Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dự đoán chiều cao của bé

Dự đoán chiều cao của bé

Hầu như các bé khi mới sinh chiều cao đều tương đương nhau. Chỉ khi lớn lên thì sự khác biệt chiều cao mới trở nên đáng kể.

Nếu tò mò về chiều cao tương lai của bé, bạn có thể thử các cách sau. Cách thứ nhất là thông thường chiều cao khi trưởng thành xấp xỉ gấp 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Cách thứ 2 được các nhà nội tiết học dùng để dự đoán chiều cao của bé mà bạn có thể dùng thử ở website của HUGGIES®.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Yếu tố quyết định chiều cao của trẻ

Có rất nhiều gen ảnh hưởng chiều cao của trẻ. Và chiều cao của mỗi người phản ánh chiều cao từ ba mẹ của họ. Môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến chiều cao. Ví dụ, suy dinh dưỡng lúc nhỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và chiều cao. Dinh dưỡng trong tử cung và những năm đầu đời cũng ảnh hưởng chiều cao của mỗi người.

Ở mỗi cá thể sẽ có sự phối hợp di truyền quy định quá trình phát triển của xương, hoóc môn tăng trưởng và men chuyển hoá. Tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng cho quá trình tăng tưởng và phát triển. Chúng ảnh hưởng đến 70% chiều cao của trẻ.

30% còn lại do nhiều yếu tố khác. Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng cách cơ thể hình thành và tăng trưởng. Ở những giai đoạn quan trọng  trong những năm đầu đời, cơ thể chúng ta rất cần nguồn dinh dưỡng đúng để phát triển toàn diện và lâu dài. Các bà bầu nên cố gắng đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bản thân và cho bé trong tử cung. Đối với các bé tuổi tập đi và các bé đang lớn thì đầy đủ dinh dưỡng là cực kì quan trọng.

Bác sĩ sẽ dùng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng. Điều này có 2 cái lợi. Thứ nhất, bạn sẽ biết bé tăng trưởng thế nào so với bạn cùng lứa và cùng giới. Thứ hai, bác sĩ sẽ theo dõi được sự phát triển chiều cao và cân nặng theo thời gian để xem bé phát triển có hợp lý không.

Công thức dự đoán chiều cao của bé

Đối với con trai: cộng chiều cao của ba và mẹ theo centimet, chia tổng đó cho 2 rồi cộng thêm 6.5 vào kết quả. Đây là kết quả chiều cao theo ba mẹ. Kết quả này cộng trừ 10 sẽ ra khoảng chiều cao dự đoán cho con trai tương lai của bạn.

Đối với con gái: cộng chiều cao của ba và mẹ theo centimet, chia tổng đó cho 2 rồi trừ 6.5. Đây là kết quả chiều cao dự đoán theo ba mẹ. Bạn cộng trừ 10 vào kết quả này sẽ ra khoảng chiều cao dự đoán cho con gái bạn. 

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé chưa? Tham khảo cách đặt tên cho con cùng Huggies nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;