Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bệnh ho, cảm lạnh và một số bệnh khác của bé

Bệnh ho, cảm lạnh và một số bệnh khác của bé

Dưới đây là bảng tham khảo về một số bệnh thường gặp ở trẻ em để giúp bạn nhận biết và xử lý khi trẻ bị bệnh.

Tên bệnh

Triệu chứng

Điều trị

Viêm cuống phổi

* Thường ảnh hưởng 12 tháng đầu tiên của trẻ

* Nhiễm khuẩn hô hấp

* Lây truyền khi ho, hắt hơi và tiếp xúc trực tiếp ( Ví dụ qua khăn giấy)

 

 

* Sổ mũi, hắt hơi và sốt

* Vài ngày sau chuyển sang ho

* Thở khò khè

* Khó thở khi thở, ngực trẻ chuyển động lên xuống mạnh hơn bình thường

 

*Đi khám bác sĩ

* Nếu trẻ thấy khó thở, hãy tìm đến cơ sở y tế gấp

Bệnh thủy đậu (trái rạ)

* Rất dễ lây lan

* Lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vết thương hoặc nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi

* Có thể lây cho người khác 2 ngày trước khi các nốt thủy đậu bắt đầu nổi

*Thời gian ủ bệnh từ 10-21 ngày sau khi nhiễm bệnh

* Tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai

 

* Sốt, đau họng, nhức đầu

*Ngứa da, nổi thủy đậu khắp cơ thể

* Những nốt thủy đậu nhỏ, có nước, chung quanh có màu đỏ

* Các nốt này sẽ vỡ ra và khô lại thành vảy (khoảng 5 ngày sau khi phát bệnh)

* Nốt thủy đậu có thể xuất hiện ở trong miệng người bệnh

 

* Dùng thuốc Paracetamol/Ibuprofen

* Tắm nước mát

* Dùng gạt lạnh

* Dùng thuốc da liễu (tham khảo ý kiến của bác sĩ)

Bệnh có thể có biến chứng. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề khó khăn.

Cảm lạnh thông thường

* Nhiễm khuẩn cơ quan hô hấp trên

*Hắt hơi, ho

* Lây khi tiếp xúc trực tiếp

* Có khả năng lây bệnh cho đến khi hết hẳn

Một trong số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

* Nghẹt mũi, sổ mũi

* Hắt hơi

* Đau họng

* Ho

* Nhức đầu

* Sốt

 

* Uống nhiều nước

* Dùng thuốc Paracetamol/Ibuprofen
* Thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi (tham khảo ý kiến của dược sĩ)

Đi khám bác sĩ nếu:

* Sốt cao kéo dài

* Khó thở

* Nhức đầu nặng

* Đơ cổ

* Thấy người lờ đờ

Bệnh đau mắt đỏ

* Viêm kết mạc của mắt

* Rất dễ lây khi không rửa tay sạch hoặc dùng chung đồ với người bệnh (Ví dụ: khăn tắm)

* Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến 1 tuần

 

 

* Chảy dịch trắng hoặc vàng ở mắt

* Mí trên và mí dưới mắt bị dính lại khi ngủ dậy

* Ngứa mắt và khó chịu

* Đỏ mắt

 

* Hãy đi khám bác sĩ, có thể cần nhỏ thuốc kháng sinh

* Hãy dùng một miếng vải mềm, sạch, có thấm saline và chùi sạch mắt (lau theo chiều từ ngoài vào phía mũi)

* Rửa tay sau khi lau mắt

* Không dùng chung khăn hay vải khi có dịch ở mắt

Bệnh táo bón

* Trẻ bú sữa mẹ thường ít khi bị táo bón. Nếu trẻ 7-10 ngày mới đi tiêu 1 lần thì cũng được xem là bình thường

* Thường gặp ở trẻ bú bình

* Trẻ nhỏ có thể bị táo bón khi mới tập ăn và cơ thể phải thích nghi với thức ăn đó

 

* Đi tiêu khó và không thường xuyên

* Phân cứng

* Bị đau và thỉnh thoảng chảy máu khi đi tiêu

 

* Bổ sung nước

* Tắm nước nóng

* Giơ 2 chân lên xuống nhẹ nhàng

* Bổ sung chất xơ (cho trẻ ăn dặm)

