Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược có hiệu quả không? Cách thực hiện

mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược

Một trong những vấn đề nhiều mẹ đau đầu khi nuôi con bằng sữa mẹ là tình trạng tắc tia sữa. Có rất nhiều mẹo dân gian giúp mẹ chữa tắc tia sữa được truyền tai nhau, trong đó có mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược. Hiện nay, có nhiều mẹ thắc mắc liệu mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược có hiệu quả không, cách thực hiện thế nào. Hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

>> Tham khảo thêm: 

Tắc tia sữa ở mẹ sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược, mẹ nên nắm rõ về tình trạng tắc tia sữa là gì. Việc cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển. Tuy nhiên, không ít mẹ khi cho con bú sẽ gặp tình trạng sữa không chảy ra. Đây là hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ. Theo đó, lòng ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bịt kín, cản trở dòng sữa mẹ chảy ra ngoài. Khi sữa bị dồn ứ quá nhiều trong lòng ống dẫn sẽ bị đông kết, hình thành các nốt cứng. Lúc này, sữa mới vẫn được tạo ra, khiến việc tắc tia sữa ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến các ống dẫn sữa khác. 

Nếu mẹ không nhanh chóng giải thoát phần sữa bị tắc ra ngoài, thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn vú, áp xe vú,...

>> Tham khảo thêm: Cách ở cữ sau sinh khoa học mẹ cần biết

tắc tia sữa là gì

Tình trạng tắc tia sữa do ống dẫn sữa bị bít khiến sữa không thể chảy ra ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu hiện của tắc tia sữa

Tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bỉm mà việc tắc tia sữa này sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, những dấu hiệu cơ bản mà mẹ bị tắc tia sữa có thể gặp như sau:

  • Sữa mẹ không tiết ra được hoặc tiết rất ít dù mẹ cố gắng vắt và hút sữa.
  • Ngực của mẹ sau sinh luôn trong tình trạng căng cứng, nóng ran.
  • Mẹ có thể cảm thấy bên trong ngực xuất hiện các cục lợn cợn, vón cục.
  • Nhiều mẹ xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu ở ngực. 

Ngoài ra, một số mẹ có thể bị sốt, mệt mỏi, bị giảm lượng sữa hoặc thậm chí là mất sữa.

>> Tham khảo thêm: Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau sinh?

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Việc tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc tắc tia sữa sẽ giúp mẹ dễ dàng áp dụng mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược hiệu quả hơn. Có một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là:

  • Mẹ quá nhiều sữa: Nếu mẹ tiết quá nhiều sữa nhưng bé bú không hết, mẹ không vắt kiệt sữa ra ngoài khiến lượng sữa bị tồn đọng. Trong khi sữa mới vẫn được sản xuất ra khiến vấn đề thừa sữa nghiêm trọng hơn. 
  • Mới sinh: Khá nhiều mẹ sau khi sinh con sẽ có hiện tượng bị nổi cục ở vú do tắc tia sữa vào những ngày đầu, chỉ cần cho con bú và vắt sữa thì cục cứng sẽ biến mất. 
  • Con chưa ngậm đúng khớp ngậm: Trẻ sơ sinh còn nhỏ chưa biết ngậm đúng khớp khiến sữa không được đẩy ra ngoài thì lượng sữa ứ đọng lại theo thời gian cũng sẽ gây tắc tia sữa
  • Bé không bú thường xuyên: Sau khi sinh, sữa mẹ sẽ luôn được sản xuất liên tục trong bầu ngực. Vì thế, nếu bé không bú thường xuyên, đặc biệt là cắt cữ bú trên 5 tiếng mà mẹ không hút sữa kịp sẽ bị tắc tia sữa. 
  • Nhiễm khuẩn: Nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu mà mẹ không vệ sinh núm vú sạch sẽ thì ống dẫn sữa sẽ bị viêm, hẹp kín lại khiến sữa không thể chạy ra ngoài.
  • Stress, căng thẳng: Nếu tinh thần của mẹ không ổn định, bị trầm cảm sau sinh, luôn cảm thấy mệt mỏi rất dễ gặp vấn đề về sữa như ít sữa, tắc tia sữa, mất sữa.
  • Ngực chịu áp lực: Bầu ngực của mẹ sau sinh đang sản xuất sữa mới thường xuyên nên luôn trở nên căng tức, khi mẹ mặc áo ngực quá chật sẽ khiến ngực và ống dẫn sữa bị áp lực, chèn ép gây tắc tia sữa.

>> Tham khảo thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì ảnh hưởng tốt đến sữa mẹ?

nguyên nhân gây nghẽn tia sữa là gì

Nguyên nhân gây tắc tia sữa phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược có khoa học không?

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược có cơ sở khoa học không? Thực tế, lược có răng cưa dày và đều sẽ giúp mẹ bỉm tạo áp lực nhẹ nhàng lên vùng ngực đang bị căng cứng do tắc tia sữa. Khi chải lược theo chiều dòng sữa có thể kích thích sữa chảy ra ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về tính hiệu quả của mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược. Đây chỉ là mẹo dân gian được truyền tai nhau để cải thiện vấn đề sữa mẹ tắc nghẽn.

