Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé

Hình ảnh bụng bầu 6 tháng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Kích cỡ bụng bầu 6 tháng
  2. Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 6
  3. Thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 6
  4. Thai máy bụng bầu 6 tháng như thế nào?
  5. Những lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu cần nhớ?

 

Bước vào giai đoạn bầu 6 tháng, thai nhi bắt đầu có những hoạt động mạnh mẽ trong bụng mẹ. Đồng thời, cơ thể của mẹ cũng nặng nề hơn và có những thay đổi nhất định. Vậy lúc này kích thước bụng bầu như thế nào và mẹ nên và không nên làm gì để con phát triển tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Huggies nhé!

Kích cỡ bụng bầu 6 tháng

Khi ở giai đoạn bầu 5 tháng, bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu lộ rõ. Đến hiện tại, bụng bầu 6 tháng của mẹ sẽ to lên gấp đôi và kích thước thai nhi khoảng 30cm. Đồng thời, lúc này cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng từ 4 đến 6 kg.

>> Xem thêm: 

Kích thước bụng bầu 6 tháng của mẹ

Bụng bầu 6 tháng của mẹ bắt đầu lộ rõ (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển thai nhi ở tháng thứ 6

Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 6, trọng lượng của em bé chỉ khoảng 360 gram và chiều dài khoảng 26,7 cm. Đồng thời, em bé đã phát triển đủ mắt và lông mày. Hệ thống ống tai của em bé cũng đang phát triển, cho phép em bé có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài bụng của mẹ.

Khi em bé đến tuần 22, chiều dài của em bé tăng lên khoảng 27,8 cm và trọng lượng khoảng 430 gram. Lúc này, các đường nét trên khuôn mặt của em bé cũng đã hình thành rõ ràng. Tuyến tụy và lớp lông mềm trên cơ thể em bé cũng đã bắt đầu hình thành.

Thai nhi tuần 23, trọng lượng của em bé tăng lên 500 gram, chiều dài tương ứng khoảng 29 cm và em bé bắt đầu có nhiều chuyển động hơn. Hệ hô hấp của em bé cũng đang hoàn thiện, giúp em bé thích nghi tốt hơn trong tử cung và sau khi sinh ra.

Sang tuần thứ 24, tức tuần cuối của bụng bầu 6 tháng, ba mẹ có thể thấy rõ ràng rằng đầu của em bé lớn hơn so với toàn thân thông qua hình ảnh siêu âm thai. Điều này là hoàn toàn bình thường vì các bán cầu não đang tiếp tục phát triển một cách tích cực.

>> Xem thêm

Hình ảnh siêu âm thai nhi 6 tháng

Hình ảnh siêu âm của em bé 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 6

Mẹ bầu bước vào tháng thứ 6 có thể tăng từ 5-6kg, bụ to dễ trông thấy. Ngoài cân nặng khiến mẹ nặng nề khó chịu, mẹ cũng có thể gặp phải các vấn đề khác như:

  • Rạn da: Thai nhi ngày một lớn lên, nên bụng bầu 6 tháng của nhiều mẹ bầu sẽ gặp tình trạng rạn da. Đồng thời, vùng da phần ngực và đùi cũng bị rạn kèm theo núm vú thâm hơn và bầu lớn hơn và cảm giác căng tức.
  • Chuột rút, chân phù nề:Các mẹ bầu ở tháng thứ 6 sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút và chân phù nề. Điều này chủ yếu là do cân nặng cơ thể tăng tạo áp lực lên chân đồng thời cũng làm máu lưu thông kém. Đây là một hiện tượng thường bắt gặp ở mẹ bầu 6 tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng phù chân diễn biến nặng gây đau và chuột rút thì mẹ nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Đau lưng: Khi kích thước thai nhi tăng lên, bụng của mẹ cũng lớn dần, dẫn đến tình trạng đau lưng. Để giảm triệu chứng này, mẹ có thể sử dụng gối hỗ trợ cho bà bầu. Ngoài ra, việc ăn uống thực phẩm giàu vitamin D và canxi cũng hỗ trợ cho hệ xương khỏe mạnh.
  • Táo bón: Tình trạng táo bón thường gặp ở nhiều bà bầu trong thai kỳ do sự giảm hoạt động của ruột, dẫn đến việc chất lỏng trong phân được hấp thu quá nhiều. Để giảm táo bón, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất bổ sung lợi khuẩn, sắt và rau xanh để thúc đẩy hoạt động ruột và giảm tình trạng táo bón.