* Tập thể dục đều đặn

* Cho trẻ đi tiêu thoải mái, không hối thúc trẻ

* Mát-xa bụng cho trẻ

* Nên dẫn trẻ đi bác sĩ nếu bệnh diễn ra thường xuyên

Bệnh ho

* Thường là một phần của bệnh nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp (URTI) hoặc sẽ dẫn đến URTI

* Có thể lây lan đến khi hoàn toàn khỏi bệnh

 

* Có thể ho khan hoặc ho có đờm

* Triệu chứng giống bị cảm lạnh

* Theo dõi dấu hiệu của bệnh ho gà, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm cuống phổi hoặc viêm phổi

 

* Bổ sung nước

* Nếu bị nhiễm khuẩn, có thể cần uống thuốc kháng sinh

* Đi khám bác sĩ nếu bệnh kéo dài hoặc bạn cảm thấy lo lắng

 

Bệnh viêm da đầu

* Da đầu trẻ tiết chất nhờn

 

* Vảy màu vàng trên da đầu

* Có thể có mùi khó chịu

 

* Làm mềm da đầu với kem hoặc dầu giữ ẩm

* Để qua đêm và rửa sạch khi ngủ dậy. Có thể cần lau sạch vảy thật nhẹ hoặc dùng lược mềm

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp

* Do virut gây nhiễm trùng đường hô hấp trên

* Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

* Thanh quản hoặc khí quản bị sưng viêm và hẹp lại

* Lây lan khi người bệnh ho và hắt hơi

* Bệnh đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 2 và 3.

 

* Ban đầu chỉ có triệu chứng của bệnh cảm lạnh

* Tiếng ho ông ổng

* Giọng khàn

* Thở khò khè

* Biểu hiện nặng hơn về đêm

Những triệu chứng nặng bao gồm:

* Khó thở

*Sốtcao và chảy nước bọt

 

* Cho trẻ vào phòng tắm có nhiều hơi ẩm (xả nước nóng vào bồn, đóng cửa để hơi nước bốc lên)

* Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp

* Nên ngủ kế bên để theo dõi trẻ

Bị mất nước

* Có thể xảy ra với trẻ vì nôn nhiều lần, tiêu chảy, say nắng/nóng hoặc kiệt sức vì nóng

 

 

* Mệt mỏi, lờ đờ

* Mắt trẻ trũng xuống

* Tiểu ít

* Da không đàn hồi (ví dụ như khi nhéo, da không trở về trạng thái cũ mà trở nên nhăn nheo)

* Miệng khô và muốn uống nước nhiều hơn

 

* Tìm đến cơ sở y tế gấp

* Duy trì hoặc tăng lượng chất lỏng (nước, sữa) cung cấp cho trẻ để tránh hiện tượng mất nước

* Có thể trẻ cần được truyền dịch để qua khỏi tình trạng mất nước

Bệnh tiêu chảy

* Nhiễm khuẩn hoặc virut từ bàn tay nếu không vệ sinh kỹ

 

* Cơ bụng co rút, đau bụng

* Phân lỏng và nhiều

* Phân có nhiều nước

* Có thể đổi màu

* Có thể bị mất nước

 

 

* Đi bác sĩ để được chuẩn bệnh

* Phải rửa tay thật kỹ để không lây nhiễm bệnh

* Tiếp tục cho bú sữa mẹ và duy trì việc cung cấp chất lỏng (sữa mẹ, sữa ngoài, nước lọc)

* Cung cấp chất điện giải cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn

Bệnh viêm tai

* Do nhiễm virut hoặc đôi khi nhiễm khuẩn gián tiếp

* Thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp

* Tai giữa bị viêm

 

* Đau tai

*Sốt

* Khó chịu

* Ăn không ngon

 

* Đi khám bác sĩ để được điều trị

* Nếu là nhiễm khuẩn có thể dùng thuốc trụ sinh

* Điều trị theo các triệu chứng (dùng paracetamol/ibuprofen)

* Dùng gạc ấm để lên trên tai

Sốt cao co giật

* Bệnh xảy ra ở một số ít trẻ sơ sinh và có thể xuất phát từ cơn sốt đột ngột

 

* Không tỉnh táo, mê man

* Cơ thể cứng đơ hoặc mềm nhũn

* Co giật cơ thể

* Trẻ có thể cảm thấy mất phương hướng và chóng mặt sau cơn co giật

Những việc cần phải làm ngay lập tức:

