Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Phụ nữ sau sinh và những điều cần biết

Phụ nữ sau sinh và những điều cần biết

Bài viết này đã thông qua tư vấn y khoa từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều để phù hợp với sự phát triển của con và sau khi sinh thì cơ thể của mẹ sẽ thay đổi một lần nữa. Sau khi sinh, rất nhiều mẹ có cùng nỗi băn khoăn: “Vậy bao lâu thì ngày “đèn đỏ” sẽ trở lại? và hàng loạt những câu hỏi liên quan khác về sự thay đổi cơ thể phụ nữ sau sinh. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trong bài viết dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi ra sao sau khi sinh?

Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ sáu sau khi sinh, phụ nữ thường không gặp phải bất kỳ trở ngại nào với chu kỳ của mình khi cơ thể trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải vài vấn đề rối loạn kinh nguyệt chẳng hạn lượng máu kinh quá nhiều hoặc những cơn co thắt tử cung gia tăng thì bạn nên thảo luận việc này với bác sĩ.

Phụ nữ sau khi sinh bao lâu thì có kinh?

Nếu bạn không cho con bú thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu từ hai đến bốn tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ có thể không đến cho đến khi bé yêu của bạn cai sữa hoàn toàn.

>> Xem thêm: Sau khi sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Dùng băng vệ sinh tampon sau khi sinh được không?

Theo lời khuyến cáo từ bác sĩ thì sản phụ không nên dùng băng vệ sinh loại nhét (tampon) trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân là do lúc này tử cung hoặc cổ tử cung đang hé mở thêm vào đó là vết khâu vẫn chưa lành lặn rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng. Việc sử dụng băng vệ sinh loại đặc biệt này vào thời điểm này sẽ gia tăng thêm nguy cơ bị thương tổn và viêm nhiễm.

Vì vậy, việc sử dụng băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau khi sinh là lựa chọn sáng suốt nhất. Chúng được thiết kế đặc biệt sử dụng trong thời điểm này nhằm mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho bạn.

Có nên dùng tampon sau khi sinh

Không nên dùng tampon trong vài tuần đầu sau khi sinh (Nguồn: Sưu tầm) 

Sản dịch phụ nữ sau khi sinh

Sản dịch kéo dài bao lâu sau khi sinh?

sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn sẽ có một lưu lượng máu thoát ra từ ngã âm đạo, do phần niêm mạc không cần thiết ở tử cung bị bong ra. Sản dịch ban đầu có màu đỏ tươi sau dần chuyển sang màu hồng/nâu và đến ngày thứ mười thì chúng có màu vàng trắng, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng ba bốn tuần tiếp theo.

Khi phát hiện sản dịch có mùi hôi (sản dịch bình thường là sản dịch có mùi tương tự với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng) hoặc phát hiện sản dịch thường xuyên xuất hiện dưới dạng cục máu đông hay trong trường hợp bạn đang lo lắng không biết nên làm gì với tình trạng mất máu của mình thì việc cần làm lúc này chính là thông báo ngay với bác sĩ.

Sản dịch thoát ra nhiều hơn khi cho con bú có phải là hiện tượng bình thường

Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng lượng sản dịch ồ ạt tống ra khỏi âm đạo khi họ cho con bú, điều này là do lượng hormone được phóng thích ra ngoài trong quá trình cho con bú kích thích tử cung co bóp. Điều này lý giải vì sao cho con bú được xem như liều thuốc giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách, trẻ không bị sặc sữa

Vì sao lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo thay đổi dần trong ngày

Đa phần các sản phụ đều nhận ra sản dịch thoát ra từ ngã âm đạo có xu hướng thay đổi trong cả ngày. Chúng thường ồ ạt thoát ra khi bạn đứng dậy sau khi đang nằm trên giường. Bạn sẽ có thể thư thả đôi chút về đêm khi ngả lưng xuống giường nhưng sản dịch vẫn có thể chợt túa ra ngay khi bạn rời khỏi giường vào sáng hôm sau. Khi bạn cho con bú, bạn sẽ thực sự cảm nhận lượng sản dịch thoát ra ngoài ngày một nhiều thậm chí bạn còn phát hiện sản dịch xuất hiện dưới dạng những cục máu đông không lớn. Nếu bạn lo lắng và không biết xử trí thế nào về lượng sản dịch thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹo vặt giảm đau vùng kín sau sinh và thâm quanh vùng âm đạo