>> Tham khảo thêm: 

Các phương pháp chải lược hiện nay

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược gồm 2 phương pháp như sau:

  • Chải lược thông thường: Mẹ sẽ dùng lược chải theo chiều từ bầu ngực đến đỉnh vú. 
  • Chải lược kết hợp đắp lá mít: Kết hợp động tác chải lược thông thường và đắp thêm lá mít lên ngực để tăng hiệu quả thông tia sữa.

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược đơn giản tại nhà

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm một chiếc lược thưa làm từ chất liệu nhựa hoặc gỗ để tránh làm xước da ngực và một chiếc khăn ấm.

Cách thực hiện gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cả hai bầu ngực bằng khăn rồi lấy lược chải nhẹ nhàng lên từng bầu ngực từ phần chân bầu vú đến núm vú, hướng từ trong ra ngoài.
  • Bước 2: Dùng khăn ấm để chườm lên ngực, sau đó tiếp tục lặp lại quá trình này trong 3 - 5 phút vài lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

Lưu ý: Mẹ không nên áp dụng lực quá mạnh khi chải vì có thể làm cho răng cưa trên lược cọ xát vào da, gây ửng đỏ và trầy xước.

>> Tham khảo thêm: 

mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược đơn giản tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)

Chữa tắc tia sữa bằng lược kết hợp đắp lá mít

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Khoảng 6-10 lá mít đã đun sôi với 1l nước
  • 1 chiếc lược bằng nhựa hoặc gỗ
  • 1 chiếc khăn ấm

Các bước thực hiện mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược và lá mít vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa và lau sạch bầu ngực bằng khăn ấm
  • Bước 2: Nhúng lược vào lá mít còn đang ấm và chải lên ngực từ bầu ngực đến đỉnh vú.
  • Bước 3: Vớt lá mít còn ấm, đắp trực tiếp lên ngực để chườm ấm bầu ngực, giúp lưu thông dòng sữa tốt hơn.
  • Bước 4: Sau khi đắp bằng lá mít, mẹ dùng khăn ấm nhúng vào nồi nước lá, vắt bớt nước và đắp lên ngực thêm khoảng 5-10 phút, cần kiên trì trong 3 - 5 ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên đắp lá mít lên ngực khi lá đang ấm, lá vừa đun sôi sẽ rất nóng dễ khiến mẹ bị bỏng rát.

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược

Cách sử dụng lược để hỗ trợ điều trị tắc tia sữa là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cải thiện rõ rệt nhất trong tình trạng tắc sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi áp dụng phương pháp này:

  • Việc cho con bú thường xuyên giúp tuyến vú của mẹ lưu thông tốt hơn. Nếu mẹ ngừng cho con bú khi bị tắc sữa, lượng sữa vẫn tiết ra mà không được giải phóng sẽ làm cho bầu ngực càng căng cứng. Điều này có thể làm tình trạng tắc sữa trở nên nặng hơn.
  • Khi kết hợp với lá mít, mẹ chỉ nên đắp lá mít khi lá đã ấm khoảng 50-60 độ C. Mẹ không nên đắp lá mít quá nóng lên ngực, vì nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng, do da ngực rất nhạy cảm và mỏng. Đặc biệt là sau khi sinh, da ngực căng ra sẽ dễ tổn thương hơn.
  • Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược chỉ có hiệu quả trong những trường hợp tắc sữa nhẹ. Nếu sau khi áp dụng phương pháp này tình trạng tắc sữa không giảm đi hoặc còn nặng hơn sau 2 ngày, mẹ nên ngừng sử dụng và tìm đến những phương pháp có cơ sở khoa học hơn. Ngoài ra, nếu mẹ bị tắc sữa kèm theo sốt cao, sưng nhức, mưng mủ, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời và tránh gặp phải viêm nhiễm và hoại tử.

Đây chỉ là một mẹo dân gian được truyền tai nhau và chưa được kiểm duyệt bởi bất kỳ cơ quan y tế nào. Hơn nữa, ngay cả khi mẹ mới bị tắc sữa, phương pháp này cũng không đảm bảo hiệu quả 100% vì phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào tính hiệu quả.

>> Mẹ tham khảo thêm: 

>> Bí kíp cho mẹ: 

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thì việc chọn tã cho bé cũng nên được mẹ bỉm chú trọng. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu. 

Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Phía trên là những thông tin chi tiết về cách thực hiện mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược cũng như một số cách giúp mẹ thông tia sữa đơn giản. Nhìn chung, không phải mẹ bỉm nào cũng sẽ gặp vấn đề tắc tia sữa khi cho con bú, tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy mình có những dấu hiệu bất thường ở ngực và hiện tượng tia sữa khó thông thì nên tìm cách cải thiện ngay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình Chăm sóc bé, mẹ đừng quên gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được nhận tư vấn và hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất nhé! 

>> Tham khảo thêm: 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;