Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách trị ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Những biểu hiện như sổ mũi, thân nhiệt trẻ sơ sinh chưa ổn định ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những năm tháng đầu đời. Ngoài những dấu hiệu đó, nổi mẩn đỏ cũng là một dấu hiệu về sức khỏe mà bố mẹ cần chú ý. Nổi mẩn đỏ là thuật ngữ tổng quát chỉ cho nhiều loại tổn thương da khác nhau, từ mề đay đến các vết phát ban nhỏ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, bố mẹ cần làm gì? Hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi mẩn đỏ là gì?

Nổi mẩn đỏ là sự xuất hiện đột ngột của những nốt đỏ trên da gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Trong giai đoạn đầu đời, bé chỉ có thể biểu hiện sự khó chịu bằng cách quấy khóc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần của cả ba mẹ và bé. Các nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện ở những vùng da như cổ, mặt, chân, tay,... hoặc đôi khi có trường hợp lan rộng ra khắp cơ thể. Thời gian và tần suất xuất hiện các nốt này khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa của bé.

>> Tham khảo: Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh

>> Một số nguyên nhân khác khiến trẻ khó chịu là bị sôi bụng, khó ngủ hoặc bị rôm sảy.

Nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay

Nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trong bốn tuần đầu của cuộc đời, da của trẻ sơ sinh có thể trải qua nhiều biến đổi. Hầu hết các tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là lành tính và tự giới hạn. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện khác kèm theo lại rất nguy hiểm, cần bác sĩ khám để chẩn đoán nguyên nhân lây nhiễm hoặc do bệnh tật nào đó.

Mẹ có biết:

Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da

Mẹ nên quan sát cũng như ghi nhận những biểu hiện của bé để đưa ra biện pháp kịp thời khi cần thiết. Một số biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ:

  • Mẩn đỏ mọc thành từng đám hoặc mọc rải rác ở vùng da đầu, má, mặt hoặc thậm chí là toàn thân bé.
  • Mẩn đỏ ban đầu chỉ xuất hiện ở một vùng da nhưng sau đó có xu hướng lan rộng nhanh chóng ra các vùng khác và toàn thân.
  • Vùng da xung quanh vết mẩn thường bị đỏ.
  • Một số mẩn có mủ xanh, vàng báo hiệu đã bị nhiễm khuẩn.
  • Vùng da xuất hiện mẩn đỏ thường khô, sau đó bị lở loét, chảy nước và đóng vảy.
  • Khi bị nổi mẩn, bé sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc liên tục.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ 

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Erythema Toxicum Neonatorum)

Ban đỏ nhiễm độc có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân. Là bệnh lành tính, tự giới hạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 40 đến 70 %, phổ biến nhất ở trẻ sinh ra và cân nặng dưới 2500 g. Các biểu hiện có thể thấy sau khi sinh nhưng thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.

Bé có các biểu hiện:

  • Tổn thương là những dát đỏ, sẩn đỏ có đường kính 2 - 3 mm, mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng gì. Số lượng và vị trí tổn thương thay đổi tuỳ từng trường hợp.
  • Triệu chứng toàn thân: không sốt, không cần dùng đến cách hạ sốt nhanh cho trẻ, không có các triệu chứng về thần kinh.
  • Nguyên nhân: Không rõ.
  • Vị trí thường gặp nhất là bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, thân người, gốc chi; hiếm khi có tổn thương ở gan bàn tay, gan bàn chân, niêm mạc. Tổn thương tự thoái lui sau 5-14 ngày và không để lại dấu vết gì.
  • Điều trị: Trẻ bị nổi mẩn đỏ trong trường hợp này là bệnh lành tính, tự giới hạn, không cần điều trị.

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Mụn trứng cá (mụn đầu trắng) ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn ngứa thường gặp. Mụn trứng cá chiếm tỷ lệ khoảng 20% trẻ sơ sinh và thường khởi phát ở tuần thứ 3.