Đôi khi đau vùng kín sau sinh hay vết thâm sưng tấy quanh âm đạo thường mang lại cho bạn cảm giác khó chịu. Cảm giác này sẽ thuyên giảm khi bạn dùng túi đá chườm vào đúng vị trí trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sau đây là một số biện pháp thoải mái hữu dụng khác giúp giảm đau vùng kín sau sinh:

  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và trang phục nội y chất liệu cotton.
  • Thay đổi tấm lót thai sản hay băng vệ sinh dành cho sản phụ thường xuyên ngăn ngừa việc nhiễm trùng âm đạo.
  • Ăn nhiều thực phẩm chất xơ và uống nhiều nước giúp phòng ngừa chứng táo bón.
  • Điều quan trọng cần làm là thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn chẳng hạn như đi tản bộ cùng trẻ và tập những bài tập khung chậu theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu và chữa lành vết thương.
  • Báo với bác sĩ nếu những cơn đau rát và sưng tấy vùng âm đạo gây ra sự khó chịu cho bạn.
  • Phụ nữ đau vùng kín sau sinh thường

    Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mặc áo quần thoáng rộng để giảm đau vùng kín sau sinh (Nguồn: Sưu tầm) 

    Có thể mang thai trước khi “đèn đỏ” trở lại không?

    Điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng cho việc có thai thêm lần nữa trong khoảng thời gian này thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp cho bản thân và bạn đời của mình.

    >> Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai lần 2: Những điều mẹ cần biết

    Vì sao lượng máu kinh ít đi sau khi sinh mổ?

    Một điều khá thú vị là, lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo sinh mổ giống và bằng với lượng sản dịch sinh ngã âm đạo (sinh thường). Những sản dịch này chính là lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra và chúng xuất hiện thường trực không thay đổi dù bạn sinh mổ hay sinh thường.

    Những thay đổi cơ thể phụ nữ sau khi sinh

    Đổ mồ hôi nhiều

    Theo March of Dimes, hiện tượng ra mồ hôi nhiều sau khi sinh, đặc biệt là vào ban đêm, thường xuyên xảy ra khi bạn mới làm mẹ lần đầu. Đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường do các nội tiết tố đang thay đổi trong cơ thể bạn sau quá trình mang thai.

    Sau đây là các cách trị đổ mồ hôi sau sinh cho bạn:

  • Ngủ trên một chiếc khăn để giúp giữ cho khăn trải giường và gối của bạn được khô ráo.
  • Không đắp quá nhiều chăn hoặc mặc quần áo ấm khi đi ngủ.
  • Mệt mỏi sau khi sinh

    Mất máu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở khiến cơ thể bạn mệt mỏi và tệ hơn, bạn có thể sẽ không thể ngủ được suốt đêm. Để giảm bớt mệt mỏi sau khi sinh, bạn có thể:

  • Tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ.
  • Ăn các thực phẩm lành mạnh như: rau, trái cây, bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và thịt gà. Hạn chế đồ ngọt và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Nhờ người thân trong gia đình san sẻ công việc trông em bé, để bạn có thời gian nghỉ ngơi.
  • Hạn chế người đến thăm, để bạn có thời gian được nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Thay đổi về tóc sau khi sinh con

    Lượng hormone trong cơ thể cao trong quá trình mang thai khiến tóc bạn có thể dày hơn và đầy đặn hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh con, tóc của bạn có thể rụng và ngày càng mỏng hơn. Rụng tóc thường chấm dứt trong vòng 6 tháng sau khi bạn sinh con. Tóc của bạn sẽ mọc lại bình thường trong vòng một năm. Trong quá trình này, bạn nên:

  • Sấy tóc ở nhiệt độ thấp.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả. Các chất dinh dưỡng trong trái cây và rau có thể giúp bảo vệ và giúp tóc phát triển.
  • Nhẹ nhàng với mái tóc của bạn. Không buộc tóc đuôi ngựa, thắt bím hoặc cuốn lô. Những thứ này có thể kéo và làm tóc bạn dễ rụng.
  • Vì sao xuất hiện cảm giác đau nhói khi đi nhà vệ sinh?

