Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

9 biểu hiện có thai sớm và những thắc mắc thường gặp

Những biểu hiện sớm của việc mang thai

Mặc dù cơ địa của mỗi người mỗi khác nhưng triệu chứng, dấu hiệu báo hiệu sự mang thai thường giống nhau. Tuỳ từng người sẽ có hoặc không có triệu chứng này hay triệu chứng kia.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Mình thì sao?

Trên thực tế không phải bất kỳ lần mang thai nào cũng được lên kế hoạch và chủ động mong chờ từ trước. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Do vậy, có nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình đã mang thai ngay cả khi có thai đã được nhiều tuần.

Tham khảo: Làm thế nào để biết có thai

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Tôi đang có thai phải không?

Bạn cần lưu ý rằng những dấu hiệu như mệt mỏi, tăng cân, đầy hơi, đau căng ngực, tính khí thất thường trước ngày hành kinh,... chưa hẳn chắc chắn là dấu hiệu mang thai tuần đầu

Muốn biết chính xác bạn có thai hay không, phương pháp chắc chắn và hiệu quả nhất là xét nghiệm thử thai. Bạn có thể mua que thử thai tại bất kỳ siêu thị hoặc nhà thuốc tây nào. Hầu hết những sản phẩm này đều có độ nhạy cao, dễ dàng xác định có sự hiện diện của hoóc-môn hCG (Human Chorionic Gonadotrophin Hormone), loại hoóc-môn thai kỳ tiết qua nước tiểu. Que thử này giúp bạn biết liệu bạn có thể có thai hay không mà không cần phải chờ cho đến khi trễ kinh.

Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp bạn xác định kết quả chắc chắn. Khác với que thử thai tại nhà, xét nghiệm máu chỉ được làm bởi các trung tâm y tế, bệnh viện lớn, nhỏ từ trung ương đến địa phương dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai

Để biết được chính xác liệu mình có thai hay không, bạn nên chờ đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hãy dùng que thử thai. Làm như vậy, có thể giảm tối đa các kết quả sai lệch.

Vì trong một số trường hợp que thử thai cho ra kết quả âm tính giả, vì ngay tại thời điểm lấy mẫu nước tiểu lượng hoóc-môn hCG tiết ra chưa đủ. Trên thực tế thì trường hợp này rất hiếm khi xảy ra vì chỉ cần có sự hiện diện của hCG trong nước tiểu thì que thử lập tức hiển thị kết quả dương tính.

Kết quả hiển thị trên que chỉ thể hiện bạn có thai hoặc không, chứ không nói lên tình trạng thai kỳ của bạn.

Những biểu hiện sớm cho biết bạn mang thai

Bạn cảm thấy những thay đổi khác thường trong cơ thể

Một số phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong cơ thể nên rất dễ cảm nhận được việc họ có thai, thậm chí là khá lâu trước khi có thể làm xét nghiệm chính xác. Ngược lại, một số chị em, đặc biệt là những chị không có chu kỳ kinh nguyệt đều dặn, thường không ý thức được mình đang mang thai cho tới khi bị trễ kinh hoặc thai nhi đã được vài tháng tuổi.

Các dấu hiệu mang thai

Ngực căng và đau

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai tuần đầu và những tháng đầu tiên đều cho biết họ cảm thấy ngực sưng, đau, ngứa ngáy và nặng nề. Trong thời gian này, nhũ hoa rất nhạy cảm và dường như không thể chịu đựng được va chạm. Thậm chí, tắm dưới vòi hoa sen, nằm sấp hay mặc áo nịt ngực đều trở nên rất khó chịu và đau rát. Ngoài ra, nhiều chị em chia sẻ thêm rằng họ quan sát thấy các tĩnh mạch ở ngực giãn nở ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn.

Ra kinh

Trái với suy nghĩ của nhiều người, trả lời cho câu hỏi có thai có kinh nguyệt không, nhiều phụ nữ vẫn có thể ra máu kinh vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Việc ra máu này xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.

Có bầu vẫn có kinh là hiện tượng rất bình thường, không có gì đáng lo ngại. Ra máu rải rác hay ít cũng là một trong những dấu hiệu báo rằng bạn đã thụ thai. So với kỳ kinh nguyệt bình thường thì việc ra máu này thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Nếu đồng thời cùng lúc vừa bị ra máu vừa bị đau bụng do co thắt tử cung, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.

Tham khảo: Ra máu như hành kinh khi mang thai

Co thắt tử cung

Vào thời gian đầu tiên của thai kỳ, tử cung thường to lên và bị co thắt là do nó bị căng và có sự gia tăng đột biến các hooc môn. Điều này hoàn toàn bình thường nên bạn đừng quá lo lắng, trừ khi cơn đau của bạn có kèm theo xuất huyết âm đạo.

Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều

Huyết trắng ra nhiều có phải có thai không? Một trong những phản ứng sinh lý sớm nhất khi có thai là sự gia tăng lượng chất nhầy từ âm đạo. Dịch nhầy khi mới mang thai hay chất nhầy báo hiệu có thai là một cơ chế bảo vệ tự động của cơ thể để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trừ khi dịch tiết ra có mùi bất thường, quá nhiều hoặc gây ngứa, còn lại thì không có gì khiến bạn phải lo ngại cả.

Một số phụ nữ có thể bị nấm âm đạo từ giai đoạn đầu thai kỳ do sự thay đổi độ pH và hệ khuẩn trong màng âm đạo. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn hợp lí.

Tham khảo: Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai

Đi tiểu thường xuyên

Một trong những triệu chứng có thai đối với nhiều phụ nữ là họ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do thể tích của tử cung tăng lên, đồng thời chức năng thận cũng tăng nên gây tiểu nhiều. Cũng có nhiều trường hợp bị xón tiểu khi hắt hơi hay cười to, nguyên nhân là do tử cung ngày càng phát triển và chèn ép lên bàng quang.

Nếu như trong lúc tiểu tiện bạn cảm thấy nóng và bỏng rát, hoặc có máu hiện diện thì hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.

Thay đổi về vị giác và khứu giác

Vị giác và khứu giác là hai cơ quan khá nhạy cảm nên dễ dàng bị tác động nhất khi có thai. Nó khiến nhiều chị em không cảm nhận được vị ngon của món ăn quen thuộc, hoặc không thể chịu được mùi vị của vài món khác. Một số món thường gây tình trạng nôn ói, khó chịu ở phụ nữ có thai là  mùi của thịt đỏ, cà phê, sữa và loại các thực phẩm từ sữa, các loại rau củ nặng vị như bông cải hoặc cải bó xôi. Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài toàn bộ thai kỳ, hoặc sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu tiên.

Đây là triệu chứng hoàn toàn tự nhiên, nó là phản xạ của cơ thể trước những thay đổi đột ngột. Phản xạ này cũng giúp người mẹ tránh được những loại thực phẩm có khả năng gây độc hại cho thai nhi vừa mới tượng hình, đặc biệt là khi em bé đang hình thành các cơ quan quan trọng.

Trễ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu nhận biết có thaiđầu tiên và quan trọng nhất.

Tuy nhiên, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý rằng: 

bac si

Cũng có  nhiều nguyên nhân dẫn đến trễ kinh như stress từ công việc, từ áp lực phải có con…hay các thay đổi công việc lịch trình sinh hoạt, do một bệnh lý nào đó ví dụ bệnh lý tuyến giáp gây rối loạn hệ nội tiết, tăng cân quá nhiều hay giảm cân quá nhanh, luyện tập thể thao quá mức, hay do đang dùng một loại thuốc chẳng hạn…sẽ ức chế rụng trứng, phá vỡ một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn bình thường. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể loại trừ có thai bằng cách siêu âm và thử máu Beta hCG. Khi chưa có thai, siêu âm đầu dò âm đạo sẽ thấy nội mạc tử cung bình thường hay mỏng, không thấy túi thai trong lòng tử cung, không có khối cạnh tử cung (khối thai ngoài tử cung) và thử máu beta hCG âm tính. Trễ kinh do các lý do trên sẽ tự hết khi giải quyết các nguyên nhân như giải toả stress, điều trị bướu giáp…

bac si

Cảm thấy nóng bức

Đây là một triệu chứng thú vị khi bắt đầu có thai. Trong suốt thai kỳ, gia tăng nhiệt độ cơ thể khiến bạn luôn có cảm giác nóng bức. Nguyên nhân của triệu chứng là do sự gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ này thì việc gia tăng các hoóc-môn là nguyên nhân chính khiến cơ thể nóng lên. Bạn sẽ trở nên khó chịu, chỉ muốn mặc trang phục mát mẻ, thoải mái, thậm chí muốn cởi bỏ luôn quần áo ngủ vào ban đêm.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến khác của việc có thai. Nó gần như là dấu hiệu áp đảo và mặc dù bạn đã ngủ và nghỉ ngơi nhiều, cảm giác mệt mỏi vẫn liên tục đeo bám không rời. Tình trạng này là do sự kết hợp của nhiều vấn đề, từ ảnh hưởng của nội tiết tố đến nhu cầu huy động năng lượng cần thiết hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Mệt mỏi có thể tiếp tục trong vài tuần, cho đến hết 3 tháng đầu thai kỳ.

Mệt mỏi có thể lên đỉnh điểm vào đầu giờ chiều, sau khi ăn trưa. Đây thường là thử thách cho những phụ nữ đang phải làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn linh hoạt sắp xếp thời gian và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí thì những thay đổi tức thời này cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;