Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu bị tiêu chảy, nên ăn gì và có đáng lo?

Bà bầu bị tiêu chảy

Táo bón khi mang thai gây khó chịu, nhưng mẹ bầu bị tiêu chảy cũng gặp phiền toái không kém. Lo cho sức khỏe mẹ một mà sợ ảnh hưởng em bé trong bụng lên đến 10. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Liệu tiêu chảy khi mang thai có gây hại? Khi nào tiêu chảy khi mang thai được “gắn mác” nguy hiểm?

Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết cách bảo vệ bản thân và bé cưng tốt nhất, mẹ bầu nhé!

Bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy liệu có nguy hiểm cho thai nhi?

Bà bầu bị tiêu chảy: Lỗi lớn do đâu?

Sự thay đổi hormone khi mang thai là một trong những nguyên chính làm mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Hơn nữa, mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Chẳng hạn, cùng ăn một món nhưng người khác có thể không sao thì mẹ bầu lại bị tiêu chảy ngay. Vì lý do này, mẹ bầu thường được khuyến cáo cẩn thận vệ sinh an toàn thực phẩm trong thai kỳ. Một số nguyên nhân khác làm bà bầu bị tiêu chảy có thể kể đến như:

– Do ăn phải thực phẩm ôi thiu, quá thời hạn sử dụng

– Trường hợp mẹ bầu ăn phải món có thành phần không phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể. Bà bầu bị tiêu chảy có thể do dị ứng lactose trong sữa tươi, do ăn phải đồ nhiều đạm, hoặc nhiều mỡ gây rối loạn tiêu hóa…

– Bà bầu bị tiêu chảy có thể do nhiễm virut Rota, Cyptomegalo hoặc ký sinh trùng đường ruột như Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia …

– Trong một số trường hợp bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất cũng có thể gây tiêu chảy

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Bà bầu bị tiêu chảy: Khi nào cần lo?

Trong phần lớn trường hợp tiêu chảy khi mang thai đều “lặn mất tăm” sau vài ngày và không để lại ảnh hưởng nào nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Bà bầu bị tiêu chảy do các loại vi-rút có thể gây nôn mửa và đi vệ sinh rất nhiều lần dẫn đến mất nước, kiệt sức. Ngoài ra, những cơn đau liên tục xuất hiện cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến cục cưng trong bụng mẹ.

Tốt nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy. Một số loại thuốc trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị tiêu chảy nên đến bệnh viện ngay khi gặp những trường hợp sau:

– Tiêu chảy kéo dài liên tục trong 2 ngày

– Tiêu chảy kèm nôn mửa, sốt.

– Bụng đau dữ dội trong nhiều giờ.

– Ra máu

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

Tất cả những trường hợp tiêu chảy đều cần bổ sung thêm nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất đi. Mẹ bầu có thể uống nước lọc đã đun sôi để nguội, hoặc pha thêm Oresol. Không nên uống các loại nước ép, sinh tố.

Những trường hợp tiêu chảy do thực phẩm, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm có thể làm tình trạng thêm tồi tệ. Đồng thời ưu tiên những thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bánh mì…  Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên theo chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) để làm dịu hệ thống tiêu hóa.

Bà bầu bị tiêu chảy có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Dù nguyên nhân là gì, việc nhanh chóng điều trị tiêu chảy cũng rất quan trọng, tránh để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Tham khảo thêm những cách chăm sóc bà bầu tại Chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ mẹ nhé!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;