    Trong quá trình sinh con, vài vết xước hoặc những vết rách sẽ xuất hiện quanh cửa âm đạo đang hé mở. Những vết xước này là nguyên nhân gây ra cơn đau vùng kín sau sinh khi bạn đi tiểu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều quan trọng cần làm chính là:

  • Giữ khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Thay đổi miếng lót thai sản thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau nhẹ bằng giấy vệ sinh.
  • Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu.
  • Bạn sẽ nhận thấy những cơn đau buốt sẽ dần tan biến sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những cơn đau tiếp tục tái diễn thì điều đó có nghĩa bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về những dấu hiệu, tần số, nhiệt độ cùng những cơn đau nhói hay rát trong khi tiểu.

    Cách xử lý các tình trạng về bí tiểu, táo bón xuất huyết hay băng huyết

    Bí tiểu sau sinh xử lý như thế nào?

    Để xử lý tình trạng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn và uống nhiều nước. Nếu tình trạng này không cải thiện thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất. Ngoài ra, để phòng tránh bí tiểu sau sinh, bạn cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu. Không nên lo sợ đau vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước, vệ sinh vùng vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

    Bị xuất huyết hay băng huyết sau sinh làm thế nào?

    Điều quan trọng cần làm lúc này chính là báo ngay với hộ lý hoặc bác sĩ riêng của bạn. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng tấm lót thai sản sử dụng trong một ngày cũng như định lượng băng huyết bởi vì có khả năng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này.

    >> Xem thêm: Xuất huyết sau sinh như thế nào là bình thường?

    Điều trị và phòng ngừa táo bón sau khi sinh

    Sau sinh, có rất nhiều yếu tố khiến bạn có thể bị táo bón như: ít vận động do phải kiêng cữ; thực đơn cho mẹ bầu sau sinh ít chất xơ, rau củ; không uống nhiều nước; nhiều chị em phải khâu tầng sinh môn nên không dám đi đại tiện vì sợ bục vết khâu…

    Để chữa táo bón, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh hợp lý bao gồm tăng cường chất xơ, hoa quả tươi, rau củ nhuận tràng vào thực đơn hàng ngày như chuối chín, táo, lê, sung, cam, bưởi… Bạn có thể ăn thêm sữa chua vì nó có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều nước và giữ cho tinh thần thoải mái vì stress cũng là lý do gây nên tình trạng táo bón sau sinh.

    Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, bạn cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi tản bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất bạn cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ.

    >> Xem thêm: Táo bón sau sinh, mẹ nên làm gì?

     Điều trị và phòng ngừa táo bón sau sinh

    Để chữa táo bón, mẹ nên tăng cường chất xơ, hoa quả tươi, rau củ nhuận tràng (Nguồn: Sưu tầm) 

    Khi nào có thể giảm cân sau sinh

    Bạn có thể giảm ngay 10kg hoặc hơn ngay tuần đầu tiên sau khi sinh. Đây là “thời điểm vàng" để trở về mức cân nặng lý tưởng. Sau sinh từ 1-3 tháng là khoảng thời gian thích hợp để bạn thực hiện những bài tập giảm cân, giảm béo nhẹ nhàng. Lúc này, bạn nên thực hiện các động tác có sự phối hợp nhịp nhàng của tay và chân, nên tránh tập các động tác có tác động trực tiếp đến vùng bụng. Bởi vùng bụng sau sinh lúc này còn lỏng lẻo, tử cung chưa phục hồi lại như ban đầu hay các vết mổ đẻ còn chưa lành hẳn. Bạn nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng để đốt cháy lượng calo từ từ và sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần hơn trong thời điểm còn ở cữ. Để giảm béo sau khi sinh cho vùng bụng trong thời kỳ này, bạn nên tập cho mình các động tác hít thở đều, hóp bụng sâu và lâu.