Ngoài những vấn đề trên, trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6, mẹ cũng có thể gặp tình trạng khó tiêu, cảm giác ợ nóng và mệt mỏi. Tuy nhiên, một điều tích cực là trong giai đoạn này là mẹ dần mất đi các cơn ốm nghén. Do đó, mẹ có thể ăn uống ngon miệng và thường cảm thấy đói bụng.

>> Xem thêm: Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai 3 tháng cuối cho mẹ bầu?

Tình trạng rạn da của mẹ bầu tháng thứ 6

Mẹ bầu 6 tháng xuất hiện tình trạng rạn da ở vùng bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Thai máy bụng bầu 6 tháng như thế nào?

Bụng bầu 6 tháng thai máy như thế nào là vấn đề cần quan tâm và theo dõi của nhiều mẹ bầu. Tần suất đạp và cử động của thai nhi thể hiện sự phát triển bình thường của em bé trong bụng.

Trung bình mỗi 2 giờ một lần mẹ cần cảm nhận ít nhất 10 chuyển động của con. Tuy nhiên, em bé cũng có thể cử động nhiều hơn và trong khoảng thời gian ngắn hơn. Do đó, để đảm bảo độ chính xác, mẹ nên tính xem thai nhi thực hiện 3 chuyển động trong bao lâu.

Đồng thời, sau một thời gian mẹ sẽ bắt đầu nhận biết được các hoạt động cũng như khoảng thời gian trung bình mà thai nhi thực hiện cử động. Khi mẹ nhận thấy sự bất thường nào so với khoảng thời gian trước đó, mẹ cần thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

>> Xem thêm: Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai tại nhà

Những lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu cần nhớ

Dấu hiệu bất thường khi mang bầu 6 tháng mẹ nên đi khám

Dù bụng bầu 6 tháng căng cứng là điều bình thường, nhưng nếu mẹ bầu gặp tình trạng này đi kèm với một trong những triệu chứng sau, tốt nhất mẹ nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời:

  • Ớn lạnh, sốt cao, đau ê ẩm toàn thân hoặc chảy máu.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tiểu rắt thường xuyên và đau buốt khi đi tiểu.
  • Cảm thấy đau nhức ở vùng chậu liên tục.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt cao trên 38.5 độ C.
  • Dịch âm đạo quá ít hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Sưng phù ở tay chân.
  • Em bé vận động kém hoặc mẹ không cảm nhận được sự chuyển động của bé.

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu 6 tháng cần khám thai định kỳ

Khi nhận thấy bất thường, mẹ bầu tháng thứ 6 cần thăm khám bác sĩ kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

Không nên ăn gì ở giai đoạn bụng bầu 6 tháng?

Trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng, mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

  • Hải sản sống: Chúng chứa nhiều methyl thủy ngân, gây ngộ độc thực phẩm và có thể gây các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
  • Thịt tái: Các món ăn chưa được chín kỹ tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, vì vậy mẹ bầu cần tránh ăn những món này để đảm bảo an toàn.
  • Đồ uống chứa nhiều caffein: Thai nhi chưa phát triển đủ để tiếp thu lượng lớn caffein, việc uống các loại đồ uống này có thể tăng nhịp tim của thai nhi và tiềm ẩn nguy cơ nghiện caffein ngay từ trong bụng mẹ.
  • Đậu nành: Chứa phytoestrogen, một chất kích thích khả năng sinh sản có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, hệ miễn dịch và cơ quan sinh dục của thai nhi nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn nhanh có hàm lượng calo cao có thể gây tăng đột ngột và giảm đường huyết, làm suy yếu cơ thể trong thời gian dài.
  • Thực phẩm cay: Gia vị cay có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của mẹ và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Thực phẩm quá ngọt và nước uống có gas: Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến loãng xương sau sinh và tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Thực phẩm quá mặn: Gây tăng huyết áp, phù nề và có thể gây nhiễm độc thai nghén do áp lực quá lớn lên thận.

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì?