  • Biểu hiện: Thương tổn là là các mẩn đỏ viêm và mụn mủ như mụn trứng cá, còn thương tổn dạng nang hiếm khi xảy ra.
  • Vị trí thường gặp nhất là ở mặt, trán…
  • Nguyên nhân: được cho là do sự kích thích androgen của tuyến nhờn bởi các hormone mẹ.
  • Điều trị: thường không cần thiết vì tổn thương tự hết trong vòng 1-3 tháng. Tuy nhiên, các chế phẩm mụn trứng cá có thể được sử dụng với nguy cơ tối thiểu trong các trường hợp nặng hoặc kéo dài.

>> Tham khảo:

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân do viêm da tiết bã, có các biểu hiện: trên nền hồng ban có hiện tượng bong tróc vảy nhỏ màu vàng , nhờn, giới hạn tương đối rõ.gây ra biểu hiện ngứa gây ra cảm giác khó chịu cho bé.
  • Vị trí : Tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã như trên da đầu, ở mặt và vùng thân trên cơ thể, vì vậy được gọi là bệnh viêm da tiết bã.
  • Nguyên nhân: Do nấm Malassezia spp gây ra phản ứng viêm.
  • Điều trị: Các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tùy theo diện tích, mức độ và có bội nhiễm kèm theo hay không.

>>Tham khảo: Trẻ bị cứt trâu do đâu?

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Hăm tã

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường là do hăm tã. Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều, do ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân do tiêu chảy.

Bé có các biểu hiện:

  • Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ xát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
  • Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương,làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
  • Vị trí: các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).
  • Điều trị: đa phần tự hết nếu giữ gìn vệ sinh tốt, tránh ẩm ướt, nếu nặng bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, trẻ bị hăm có thể có các biểu hiện như sau:

bac si

Dấu hiệu đỏ da, hồng ban, bóng hoặc mụn nước gây ngứa ngáy có thể xuất hiện tại chỗ hoặc toàn thân, xảy ra thường xuyên khi mặc tã, ngay cả khi tả khô hay ướt. Hăm lở da do ẩm ướt: do bỉm đầy, đọng nước tiểu hoặc phân, tiếp xúc lâu với làn da của bé sẽ gây hăm ở những nếp cọ gấp. Biểu hiện bằng hồng ban, lở loét da tại chỗ, ẩm ướt. Tình trạng này xuất hiện không thường xuyên, chỉ khi bé tiếp xúc lâu với tả ẩm ướt.

bac si

>> Tham khảo: Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hăm da

Trẻ sơ sinh bị hăm da (Nguồn: Sưu tầm)

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm về tình trạng hăm da và cách phòng trị:

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân. Nhiễm trùng da do vi trùng là chẩn đoán phổ biến nhất ở các trẻ có vấn đề về da, chiếm khoảng 17% các trường hợp đến phòng khám.

a) Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng da

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do nhiễm trùng da thường do các nguyên nhân:

  • Vi trùng.
  • Virus: Gặp ở một số bệnh như là mụn cóc, thủy đậu, bệnh sởi,…
  • Nấm: Như candida, nấm hắc lào,..
  • Ký sinh trùng: Như ghẻ.

b) Các triệu chứng của từng loại nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Những loại nhiễm trùng da:

  • Có nhiều loại vi trùng có thể gây tổn thương da, nhưng hay gặp là tụ cầu vàng và liên cầu beta tan huyết nhóm A.
  • Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, những bệnh hay được đề cập như: chốc,mụn nhọt, viêm mô tế bào, viêm quầng,..

Triệu chứng chung của các bệnh nhiễm trùng da, nhìn chung bé có một số tổn thương như:

  • Vùng da tổn thương sưng ít hay nhiều, có ranh giới rõ hoặc không, có hiện tượng nóng đỏ và đau.
  • Mẩn đỏ, mụn mủ, mụn nước, bóng nước.
  • Từ các mụn nước,bóng nước hóa mủ và vỡ ra thành các vết loét hoặc vết trợt da,làm mủ.
  • Hạch có thể to và đau liên quan đến vùng bị nhiễm trùng….
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ đến cao, mệt mỏi, biếng ăn…
  • Vị trí: Có thể gặp rải rác hoặc khu trú, nếu viêm nang lông thì khu trú ở vùng lông,tóc.
  • Biến chứng: Khi tổn thương lan rộng, vi trùng theo dòng máu có thể gây: Viêm nội tâm mạc, viêm xương tủy xương, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, thấp khớp cấp (do liên cầu), nhiễm độc nặng, nhiễm trùng máu, dễ gây tử vong (do tụ cầu).