* Dời các đồ dùng xung quanh có thể tổn hại trẻ

* Ở bên cạnh trẻ

* Đặt trẻ nằm ở 1 nơi yên tĩnh, thoáng khí

* Tham khảo ý kiến bác sĩ

Gọi xe cấp cứu nếu:

* Con bạn khó thở

* Mê man sau cơn co giật

* Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút

* Nếu con bạn tiếp tục co giật sau cơn co giật lần đầu

Sốt

* Nguyên nhân có thể do nhiễm virut hoặc vi khuẩn

* Trẻ sơ sinh có thể bị sốt do nhiệt độ môi trường quá nóng

* Đôi khi là phản ứng của cơ thể để chống lại vi khuẩn/virut

 

* Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 37,05oC

* Nhiệt độ trên 39oC là rất cao

* Sờ vào người trẻ thấy rất nóng

* Trẻ có thể cảm thấy lạnh run hoặc nóng

* Nhiệt độ tăng quá nhanh hoặc nhiệt độ cao kéo dài có thể dẫn đến sốt cao co giật

 

* Dùng paracetamol/ibuprofen

* Cởi bớt quần áo

* Cho trẻ tắm với khăn nhúng nước ấm (nên dùng nước nóng khoảng 37oC)

* Bổ sung nước/sữa

Tìm đến bác sĩ nếu:

* Trẻ sơ sinh bị sốt

* Sốt cao

* Khó thở

* Hôn mê hoặc không có phản ứng

* Nổi ban

* Khi bạn cảm thấy không an tâm về tình trạng của trẻ

Cảm cúm

*Hắt hơi,ho

* Lây qua tiếp xúc trực tiếp

* Có khả năng lây bệnh cho đến khi hết hẳn

 

Triệu chứng có thể bao gồm:

* Sốt cao

* Ớn lạnh và đổ mồ hôi

* Nhức đầu

* Yếu và mệt mỏi

* Đau khớp

* Ăn không ngon

* Ho, nặng ngực

 

* Uống nhiều nước

* Dùng paracetamol/ibuprofen

* Dùng thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi (tham khảo ý kiến của dược sĩ)

Đi khám bác sĩ nếu:

* Sốt cao kéo dài

* Khó thở

* Nhức đầu dữ dội

* Đơ cổ

* Hôn mê

* Bạn thấy lo lắng cho tình trạng của trẻ

Bệnh viêm dạ dày-ruột

* Do virut hoặc vi khuẩn

* Tình trạng có thể nặng ở trẻ nhỏ do bị mất nước

 

* Nôn và tiêu chảy

* Cơ bụng co rút, đau bụng

* Sốt

* Có thể dẫn đến mất nước

* Có thể đi tiêu ra máu

 

* Tiếp tục cho bú sữa mẹ, bổ sung nước hoặc chất điện giải

* Thay sữa bột bằng nước hoặc chất điện giải cho đến khi trẻ ngừng nôn.

Tìm đến bác sĩ nếu:

* Triệu chứng kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ

* Nghi ngờ trẻ bị mất nước

* Bạn thấy lo lắng về tình trạng của trẻ. Hãy luôn rửa tay kĩ.

Bệnh chốc lở

* Da bị nhiễm khuẩn

* Rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp cho đến khi chỗ lở đã khô hẳn (khoảng 3-5 ngày)

* Vi khuẩn xâm nhập vào da qua vết thương, côn trùng cắn hoặc các tổn thương khác

 

* Ban đầu có những bóng nước nhỏ

* Những bóng nước này vỡ ra và khô đi tạo thành vảy

 

*Tham khảo ý kiến của bác sĩ

* Thông thường sẽ được chỉ định thuốc bôi kháng sinh và thuốc uống

* Dùng băng không dính để che những bóng nước

* Rửa tay thật sạch

* Giặt khăn giường và quần áo mỗi ngày

Bệnh cúm

* Do nhiễm virut và lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi

* Phát bệnh 1-3 ngày sau khi mắc bệnh

 

* Sốt

* Ho (ho khan hoặc có đờm)