Trong giai đoạn này, việc chú ý đến số lượng và chất lượng thực phẩm cho thai phụ là rất quan trọng. Có thể chia các nhóm thực phẩm như sau:

  • Bổ sung vitamin C cho bà bầu 6 tháng
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho bà bầu.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi và đảm bảo đủ vitamin A, vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác.
  • Thực phẩm giàu axit folic.
  • Cung cấp đủ carbohydrate qua thực phẩm.
  • Bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm phù hợp.
  • Sử dụng dầu thực vật, dầu đậu nành hoặc quả bơ.

Ngoài ra, việc bổ sung đủ nước trong thai kỳ là rất quan trọng. Một bà bầu nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài nước, nên thêm vào chế độ ăn uống các loại nước ép trái cây tự làm từ trái cây tươi để cung cấp nhiều dinh dưỡng.

>> Xem thêm: 

Những điều cần tránh khi mang bầu 6 tháng

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần chú ý những việc không nên làm khi bước vào giai đoạn thai 6 tháng như:

  • Trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng cần hạn chế di chuyển xa và tránh hoạt động vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nên tránh sử dụng giày cao gót và thay bằng giày bệt hoặc dép thấp để đi nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh nguy cơ trượt ngã.
  • Quan trọng nhất là không nên trèo cao hoặc mang vật nặng trước bụng, hạn chế những hoạt động có thể gây căng thẳng cho cơ thể.
  • Để tránh tình trạng trầm cảm khi mang bầu, hãy tạo niềm vui mỗi ngày bằng cách xem phim, nghe nhạc và chia sẻ thời gian vui vẻ cùng chồng và gia đình. Luôn dành thời gian nghỉ ngơi đủ để không ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu 6 tháng cần đảm bảo đủ chất

Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo sức khỏe mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

Bụng bầu 6 tháng căng cứng

Khi bước vào giai đoạn 6 tháng thai kỳ, hiện tượng bụng bầu căng cứng thường gặp ở một số mẹ bầu khi mang thai. Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này:

  • Sự phát triển của thai nhi: Em bé ngày càng lớn dần, khiến bụng của mẹ căng ra. Điều này làm cho nhiều mẹ bầu cảm thấy căng tức và căng cứng ở vùng bụng.
  • Hoạt động sinh hoạt vợ chồng: Các hoạt động tình dục quá mạnh có thể gây căng thẳng và đau nhức vùng bụng của mẹ bầu.
  • Bưng bê vật nặng trước bụng hoặc làm việc quá sức: Việc nâng vật nặng hoặc làm việc nhiều mà thiếu nghỉ ngơi và vận động đủ có thể gây căng cứng vùng bụng.

>> Xem thêm:Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?

Bụng bầu 6 tháng của mẹ căng cứng

Bụng bầu 6 tháng có thể xảy ra tình trạng căng cứng (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai tháng thứ 6 mẹ nên tăng bao nhiêu cân?

Trong tháng thứ 6, trọng lượng của mẹ sẽ tiếp tục tăng khoảng 450 gram mỗi tuần, hoặc có thể nhiều hơn. Mức tăng cân lý tưởng trong giai đoạn này là từ 5-6 kg.

Khi bụng bầu 6 tháng của mẹ lớn hơn trong giai đoạn này, đồng nghĩa với việc em bé đang ngày càng phát triển. Do đó, mẹ nên bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho em bé.

>> Xem thêm: 

Có nên xét nghiệm đường huyết khi mang thai tháng thứ 6?

Hầu hết các bà bầu thường thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong tháng thứ 6. Xét nghiệm này có ý nghĩa quan trọng đối với mẹ bầu giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

Việc không điều trị sớm tiểu đường thai kỳ có thể tăng nguy cơ cho việc sinh non hoặc phải thực hiện phẫu thuật mổ để lấy thai. Nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị suy canxi sau khi sinh và có khả năng mắc các vấn đề như thừa cân, béo phì, vấn đề về hô hấp và rối loạn đường huyết.

>> Xem thêm: Canxi cho bà bầu: 5 loại canxi bà bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ

Trên đây là tất cả những thông tin về giai đoạn bầu 6 tháng. Ở thời điểm này, em bé của mẹ đã lớn hơn một chút khiến cơ thể mẹ nặng nề và khó khăn hơn trong đi lại. Dù vậy, mẹ bầu hãy cố gắng ngủ nghỉ và ăn uống đều độ giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân và thai nhi nhé! Huggies chúc mẹ và bé sẽ an toàn vượt cạn thành công.

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;