    Tuy nhiên, bạn không nên vì lấy lại vóc dáng nhanh mà không dám ăn nhiều hay ăn những thức ăn ít dinh dưỡng, bạn chỉ cần đảm bảo không ăn quá nhiều chất béo, bột đường khiến cơ thể thừa năng lượng gây nên tình trạng mỡ thừa.

    >> Xem thêm: Giảm cân sau sinh và khi đang cho con bú

    Sau khi sinh nên ăn gì và kiêng gì?

    Mẹ sau khi sinh nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua một số thực phẩm như:

  • Cá hồi có chứa nhiều DHA rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
  • Sữa ít béo: Sữa sẽ cung cấp một lượng vitamin D ổn định giúp xương của mẹ và con khỏe hơn. Ngoài ra, sữa còn cung cấp protein, canxi và vitamin B rất tốt.
  • Thịt bò: Sắt trong thịt bò có thể giúp người mẹ duy trì mức năng lượng cần thiết, từ đó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con. Ngoài sắt ra, thịt bò còn cung cấp protein và vitamin B12 tốt cho cả mẹ và bé.
  • Các loại rau củ quả: Các loại rau nhanh như súp lơ, cải bó xôi,... chứa nhiều vitamin A, canxi và sắt dồi dào tốt cho mẹ sau sinh.
  • Trái cây: Phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú nên ăn trên 150g trái cây mỗi ngày để cung cấp thêm nhiều vitamin C, nạp nhiều năng lượng giúp mẹ khỏe hơn.
  • Trứng: Đây là thực phẩm vừa chế biến nhanh chóng vừa cung cấp nhiều protein hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua loại trứng gà DHA để tăng cường lượng axit béo giúp sữa mẹ dinh dưỡng hơn, tốt cho con bú.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Nhiều loại ngũ cốc giúp bổ sung đầy đủ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết, đủ năng lượng để hoạt động hằng ngày.
  • Gạo lứt: Đây là loại gạo bổ sung carbohydrate tốt, duy trì đầy đủ nguồn năng lượng mà còn giúp giảm cân hiệu quả cho mẹ sau sinh.
  • Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung để nâng cao dinh dưỡng, sức khỏe cho cả mẹ và con, mẹ cần chú ý kiêng cử một số thực phẩm sau:

  • Tỏi: Tỏi có mùi vị hăng nồng không dễ chịu với bé, ăn nhiều có thể khiến mùi vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng. Vì vậy bạn cần tránh thêm loại gia vị này vào trong bữa ăn hằng ngày sau khi sinh.
  • Cà phê: Việc tiêu thụ cà phê giúp bạn cảm thấy nhiều năng lượng và tỉnh táo, tuy nhiên caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng không tốt lên giấc ngủ của bé.
  • Chocolate: Đây là loại thực phẩm cũng có chứa caffeine nên sẽ có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé tương tự như cà phê.
  • Rượu bia: Những đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, do vậy chúng luôn nằm ngoài danh sách thực đơn cho mẹ sau sinh.
  • Đậu phộng: Đây là thực phẩm rất dễ gây các phản ứng, dị ứng như nổi mề đay, tiêu chảy, khó thở,…
  • Đồ ăn cay: Việc ăn thực phẩm cay vừa có thể gây nên kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ vừa ảnh hưởng đến ruột và chất lượng máu của bé.
  • Dầu mỡ: Khi mới sinh và đang cho con bú, người mẹ nên tránh xa dầu mỡ vì sẽ khiến bạn tích mỡ xấu, vừa ảnh hưởng đến vóc dáng vừa tác động không tốt đến chất lượng sữa. Vì vậy, thực đơn cho mẹ sau sinh hãy cố gắng ưu tiên những món luộc hoặc hấp thay vì những món chiên xào.
  • Sau khi sinh nên ăn gì và kiêng gì?

    Ngũ cốc, trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh (Nguồn: Sưu tầm) 

    Sau khi sinh bao lâu thì quan hệ được

    Việc khi nào mới quan hệ được kể từ thời điểm sau sinh sẽ tùy thuộc vào phương pháp mà mẹ sinh em bé.