Nhiễm trùng da do virus:

  • Có thể có sốt,nổi hạch đi kèm.
  • Trẻ có thể có dấu hiệu đau đầu,biếng ăn, uể oải.
  • Nôn ói,tiêu chảy hoặc sổ mũi ho khan,...
  • Tổn thương thường biểu hiện dưới dạng ban (Sởi, Rubella,...), mụn nước (Thủy đậu, bệnh tay chân miệng,...).

Nhiễm trùng da do nấm:

  • Thường gây ngứa hoặc đôi khi ít ngứa.
  • Tổn thương là dạng đốm hay một mảng có màu trắng, màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu,sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.
  • Nấm hắc lào: vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước.

c) Yếu tố thuận lợi

  • Thời tiết nóng bức, độ ẩm cao làm tăng tiết mồ hôi và làm chậm thoát mồ hôi ở da, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus nấm... phát triển và gây nhiễm trùng da ở trẻ.
  • Vệ sinh da chưa tốt.
  • Tổn thương da: do té, do gãi gây trầy xước da.
  • Do trẻ sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài trong các bệnh như hội chứng thận hư, hen suyễn,…
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (nhiễm HIV/AIDS).

d) Điều trị nhiễm trùng da ở trẻ

Các trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và mức độ để điều trị bằng thuốc uống hay vừa uống và bôi thuốc.

>> Tham khảo:

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng da

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng da (Nguồn: Sưu tầm)

Chàm sữa

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng.

Bé có các biểu hiện:

  • Ban đầu là hồng ban và làm da trở nên khô,thô ráp có vẩy và ngứa,sau đó có mụn nước, đỏ, rỉ dịch, đóng mày và tróc vảy.
  • Làm bé ngứa ngáy khó chịu và có thể làm khó ngủ.
  • Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi.
  • Vị trí: thường thấy là ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, chân tay...
  • Điều trị: trường hợp nhẹ như da khô, đỏ nhẹ, không rỉ dịch, mẹ có thể bôi cho bé cetaphil lotion hay No-rash cream, nếu có rỉ dịch, bé khó chịu nhiều mẹ nên cho bé khám bác sĩ da liễu nhé!

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị nổi chàm sữa trên da

Trẻ sơ sinh bị nổi chàm sữa trên da (Nguồn: Sưu tầm)

Rôm sảy

Rôm sảy là biểu hiện ở trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ với nhiều sẩn nhỏ, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn như đầu đinh ghim, lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.Bé có thể bị ngứa ngáy biểu hiện khó chịu, quấy khóc.

  • Vị trí ở vùng đầu, cổ và vai, lưng và các nếp gấp của cơ thể.
  • Nguyên nhân do bít tắc tuyến mồ hôi gây ra rôm sảy.
  • Điều trị: đa phần tự hết nếu giữ gìn vệ sinh tốt, tránh môi trường nắng nóng, nếu nặng khi có dấu hiệu bội nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi.

>> Tham khảo:

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Những bệnh ngoài da thường gặp khác ở trẻ 

Ngoài những căn bệnh kể trên, da trẻ sơ sinh cũng có thể gặp một số vấn đề khác gây nguy hại đến làn da của bé yêu.

  • Mề đay: Biểu hiện của mề đay là nổi các nốt phát ban da trông như muỗi đốt, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ sơ sinh có thể mắc chứng này từ sớm do dị ứng với protein trong sữa.
  • Trầy xước: Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị trầy xước do cọ xát với quần áo vậy nên mẹ không nên cho bé mặc đồ quá chật.
  • Mụn vảy đỏ: Biểu hiện của bệnh này là những nốt đỏ trên da gây ngứa ngáy, khô, rò rỉ nước hoặc vảy. Căn bệnh này hình thành là do hệ miễn dịch của bé kém hoặc do bố mẹ có lịch sử nhiễm bệnh.