* Đau cơ và khớp

* Yếu và mê man

* Nhức đầu

* Ăn không ngon

* Triệu chứng có thể kéo dài 7-10 ngày

* Có thể dẫn đến mất nước

 

* Dùng paracetamol/ibuprofen

* Bổ sung chất lỏng (sữa, nước)

* Theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn khác, số lần sốt, đau tai và viêm phổi

* Rửa tay thật sạch

*Liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không cải thiện hoặc khi bạn cảm thấy lo lắng

Bệnh viêm màng não mô cầu

* Rất dễ lây lan

* Nhiễm khuẩn cấp

* Nguy hiểm đến tính mạng

* Viêm các màng quanh não bộ và tủy sống

* Dẫn đến nhiễm khuẩn huyết

* Lây qua ho, hắt hơi, hôn, dùng chung nước uống và thức ăn

 

Có thể xuất hiện một số trong các triệu chứng sau:

* Nhức đầu dữ dội

* Sốt (có thể thuốc paracetamol sẽ không có tác dụng)

* Khóc điếng

* Mệt mỏi, đờ đẫn, uể oải

* Đơ cổ, đau cổ

* Nhạy cảm với ánh sáng

* Thóp bị phồng

* Co giật

Những triệu chứng năng hơn:

* Nôn mửa

* Tay chân lạnh

* Rét run

* Đau cơ, khớp, ngực hoặc bụng dữ dội

* Thở gấp

* Tiêu chảy

* Về sau có thể xuất hiện nhưng vết bầm

 

* Tìm đến cơ sở y tế gấp

* Nếu nghi ngờ bệnh viêm màng não mô cầu phải yêu cầu chữa trị ngay

* Nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh, hãy làm những việc sau:

* Không dùng chung ly, đồ dùng và bàn chải đánh răng

* Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên dùng chung đồ chơi nếu có dính nước bọt

* Không dùng chung núm vú nhựa hoặc để người khác đưa vào miệng để làm sạch

Nhiễm trùng da

* Do virut gây ra

* Rất dễ lây nhiễm khi dùng chung nước (nước tắm hoặc nước hồ bơi)

 

* Nổi các vết rộp nhỏ giống như mụn cóc (thường kéo dài 3-6 tháng)

 

* Không cần phải được điều trị vì những vết mụn sẽ tự lành

*Đi khám bác sĩ để được xác định bệnh

Nổi ban/sẩy nói chung

* Do nhiễm virut

 

* Thường bị nổi ban/mẩn khắp người

* Chỉ kéo dài vài ngày

* Có thể kèm theo những triệu chứng khác

 

* Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được xác định bệnh

Bệnh viêm màng não phế cầu

* Nhiễm khuẩn do hắt hơi, ho và tiếp xúc với nước bọt

* Việc tiêm vắc-xin có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Xem thêm Bảng thông tin tiêm ngừa

Có thể có một hoặc tất cả những triệu chứng sau:

* Sốt

* Khóc điếng

* Nhạy cảm với ánh sáng

* Nôn mửa

* Nhức đầu

* Đơ cổ

* Thóp phồng ở trẻ sơ sinh

* Đau cơ và/hoặc đau khớp

* Khó chịu

* Uể oải, mất phương hướng

* Mê man

* Tìm đến cơ sở y tế gấp

Bệnh sốt phát ban

* Do virut gây ra

 

* Sốt cao kéo dài khoảng 3 ngày

* Ăn không ngon

* Nổi hạch ở cổ

* Tiếp theo là nổi ban hồng/đỏ khắp người

 

* Liên hệ với bác sĩ để xác định bệnh

* Dùng paracetamol/ibuprofen, khăn mát để làm giảm triệu chứng

* Bổ sung thêm chất lỏng (sữa, nước)

Bệnh Rubella (Sởi Đức)

* Do virut gây ra

* Có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với bà bầu và thai nhi

* Rất dễ lây nhiễm khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp

* Thời gian nhiễm bệnh là 7 ngày (có thể lây cho người khác) và bệnh có thể kéo dài 7 ngày sau khi nổi ban

* Thời gian ủ bệnh từ 15-20 ngày

 

* Sốt nhẹ

* Nổi ban trên cơ thể, cổ và mặt

* Đau khớp

* Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể

* Nhức đầu, ho, cảm lạnh

 

Có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh theo chỉ định

* Dùng paracetamol/ibuprofen

* Bổ sung chất lỏng (nước, sữa)

