Tạo mối dây liên hệ với trẻ sơ sinh - HUGGIES® Việt Nam
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Tạo mối dây liên hệ với trẻ sơ sinh

Tạo mối dây liên hệ với trẻ

Trong vài tuần tuổi đầu tiên trong cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, dường như bé không làm gì nhiều ngoại trừ ngủ và bú. Nhưng đừng hiểu sai, bởi rất nhiều thứ đang tiến triển!

1. Gần gũi với người mới

Bé yêu đang tập quen với việc tựa vào bạn cho thoải mái khi cần thiết. Việc tạo cho bé cảm giác an toàn và tin cậy vào lúc này là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ dành tặng cho bé yêu.

2. Ngủ, ẵm bồng, ngủ, ẵm bồng

Các bé mới sinh thường ngủ nhiều, từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc từ hai đến năm tiếng. Ngay cả khi mới ngủ dậy, bé vẫn có thể nhắm mắt và chỉ tỉnh hẳn sau sáu đến mười phút. Hãy tranh thủ khoảng cách giữa hai lần bé thức để thắt chặt tình cảm mẹ con bằng cách ôm ấp, hát cho bé nghe hoặc trò chuyện với bé.

3. Sự giám sát

Trẻ sơ sinh không nhìn thấy nhiều lắm bởi tầm nhìn của bé còn ngắn nên chỉ nhìn thấy rõ nhất trong khoảng tám đến mười inch trước mặt hay chỉ là khoảng cách từ khuôn mặt của người mẹ khi cô đặt bé vô nôi trong vòng tay của mình. Trong khi tầm nhìn ngoại vi vẫn chưa phát triển, tầm nhìn của bé mới bằng một phần ba của người lớn. Mặc dù vậy, các bé rất thích nhìn các đồ vật có màu sắc tươi sáng. Màu đỏ tươi có vẻ lôi cuốn sự chú ý của bé, nhất là màu đỏ chói. Các màu nhẹ có vẻ không rõ với bé, đó cũng là lý do để bạn chăm sóc bé bằng cách trang trí phòng bé như một trong những phòng rực rỡ nhất trong nhà bạn.

Khi nằm nôi, lúc đầu bé chỉ có thể nhìn về một bên này hay bên kia. Vì vậy, hãy treo một đồ chơi có thể cử động đầy màu sắc ở phía nôi phù hợp với tầm nhìn của bé.

Một chuyên gia có thể biết rất nhiều về em bé, nhưng khi bạn nuôi con, ôm ấp, cho bé ăn, cho bé ợ và yêu thương bé mỗi ngày, bạn sẽ trở thành chuyên gia tốt nhất của con mình. Chỉ cần để ý kỹ và một chút trải nghiệm, bạn có thể biết bé cần ngủ nhiều hay không cũng như các hoạt động bé thích.

4. Chuẩn bị cho mốc phát triển của trẻ sơ sinh cao hơn

Trong cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ cũng rất nhạy cảm với sự vận động bên trong. Bạn có thể thấy bé thút thít, nhăn mặt và mỉm cười. Những biểu hiện đó là do hệ thống bên trong cơ thể bé đang làm việc.

Tất nhiên, bất cứ khi nào bạn thắc mắc về việc chăm sóc bé cho phù hợp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Để biết thêm thông tin, hãy xem sự phát triển của trẻ sơ sinh hoặc chăm sóc bé.

EmptyView

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
Chăm sóc bé 19/04/2023

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là biểu hiện thường gặp, tuy nhiên tình trạng kéo dài làm cho bé khó ngon giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 20/04/2023

Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?

Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh cần thiết như thế nào? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu hụt vitamin D3? Làm sao để bổ sung vitamin D3 đúng, an toàn?... Tìm hiểu ngay!

Máu báo thai có mùi không
Thụ thai 16/08/2023

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú chính xác nhất

Khám phá những triệu chứng và biểu hiện cụ thể giúp xác định có thai hay không khi vẫn đang cho con bú: biểu hiện trên cơ thể, tâm trạng, kinh nguyệt, sức khỏe,...

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;