Cách chữa trị bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ mẹ nên biết

Bố mẹ cần loại bỏ các kích ứng khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ hoặc toàn thân. Vì da bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên mẹ cần chú ý làm những việc sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm thường xuyên.
  • Sau khi ăn và bú, mẹ cần vệ sinh cơ thể và vùng miệng của bé sạch sẽ.
  • Hạn chế đặt bé nằm ở nơi ngột ngạt, ẩm ướt hoặc quá nóng.
  • Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa, mẹ nên hạn chế để trẻ dùng móng tay gãi, cào xước vùng da bị tổn thương.
  • Mẹ nên chọn chất liệu thoáng mát, mềm mại, thấm hút tốt để làm quần áo cho bé.
  • Mẹ cho con bú nên tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản,... thức ăn nhiều dầu mỡ hay quá mặn.
  • Những loại sữa tắm và dầu gội dành cho bé không nên có tính tẩy rửa mạnh, chứa cồn hay có mùi quá nồng.

Cách chăm da cho trẻ sơ sinh tránh các bệnh nổi mẩn

Cách chăm da cho trẻ sơ sinh tránh các bệnh nổi mẩn (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần lưu ý điều gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ?

Ngoài những nguyên nhân trên, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh lây truyền, vì vậy mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé một cách cẩn thận. Trong trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ thì mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi trẻ có dấu hiệu bất thường thì mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Chỉ có bé uống thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên gia.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc bé.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Cho bé tiêm phòng theo như khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Cách phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Để giảm thiểu các nguyên nhân kích ứng gây nổi mẩn đỏ cho bé sơ sinh, bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Duy trì vệ sinh cho bé bằng cách tắm rửa theo hướng dẫn đúng.
  • Sau khi bé bú, đảm bảo làm sạch cơ thể, đặc biệt là vùng miệng của bé.
  • Hạn chế để bé nằm ở những nơi ngột ngạt, ẩm ướt hoặc quá nóng.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát và thoải mái cho bé.
  • Sử dụng dầu gội và sữa tắm được thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
  • Tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng khi mẹ đang cho con bú.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?

Đây là bệnh viêm da dị ứng ở trẻ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, kèm theo biểu hiện sưng nhẹ gây khô, ngứa và khó chịu. Lúc này, mẹ cần vệ sinh da bé cẩn thận, cho bé uống nhiều nước và dùng kem dưỡng ẩm làm dịu đi những nốt mẩn đỏ. Nếu tình trạng tệ hơn, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để nhận sự tư vấn từ bác sĩ.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là biểu hiện của những bệnh da liễu sau đây: mụn sữa, rôm sảy, phát ban, hăm, lác sữa,... Những lúc này mẹ nên chú ý chăm sóc da bé cẩn thận để căn bệnh không phát triển thêm.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt hay các vị trí khác trên cơ thể như đầu, cổ, toàn thân đều có thể là dấu hiệu báo hiệu da bé đang còn non nớt, nhưng đôi khi có thể là bệnh lý, nếu như mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm...thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé! Đừng nên chủ quan mẹ nhé!

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có sao không?

Nếu như mẹ bắt gặp trên da bé nổi mẩn đỏ như bị muỗi đốt thì mẹ có thể nghi ngờ những bệnh lý như bệnh tay chân miệng, dị ứng thời tiết, sốt phát ban, chàm sữa, nấm da, rôm sảy,... Nếu bé không có dấu thường bất thường thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm các triệu chứng tại nhà:

  • Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.
  • Cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho bé tắm bằng nước mát để giảm ngứa và viêm da.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp về tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo chuyên mục Chăm sóc bévà các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Chăm sóc sức khoẻ cho bé!

Những vấn đề thường gặp ở trẻ:

Sản phẩm bỉm Huggies mà bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;