Bệnh nhiễm giun kim

* Do nhiễm 1 loại ký sinh trùng nhỏ

* Bị bệnh khi ăn phải trứng giun kim

* Trứng giun kim có thể sống 14 ngày trong môi trường (thường có trong chất bẩn hoặc bụi)

 

* Ngứa hậu môn

* Ăn không ngon hoặc quấy khi ăn

* Có thể thấy giun trong phân hoặc ở hậu môn vào ban đêm

 

* Tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ

* Hãy luôn rửa tay sạch sẽ

Bệnh nấm Candida

*Nhiễm khuẩn nấm

* Bệnh do nấm men trưởng thành Candida gây ra

* Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp

Nấm ở miệng:

* Đau bên trong miệng

* Đóng mảng trắng như sữa trong miệng

Nổi ban trên cơ thể:

* Thường ở khu vực mặc tả và những chỗ lân cận

* Nổi ban đỏ và sưng

* Có thể có những đốm mụn trắng trên da

Tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Nấm miệng:

* Thuốc hoặc kem chống nấm được chỉ định

* Ngực của người mẹ có thể bị nhiễm nấm nên cũng cần được chữa trị

* Cần thay nấm vú trên bình sữa hoặc khử trùng kĩ càng

Nổi ban trên cơ thể:

* Làm theo chỉ định bôi kem chống nấm của bác sĩ nếu được yêu cầu

* Thỉnh thoảng cho bé không mặc tả

* Dùng tả có khả năng hút hết nước tiểu để tránh làm ẩm da trẻ

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

* Do nhiễm vi khuẩn gây bệnh

*Thường gặp ở các bé gái

* Bệnh không được chữa trị sẽ làm tổn hại đến thận

* Để phòng ngừa, luôn lau từ trước ra sau khi thay tả cho trẻ

 

* Sốt cao không rõ nguyên nhân

* Tiểu nhiều

* Tiểu đau, gắt

* Có mùi khó chịu

* Trẻ nhỏ có thể tiểu trong quần vào ban ngày hoặc ban đêm

* Chỉ có thể xác định bệnh bằng việc kiểm tra nước tiểu

 

* Tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ.

* Thử nước tiểu

* Có thể cần dùng thuốc kháng sinh

* Bổ sung chất lỏng (nước, sữa)

* Có thể cần được theo dõi thêm để điều trị bệnh.

Nôn mửa

* Thường do nhiễm virut

* Điều đáng lo ngại nhất đối với trẻ bị nôn mửa là tình trạng mất nước

 

* Cơ bụng co rút và sau đó bị nôn

* Thường đi kèm với tiêu chảy.

Những triệu chứng nặng hơn cần được chữa trị khẩn cấp:

* Nôn sau khi bị chấn thương ở đầu

* Nôn ra dịch màu vàng nhạt hoặc xanh lá cây

* Nôn ra máu

* Đau bụng liên tục

* Sốt cao

* Có dấu hiệu mất nước

 

* Tiếp tục cho bú sữa mẹ và bổ sung nước hoặc chất điện giải

* Dùng nước hoặc chất điện giải thay cho sữa bột đến khi trẻ ngừng nôn

Tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ nếu:

* Các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ

* Nếu trẻ không tiếp nhận nước lọc và chất điện giải

* Nghi ngờ tình trạng mất nước

* Bạn cảm thấy lo lắng cho trẻ

Hãy luôn rửa tay thật sạch

 

Bệnh ho gà

* Do nhiễm khuẩn

* Rất dễ lây lan đối với trẻ chưa được tiêm ngừa

* Lây khi người bệnh hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp

* Có thể lây từ lúc có triệu chứng cho đến khi hết hẳn (có thể là 3 tháng)

* Thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh

 

* Dấu hiệu ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường

* Bệnh phát triển khi trẻ có cơn ho kéo dài 1 phút trở lên

* Trẻ ho liên tục, không kịp thở

* Khó thở

* Mặt có thể chuyển qua màu đỏ hoặc xanh

* Có thể không có những triệu chứng khác ngoài những cơn ho.

 

* Tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ

* Ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng theo chỉ định

Để biết thêm thông tin chi tiết, xem thêm Cảm lạnh ở trẻ hoặc Chăm sóc trẻ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;