Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Trở về nhà sau khi sinh

Trở về nhà sau khi sinh

Những mong đợi của mẹ

Bạn nên thảo luận với chồng bạn về những mong muốn của cả hai khi em bé về nhà sau khi sinh. Việc này sẽ giúp bạn bớt được một số căng thẳng. Bạn sẽ thấy rằng chồng bạn cũng có những quan điểm khác bạn. Anh ấy có thể gia trưởng một chút và không thích chịu trách nhiệm những việc lặt vặt trong nhà. Cách nhìn này đã lỗi thời rồi. Đa số đàn ông hiện nay đều thích có cơ hội chung tay chăm sóc cho đứa con bé bỏng. Bạn nên tạo điều kiện cho chồng bạn tham gia việc nhà với bạn nếu họ sẵn lòng. Bạn sẽ đỡ cực hơn và không cần thiết phải chấp nhận hi sinh. 

Nếu cả hai có thể sắp xếp những mong muốn cho hợp lý, mối quan hệ giữa 2 vợ chồng sẽ hoà hợp hơn. Thậm chí những mong muốn này nên được viết ra giấy để dễ nói chuyện với nhau hơn. Chúc bạn may mắn.

Quan hệ anh chị em trong nhà

Khi bạn đem em bé về nhà, anh chị của bé có thể cảm thấy cuộc sống xáo trộn. Bạn là người phân xử tốt nhất cho các con. Hãy cứ dùng trực giác của bạn để dạy các bé cần phải làm gì. Sau đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Đa số bà bầu không nói với con về việc có thêm em bé cho đến lúc thai khoảng 13 tuần. Vì thời điểm này đã qua giai đoạn nguy hiểm của thai kì và bé lớn cũng không phải chờ đợi lâu để thấy em. Bạn nên nhớ các bé không có khái niệm về thời gian. Các bé chỉ muốn em bé ra ngay và chơi với chúng ngay tức khắc mà thôi.

Quan hệ với anh chị em

  • Bạn nên để bé tham gia vào những cuộc nói chuyện liên quan đến em bé mới càng nhiều càng tốt. Bạn không nên để bé phải lựa chọn những việc như  “Con thích em trai hay em gái?” hoặc “Con thích gọi em bé là gì?”, trừ khi bé thật sự được chọn tên cho em mình.
  • Bạn nên sắp xếp để bé được tham gia quyết định như mua quần áo hoặc sắp đặt phòng ốc.
  • Hãy để bé được chọn một món quà cho em mình khi đến thăm em.
  • Đa số các bé đều thích nghi tốt khi bạn phải nằm viện nhưng vẫn nên nói cho bé biết những việc sẽ diễn ra ở nhà: Bé sẽ ở với ai hoặc được đến chơi với bạn chẳng hạn.
  • Bạn có thể sẽ rất mệt mỏi vì mang thai nhưng đừng vịn vào lý do này để biện hộ cho những việc bạn không thể làm cho con. Bé có thể nhớ những việc này và đâm ra giận em mình ngay cả khi em chưa chào đời.
  • Mua một món quà và nói với bé rằng  “Em tặng con” như là một cách giới thiệu em bé mới với anh/chị chúng.

Em bé mới xuất hiện sẽ làm xáo trộn cuộc sống của anh/chị chúng. Bạn nên chuẩn bị cho sự thay đổi của bé khi bé phải thích nghi với thành viên mới của gia đình. Để cập nhật thêm các kiến thức về mẹ và bé, bạn có thể truy cập ngay Huggies

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;