Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

GIẢI MÃ NGUYÊN NHÂN BÉ CHẬM MỌC RĂNG

Bé chậm mọc răng do thiếu can-xi

Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và hoàn thiện quá trình này vào khoảng 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé chậm mọc răng hơn các “nhóc tỳ” cùng tuổi. Vì sao lại vậy? Mẹ tham khảo ngay những nguyên nhân trẻ chậm mọc răng sau đây nhé!

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Bé chậm mọc răng do thiếu can-xi

Can-xi là thành phần chủ yếu xây dựng nên hệ xương và răng của cơ thể. Việc thiếu hụt can-xi là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Quá trình mọc răng thường bắt đầu khi trẻ 6 tháng và hoàn tất khi trẻ 2-2,5 tuổi

Quá trình mọc răng thường bắt đầu khi trẻ 6 tháng và hoàn tất khi trẻ 2-2,5 tuổi

Chỉ trừ trường hợp người mẹ ăn uống quá kiêng khem, hoặc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng khi cho con bú, phần lớn các bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên thường rất hiếm khi bị thiếu hụt can-xi. Khi bé lớn hơn, bắt đầu ăn dặm, tình trạng thiếu can-xi thường dễ xảy ra hơn.

Nếu bé chậm mọc răng do thiếu can-xi, mẹ có thể tăng thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, phô mai, tôm cua, súp lơ, cải bó xôi… vào thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm cách bổ sung thêm can-xi cho bé.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bé chậm mọc răng do thiếu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Vì vậy, thiếu hụt vitamin D cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng của trẻ.

Thông thường, 80% nguồn vitamin D cơ thể nhận được từ ánh nắng mặt trời. Phần nhỏ còn lại từ các nguồn thực phẩm. Vì vậy, nếu bé không có điều kiện tắm nắng thường xuyên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh theo đường uống. Mẹ cũng nên lưu ý, vitamin D là vitamin hòa tan trong dầu. Vì vậy, nếu không đủ chất béo trong thực đơn hàng ngày, cơ thể bé cưng cũng không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết.

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Bé chậm mọc răng thường do thiếu vitamin D và can-xi

Bé chậm mọc răng thường do thiếu vitamin D và can-xi

Chậm mọc răng do suy dinh dưỡng

Nguồn thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, bé không thể phát triển một cách toàn diện. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ. Bé chậm mọc răng và có chỉ số cân nặng, chiều cao thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu của việc suy dinh dưỡng.

Với trường hợp này, ngoài cân bằng các nhóm bột, đường, đạm, béo trong thực đơn hàng ngày của bé, mẹ cũng nên tăng cường thêm các vi chất quan trọng như kém, phốt pho, magie. Thiếu những dưỡng chất này, cơ thể cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu can-xi, dẫn đến tình trạng thấp còi, chậm mọc răng.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Do yếu tố bên ngoài

Ngoài những lý do trên, bé chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm. Nếu nướu của bé bị tổn thương, quá trình mọc răng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Với nguyên nhân này, mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày để làm giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như các bệnh lý về răng miệng. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách.

Không phải tất cả trường hợp bé chậm mọc răng đều đáng lo. Tuy nhiên, nếu sau 13 tháng tuổi, bé vẫn chưa mọc răng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra xem bé con đang gặp phải vấn đề gì. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như các cách chăm sóc bé trong chuyên mục Chăm sóc bé tại website Huggies.com.vn

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;