sâu răng bắt đầu. Nếu bạn không ăn nhiều đường, vi khuẩn không thể sản sinh nhiều axit ăn mòn men răng.

Làm thế nào thiết kế một bữa ăn nhẹ thông minh để hạn chế  sâu răng?

Trước khi bắt đầu một bữa ăn nhẹ, hãy tự hỏi thực phẩm mà bạn đã lựa chọn có chứa những gì? Có thành phần đường trong đó không? Nếu có, bạn cần xem xét lại. Thay thế một đồ ăn khác sẽ tốt hơn cho răng của bạn. Lưu ý rằng một số loại bánh kẹo có thể “có hại” nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Mút hoặc nhai kẹo làm cho đường tiếp xúc với bề mặt của răng nhiều hơn. Bởi vì đồ ăn nhẹ lưu lại trong miệng của bạn lâu hơn nên chúng làm cho răng bạn tiếp xúc với đường nhiều hơn.

Bạn cũng nên suy nghĩ về việc khi nào ăn và mức độ thường xuyên ăn đồ ăn nhẹ. Bạn nhấm nháp đồ ăn nhẹ có đường nhiều lần trong ngày, hay bạn thường chỉ có món tráng miệng sau bữa ăn tối ? Axit hình thành trong miệng của bạn mỗi khi bạn ăn một bữa ăn nhẹ có đường. Các axit tiếp tục ảnh hưởng đến răng của bạn ít nhất 20 phút trước khi được trung hòa. Vì vậy, nên ít ăn đồ ăn nhẹ có đường trong ngày để giảm khả năng gây sâu răng của vi khuẩn.

Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt, tốt nhất là ăn như món tráng miệng sau bữa ăn chính thay vì ăn nhiều lần trong ngày giữa các bữa ăn. Sau khi ăn đồ ngọt- trong bất kỳ bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ- bạn cần phải đánh răng kỹ bằng kem đánh răng có flour.

Khi ăn đồ ăn nhẹ, bạn cần phải suy nghĩ về:

  • Số lần bạn ăn đồ ăn nhẹ có đường trong một ngày.
  • Các thực phẩm có đường lưu lại trong miệng của bạn bao nhiêu lâu?
  • Các kết cấu của thực phẩm có đường (độ dai, độ dính).

Nếu bạn cần ăn nhẹ sau giờ học, trước khi đi ngủ, hoặc khi nào đó trong ngày, nên chọn một thực phẩm mà không có nhiều đường hay chất béo. Có rất nhiều món ăn nhẹ hấp dẫn mà ít gây hại cho răng và cơ thể của bạn  hơn các loại thực phẩm có đường và ít giá trị dinh dưỡng. Đó chính là món ăn thông minh!

Sử dụng thực phẩm ít chất béo như rau sống, trái cây tươi, hoặc bánh ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì là sự lựa chọn thông minh. Nên ăn các loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi sâu răng và các bệnh khác. Khi bạn ăn bữa ăn nhẹ, nên chọn thức ăn không có đường, các loại thực phẩm ăn nhẹ ít chất béo từ các nhóm thực phẩm cơ bản trong danh sách của riêng bạn.

Làm thế nào bạn lựa chọn được bữa ăn nhẹ thông minh?

Chọn nhiều loại thức ăn từ các nhóm: trái cây tươi và rau sống.

Các loại quả:

  • Cam.
  • Bưởi.
  • Các loại dưa.
  • Dứa.
  • Lê.
  • Quýt.
  • Bông cải xanh.
  • Cần tây.
  • Cà rốt.
  • Dưa chuột.
  • Cà chua.
  • Trái cây và nước rau ép không đường.
  • Trái cây đóng hộp trong nước ép tự nhiên.
  • Ngũ cốc.
  • Bánh mì.
  • Bánh mì tròn.
  • Ngũ cốc không đường.
  • Bắp rang bơ.
  • Khoai tây Tortilla (nướng, không chiên).
  • Bánh quy mặn (ít muối).
  • Mì ống.
  • Bánh giòn Plain.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Sữa không có hoặc có hàm lượng chất béo thấp.
  • Sữa chua không có hoặc có hàm lượng chất béo thấp.
  • Pho mát không có hoặc có hàm lượng chất béo thấp.
  • Thịt, các loại hạt và hạt giống.
  • Gà.
  • Gà tây.
  • Thịt cắt lát.
  • Hạt bí ngô.
  • Hạt hướng dương.
  • Quả hạch.
  •  ...

Đồ ăn nhẹ kết hợp các loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau

  • Pizza.
  • Tacos (một loại bánh xuất xứ từ Mê-hi-cô, có vỏ bánh tròn mỏng làm từ ngô/bắp hoặc lúa mạch, nhân bánh làm từ thịt bằm và rau xắt mỏng. Bánh có 2 loại: giòn (hard taco) hoặc mềm (soft taco)).

Ghi nhớ:

  • Ít chọn thực phẩm có đường.
  • Tránh đồ ngọt giữa các bữa ăn.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm ít hoặc không có chất béo từ các nhóm thực phẩm cơ bản.
  • Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluor sau khi ăn.

Ghi chú:

Các loại thực phẩm liệt kê trên vẫn chưa được kiểm chứng mức độ gây sâu răng.Tuy nhiên, nghiên cứu ngày nay chỉ ra rằng chúng ít có khả năng gây ra sâu răng hơn các thực phẩm chứa nhiều đường mà trẻ em thường ăn giữa các bữa ăn.

Kẹo không phải là thủ phạm duy nhất gây sâu răng. Các loại thực phẩm như bánh pizza, bánh mì và bánh hamburger cũng có thể chứa các loại đường. Bạn cần kiểm tra nhãn thực phẩm. Nhãn thực phẩm trên bao bì xác định hàm lượng đường và chất béo trên bảng thành phần dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng đường nâu, mật ong, mật đường và xi-rô, đường ăn không tinh chế cũng bị vi khuẩn biến thành axit. Vì vậy, những thực phẩm này cũng có khả năng gây tổn hại cho răng.

Các bữa ăn và đồ ăn nhẹ của con bạn nên bao gồm nhiều loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm cơ bản, bao gồm cả trái cây và rau, ngũ cốc, bánh mì và các sản phẩm từ ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa và thịt, các loại hạt và hạt giống. Một số loại thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng cao hơn những thực phẩm khác giúp sự tăng trưởng và phát triển của trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, lưu ý rằng thậm chí một số loại trái cây tươi, nếu ăn quá nhiều, có thể gây sâu răng. Trẻ em nên đánh răng với kem đánh răng chứa flour sau khi ăn nhẹ và ăn chính.

Lưu ý: những khuyến nghị chung trên có thể được điều chỉnh đối với những trẻ có chế độ ăn đặc biệt vì bệnh lý hoặc có chế độ dinh dưỡng khác  thường.

Bài viết này đã được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu Răng hàm mặt .

Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để biết thêm thông tin xem Bé mọc răng hoặc Chăm sóc bé

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;