Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Gợi ý thực đơn cho bé 2 tuổi mẹ bỉm sữa nấu

Thực đơn cho trẻ biếng ăn

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng không thèm ăn. Trẻ biếng ăn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đây là nỗi lo của không ít mẹ có con nhỏ. Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích về thực đơn cho trẻ biếng ăn trong quá trình nuôi dạy con của quý bậc phụ huynh.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Biểu hiện của trẻ biếng ăn?

Biếng ăn ở trẻ là hay gặp, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các mẹ quá lo lắng và nghĩ rằng con mình không ăn được nhiều. Thật ra, đa số các trường hợp là những trẻ bình thường nhưng nhu cầu của trẻ thấp hơn bình thường, và cha mẹ thường ép trẻ ăn lượng mà cha mẹ nghĩ là "bình thường". Khi chúng ta càng ép trẻ ăn, trẻ lại càng sợ thức ăn và gia đình lại càng áp lực để trẻ ăn cho bằng được. Do vậy, cần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này. Mẹ nên biết được những biểu hiện của một trẻ biếng ăn.

Biếng ăn thường bắt đầu vào giai đoạn chuyển tiếp sang ăn bằng muỗng và tự ăn, điển hình từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Trẻ hiếu động, dễ bị phân tâm bởi các tiếng động hoặc môi trường xung quanh.
  • Thích chơi hơn ăn.
  • Chậm tăng cân, sau đó chậm tăng trưởng.
  • Sự phát triển trí tuệ tốt thậm chí vượt bậc
  • Tính khí: đa số trẻ có tính khí khó chiều, ăn và ngủ bất thường, hành vi cố chấp và khó bảo, những cơn giận dữ dữ dội.
  • Trẻ luôn bận rộn với những suy nghĩ, trò chơi.
  • Sự liên kết lỏng lẻo giữa mẹ và trẻ

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Theo y khoa, biếng ăn/ kén ăn là từ chung để chỉ những khó khăn khi cho trẻ ăn. Có 5 nguyên nhân chính gây biếng ăn:

  • Do bệnh: bé đang bị nhiễm trùng cấp tính/ mạn tính…
  • Do dinh dưỡng: thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu dinh dưỡng
  • Do tâm lý: ép ăn, cách cho ăn không đúng…
  • Do bệnh biếng ăn: do ý thức không chịu ăn…
  • Do ‘cha mẹ chẩn đoán’: cha mẹ muốn bé ăn nhiều hơn sức của bé mặc dù bé bình thường.

Vì biếng ăn có nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau, những lời khuyên chung chung thường không có ích, do đó nếu con bạn bị biếng ăn thì bạn nên đưa bé đi tổng quát và khám dinh dưỡng để được thăm khám và xác định nguyên nhân, sau đó có cách điều trị thích hợp.

bac si

Tham khảo: Thực đơn cho bé

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên trì với trẻ, đồng thời thay đổi cách cho ăn và khẩu phần hợp lý. Các quy tắc chung cần đảm bảo:

  • Cho trẻ tập trung vào bữa ăn không xem TV.
  • Giới hạn bữa ăn 20 – 30 phút thôi.
  • Đừng tỏ thái độ khó chịu khi trẻ không ăn.
  • Khen ngợi khi trẻ ăn thức ăn mới.
  • Cung cấp thức ăn phù hợp lứa tuổi.
  • Giới thiệu món ăn một cách hệ thống, kiên trì.
  • Khuyến khích trẻ tự xúc, tự gắp, tự lấy thức ăn. Cứ cho trẻ nghịch thức ăn, dù đổ cơm, vỡ bát.
  • Không cho ăn uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Thực đơn cho trẻ biếng ăn như thế nào?

Các quan niệm sai lầm của mẹ, đó là cho rằng chất đạm là thức ăn rất bổ, rất cần thiết nên cung cấp quá nhiều dẫn đến khó tiêu hóa, trẻ gầy và lên cân không tốt. Trong xương có nhiều canxi, hầm xương cho trẻ ăn liên tục làm trẻ chán ăn. Hay chất béo là thức ăn khó tiêu nên nhiều mẹ hạn chế cho trẻ. Tuy nhiên ít người biết rằng nhu cầu cung cấp chất béo ở trẻ em rất cao, cao hơn ở người lớn. Chọn chất béo phù hợp với lứa tuổi và cung cấp đầy đủ giúp trẻ phát triển tốt...

Tham khảo: Tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh

Xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn cần lưu ý:

  • Khẩu phần thức ăn phong phú đa dạng tránh nhàm chán, cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng trong tháp thức ăn.
  • Khẩu vị thức ăn: chọn khẩu vị thức ăn lành mạnh, không quá ngọt, không quá mặn tránh béo phì, cao huyết áp, sâu răng.
  • Độ lợn cợn của thức ăn tùy theo lứa tuổi: < 6 tháng: bột 5% - 10% ,9 – 10 tháng: cháo,  20 tháng: cơm nhão tán –thức ăn lợn cợn, 2 tuổi: cơm hạt như người lớn.

Dưới đây là một ví dụ về thực đơn cho trẻ biếng ăn hợp lý cho trẻ 18 tháng:

*  6h: Cháo thịt gà 1 bát con +quýt ngọt 1 quả + 1 hũ sữa chua (susu, nha đam, dâu, cam…).

*  11h: – Cơm nát: 1 bát.

– Thịt băm rim hành.

– Canh khoai tây cà rốt nấu sườn.

– Xoài: 100-200g.

*   15h:– 2 miếng pho mai.

-1 hũ sữa chua (susu, nhađam, dâu, cam…).

*  17h: – Cháo lươn hoặc Cơm nát: 1 bát.

- Tôm bóc vỏ  rim  cà chua.

– Canh bí nấu thịt.

– Chuối 1/2 quả.

Hy vọng với những kiến thức trên, mẹ sẽ lựa chọn cho con mình một thực đơn hợp lý cho trẻ biếng ăn,  giúp trẻ hay ăn chóng lớn và phát triển khỏe mạnh. Cần thông tin gì thêm, mẹ tìm hiểu tại chuyên mục  Cách chăm sóc bé nhé

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;