Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?

Bà bầu và công việc

Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản

Đối với nhiều bà mẹ, việc trở lại làm việc sau một thời gian dài nghỉ sinh có thể khó khăn hơn tưởng tượng vì bạn đã quen với việc ở bên cạnh con cả ngày. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn khi chuẩn bị trở lại làm việc.

Việc đầu tiên là hãy cân nhắc xem công việc hiện tại của bạn có phù hợp với hoàn cảnh của mình không. Ví dụ như bạn sẽ không hợp với công việc đòi hỏi phải đi công tác thường xuyên. Trong trường hợp này, hãy nói chuyện với công ty để có thể đổi qua một vị trí thích hợp hơn.

Nhiều bà mẹ thì chọn công việc mà mình có thể làm tại nhà. Việc này giúp cho phụ nữ vừa có thể làm việc lại vẫn ở bên cạnh bé yêu của mình. Làm việc tại nhà cũng giúp thời gian của bạn linh hoạt hơn, tránh phải vắng mặt thường xuyên ở công ty, và có thể duy trì hiệu quả công việc. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm được thời gian di chuyển giữa công ty và nhà nữa đấy!

Nếu bạn cho bé bú mẹ thì việc quay trở lại làm việc cũng là một khó khăn vì không thể thường xuyên cho bé bú được. Nhiều bà mẹ phải vắt sữa từ trước để thời gian mẹ đi làm, bé ở nhà vẫn có sữa bú.

Với nhiều gia đình, thời gian nghỉ thai sản kết thúc đồng nghĩa với việc phải đưa bé đi nhà trẻ hoặc thuê người giúp việc để trông bé. Đây là điều phổ biển hiện nay đối với các gia đình trẻ, hoặc với những cặp đôi sống xa gia đình và không thể nhờ sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại. Nếu bạn chọn đưa con đi nhà trẻ, hãy xem xét cẩn thận về chất lượng, môi trường  cũng như vị trí của nhà trẻ, để có thể thuận tiện cho bạn khi đưa đón bé. 

Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần HuggiesKhăn ướt em bé Huggies

Mục trả lời câu hỏi thường gặp (Dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

1. Tôi có quyền đi làm lại khi chưa hết thời hạn nghỉ thai sản?

Lao động nữ có quyền quay trở lại làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, với điều kiện:

  • Đã nghỉ hưởng ít nhất 4 tháng theo chế độ.
  • Thông báo và nhận được sự đồng ý từ người sử dụng lao động.

2. Tôi có được hưởng chế độ thai sản khi đi làm sớm không?

Nếu quay lại làm việc trước thời hạn, lao động nữ vẫn tiếp tục hưởng chế độ thai sản đến hết thời hạn quy định, cùng với tiền lương của những ngày làm việc.

Dựa trên khoản 2 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản vẫn được nhận tiền ngày lương đi làm và hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

  • + Khoản 1 Điều 34: 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • + Khoản 3 Điều 34: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Lao động nữ mang thai;
  • b) Lao động nữ sinh con;
  • c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

4. Khi đi làm lại, tôi có được hưởng chế độ gì khác không?

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Lưu ý: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở..

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;