Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Nhiễm cytomegalovirus (CMV) trong thai kỳ

Nhiễm cytomegalovirus (CMV) trong thai kỳ

Câu chuyện của tôi bắt đầu vào tháng 9 năm 2006…

Chồng tôi và tôi quyết định sẽ có con, nhưng chúng tôi chỉ chính thức bắt đầu vào tháng 10 năm 2006. Khi mà ngày cuối của kỳ kinh tới gần, tôi đã làm một kiểm tra khoảng trước ngày cuối khoảng 1 tuần. Kết quả âm tính và tôi cảm thấy thật ngớ ngẩn. Rõ ràng tôi không thể có thai nhanh như vậy. Do đó, tôi giả định rằng mình sẽ có thai trong các kỳ sau và sinh nhật của tôi, tháng 4, tức là 6 tháng sau đó, tôi vẫn chưa có.

Kỳ kinh tiếp theo trong tháng 12 năm 2006, tôi đợi cả ngày nhưng chẳng có gì, do đó tôi làm một kiểm tra vào lúc 10 giờ tối. Khi hai vạch màu xuất hiện, tôi đã bị sốc và nghĩ hẳn là một sai sót gì đó. Tôi làm một kiểm tra khác vào lúc 12 giờ đêm và kết quả cũng là dương tính. Tôi làm kiểm tra thai lần thứ ba và cuối cùng, kết quả luôn là dương tính. Tôi đã nghi ngờ nên tôi đến gặp bác sỹ để làm kiểm tra và kết quả cũng là dương tính. Hóa ra, tôi đã có thai 4 tuần. Sau khi chấp nhận sự thật, tôi bắt đầu ngẫm lại mấy tuần qua và nhận ra là ngực tôi trông có vẻ lớn hơn và khá nhạy cảm và tôi đi vệ sinh nhiều hơn bình thường cũng như cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Tôi muốn đợi khoảng 1 hoặc 2 tuần đến sinh nhật của anh ấy để nói cho anh ấy biết sự việc nhưng cú sốc có thai quá sớm làm cho tôi bối rối và không ngừng khóc. Khi tôi về đến nhà, gặp chồng, tôi bật khóc và nói cho anh biết sự việc. Anh ấy cũng sốc và mừng như tôi.

Tôi đi kiểm tra lần đầu vào tuần thai thứ 9, siêu âm lần đầu vào tuần thứ 12 để xem con của tôi có rủi ro bị hội chứng Downs không. Rủi ro bị là 1/1000 nên tôi không lo lắng gì nhiều.

Vào tuần thứ 19 tôi biết được con của mình là con trai và đó chính là điều chúng tôi muốn nên cả hai rất hạnh phúc. Cuộc kiểm tra còn cho thấy nhau bám thấp hơn khoảng 2cm dưới cổ tử cung do đó tôi được chỉ định đi kiểm tra một lần nữa vào tuần thứ 32. Trước cuộc kiểm tra đó, tôi đã xét nghiệm máu cho thấy tôi có khả năng bị tiểu đường thai kì nên tôi phải làm một xét nghiệm khác. Xét nghiệm thứ hai cho kết quả tốt hơn, tôi không bị.

Siêu âm tuần thứ 32 cho thấy nhau thai đã vào đúng vị trí nhưng hơi ít nước ối và bào thai mới chỉ có kích thước tương đương tuần 31, tức là trễ hơn 1 tuần. Tôi được chỉ định siêu âm một lần nữa tại tuần 34 nhưng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội làm kiểm tra đó.

Tôi cảm thấy bé Kaiden động đậy vào khoảng tuần thứ 15. Tổng cộng, tôi chỉ tăng 4 kg từ 63 lên 67 kg trong 34 tuần 1 ngày. Nhìn chung, Kaiden rất hiếu động, tôi có thể nhìn thấy bé chuyển động suốt. Cho đến một tuần nọ, tôi nhận thấy chuyển động của bé giảm đi nhiều và nghĩ rằng đó là do bé đã lớn hơn và bị ép chặt hơn trong đó. Tôi nói điều đó với y tá đỡ sanh và bà bảo tôi nên đến khám để đảm bảo là mọi chuyện đều ổn.

Tôi đến bệnh viện và được đưa lên một cái máy giúp quan sát nhịp tim thai và chuyển động. Màn hình cho thấy nhịp tim rất ổn và chuyển động cũng bình thường. Bà đỡ nói có lẽ bé đang ở tư thế mà tôi không cảm nhận được chuyển động của bé hoặc là nhau thai đã dịch ra phía trước và làm cho tôi không cảm nhận được chuyển động của bé. Tôi về nhà, cảm thấy an tâm vì mọi chuyện vẫn ổn và bé của tôi rất khỏe mạnh. Tôi đã sai lầm, rất sai lầm.

Vài ngày sau, có một hôm tôi không cảm thấy bất cứ chuyển động nào. Thậm chí, mấy tuần trước ngay cả khi bé chuyển động ít thì tôi vẫn cảm thấy được vài lần một ngày. Do đó, khi không cảm thấy gì, tôi lo lắng và gọi bà đỡ ngay lập tức. Bà bảo tôi đến kiểm tra ngay.

Tôi được đưa lên cỗ máy như lần trước và màn hình cho thấy tim thai vẫn bình thường nhưng tôi không thấy bé chuyển động gì cả. Y tá đi ra, nói chuyện với một đồng nghiệp và trở lại bảo tôi phải đến bệnh viện mà tôi định sinh. Bà nói tôi nên chuẩn bị đồ qua đêm phòng khi bệnh viện yêu cầu ở lại để theo dõi.