  • Đối với mẹ sinh thường
  • Sau khi sinh thường, người mẹ phải rạch tầng sinh môn, vì vậy cần ít nhất 6 tuần để sản dịch đào thải hết, vết rạch và tử cung được hồi phục hoàn toàn trạng thái như trước sinh.

  • Đối với mẹ sinh mổ
  • Tuy với phương pháp sinh mổ, mẹ không cần rạch tầng sinh môn nhưng sức khỏe lại bị giảm sút nhiều từ vết mổ bụng. Mẹ sẽ cảm thấy đau khi hết thuốc tê và việc viêm nhiễm vết mổ thường sẽ gặp, vì vậy mẹ cần kiêng cử cẩn thận. Chuyên gia khuyên rằng mẹ sinh mổ cần ít nhất là 3 tháng hồi phục hoàn toàn sau sinh mổ để có thể quan hệ trở lại.

    Ngoài ra, việc kiểm tra sự lành lặn của vết mổ trên tử cung trong mổ lấy thai, vết mổ trên thành bụng, vết rạch tầng sinh môn trong sinh thường cũng như kiểm tra cổ tử cung có bệnh lý gì không, lòng tử cung có sạch hay chưa sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn cho mẹ khi có bắt đầu quan hệ trở lại.

    >> Tìm hiểu thêm:

  • Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ bình thường trở lại?
  • Giải pháp tăng ham muốn quan hệ sau khi sinh
  • Kiểm tra sức khỏe 6 tuần sau khi sinh thường kiểm tra những gì?

    Thông thường, khoảng 6 tuần sau khi sinh bé, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơ thể bạn đã phần nào quay lại trạng thái trước khi mang thai. Sau đây là một số hạng mục mà sản phụ được kiểm tra:

  • Bạn cần kiểm tra phần bụng để xem thử tử cung của bạn đã co lại kích thước ban đầu trước khi mang thai.
  • Nếu bạn sinh mổ, bạn cần được kiểm tra vết mổ.
  • Khu vực giữa âm đạo và hậu môn sẽ được kiểm tra kỹ nếu bạn có vết khâu tầng sinh môn.
  • Có thể bạn sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu bạn chưa làm cuộc xét nghiệm này trong vòng hai năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn làm xét nghiệm phác đồ cổ tử cung nếu bạn chưa từng làm bất kỳ xét nghiệm nào trong khoảng thời gian gần đây.
  • Bạn sẽ có cơ hội thảo luận về kế hoạch hóa gia đình và các phương pháp ngừa thai vì ngay cả khi bạn đang cho con bú, bạn vẫn có thể có thể mang thai.
  • Bạn có thể sẽ được thăm hỏi về mức độ sức khỏe của bạn và cảm xúc của bạn.
  • Dẫn theo bé để bác sĩ có thể quan sát và theo dõi sức khỏe bé.
  • Bạn sẽ có cơ hội cùng bác sĩ thảo luận những lo toan và nỗi bận tâm của mình. Đừng xấu hổ mà không hỏi bác sĩ vì các vấn đề luôn có giải pháp chữa trị. Vì không chỉ riêng mình bạn là người lần đầu làm mẹ có những cảm giác như bạn.
  • Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hay lo lắng nào về việc chăm sóc sau khi sinh thì điều quan trọng chính là bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn sức khỏe, bác sĩ sản khoa, bác sĩ tư hoặc y tá tại Trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em địa phương. Rất nhiều sản phụ vướng phải những khó khăn sau khi sinh vì vậy bạn đừng xấu hổ mà không nói với bác sĩ. Tham khảo các vấn đề sau sinh với chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc gửi câu hỏi về các Chuyên gia Huggies®. Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, tham khảo chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.cdc.gov/hearher/pregnant-postpartum-women/index.html

    https://en.wikipedia.org/wiki/Postpartum_period

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    sinh ba khác trứng
    Sinh con 30/11/2018

    Sinh ba khác trứng

    Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
    Bé tập đi 15/01/2019

    Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

    Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;