Khi tôi đến đó, một lần nữa, tôi được đưa lên cỗ máy với những màn hình cho cùng một kết quả. Sau đó, tôi được siêu âm, tim thai vẫn bình thường, bé không chuyển động và đang tập những động tác thở. Siêu âm cho thấy nước ối đang ở mức rất thấp và không còn có nhiều ở xung quanh Kaiden. Bác sĩ nói sẽ theo dõi tôi thêm nửa giờ và nếu bé không chuyển động thì tôi sẽ phải sinh mổ. Tôi hỏi: “ Hôm nay sao?” và bà trả lời: “Đúng. Chiều nay”.

Họ không đợi đến nửa giờ, một người khác vào phòng, đó là chuyên gia gây mê. Người đó yêu cầu tôi ký vào giấy chấp thuận sinh mổ. Tôi được giải thích rằng họ không biết lý do là gì, bé đang gặp nguy hiểm và cần phải mang bé ra càng sớm càng tốt.

Khoảng thời gian từ lúc tôi vào viện đến lúc tôi lên bàn mổ là 3 giờ, họ không phí chút thời gian nào. Đó là dấu hiệu có gì đó rất không ổn đang xảy ra, nhưng tôi đã không để ý và chỉ nghĩ rằng chắc là phải sinh sớm một chút và bé sẽ chẳng sao.

Kaiden được sinh ra vào 4 giờ 21 phút chiều, 4 tháng 7 năm 2007. Đó là ngày Độc lập ở Mỹ, bé cân nặng 1.76kg.

Bé hiện ra trên màn hình trong vài giây để tôi có thể thấy và được mang đi để kiểm tra và làm sạch. Tôi có cảm giác mình đã đợi cả cuộc đời để được nghe bé khóc. Vào lúc đó, tôi nghĩ mọi chuyện đều ổn.

Tôi không rõ là ai đã nói hay tôi nghe được điều đó khi nào: “Họ nghĩ rằng bé bị nhiễm virus vì cả người bé mẩn đỏ.” Tôi bắt đầu lo lắng một chút. Kaiden được mang đến bộ phận NICU khi tôi đang được khâu lại. Tôi không được rời phòng phục hồi để gặp Kaiden cho đến khi tôi tự cử động chân. Rất lâu sau tôi mới nâng chân khỏi giường được, khoảng một hay hai tiếng đồng hồ gì đó, tôi không nhớ rõ. Tôi không nhớ là đã được cho phép gặp bé. Tôi không nhớ gì cả. Tôi không nhớ là được đẩy đi trên giường hay xe lăn, tôi không nhớ là đã nói gì hay đã nghĩ gì, thậm chí còn không nhớ là Kaiden trông như thế nào nếu không được nhìn lại mấy tấm hình.

Các bác sĩ cho rằng bé bị nhiễm Cytomegalovirus vì gan và lá lách của bé bị phù, nhẹ cân, cực kỳ ít tiểu cầu, mẩn đỏ và vàng da, xuất huyết não, hóa vôi và dẫn đến bé ngừng chuyển động trong bụng mẹ. Chúng tôi ước lượng là tôi đã tiếp xúc với virus trong khoảng tuần thứ 30 từ cha của Kaiden, Chris, vì anh ấy bị bệnh trong khoảng thời gian đó và lúc đó tôi không tiếp xúc với chất dịch (vốn là đường lây truyền) từ bất cứ người nào khác.

Họ nói cho chúng tôi về loại virus này và thực hiện kiểm tra tổng thể trên Kaiden. Họ không đề cập đến khả năng Kaiden không qua khỏi mặc dù tôi liên tục hỏi về vấn đề đó. Chúng tôi nhận ra rằng sau khoảng 1 tháng bé sinh ra, các bác sĩ không kỳ vọng bé sẽ sống được. Tiểu cầu trong máu của Kaiden mức thấp nguy hiểm 9,000, người thường có mức khoảng 150,000 đến 200,000. Đó là lý do bé bị hai loại xuất huyết não, loại 2 và loại 3. Nhìn chung Kaiden chỉ có 25 đơn vị máu/tiểu cầu. Trong những ngày đầu, mức tiểu cầu luôn dao động trên dưới 20 hoặc thấp hơn. Tôi ở trong bệnh viện 5 ngày và trong suốt thời gian đó chúng tôi liên tục hỏi han tình hình, và liệu chúng tôi có được vào gặp bé không? Họ nói chúng tôi nên đến gặp bé càng nhiều càng tốt và bé là “một em bé bị bệnh rất nặng”. Nghĩ lại, chúng tôi thực sự đã làm điều đó vì chúng tôi nghĩ bé sẽ chết và chúng tôi đã sợ là mình chưa dành đủ thời gian ở bên bé.

Bé được tiêm chất steroid Prednisolone khi 8 tuần tuổi và nó giúp bé cải thiện mức độ tiểu cầu một cách ấn tượng. Mức tiểu cầu tăng lên dần dần, từ mức khoảng 20 ngàn, tăng dần lên 40, 70, 90 và hơn 100 ngàn, bây giờ đã ở mức bình thường. Chứng vàng da của bé cũng biến mất và bé trông mạnh bình thường. Do tôi đã quen với cái màu vàng đó rồi nên tự nhiên tôi cảm thấy lo lo khi bé đổi màu dù đó là màu bình thường, lâu lâu tôi lại nghĩ: “Trời ơi, trông nó xanh sao quá…”.

Kaiden ở NICU chỉ trong 2 tuần, bé đã tự thở được từ khi sinh ra nhưng người ta vẫn đặt bé vào máy thông gió để bé thở dễ dàng hơn. Sau khoảng 9 ngày, bé được chuyển tới khu CPAP vốn được thiết kế để trợ giúp bé chỉ khi nào bé cần. Với những cái ống đặt trong cổ họng bên NICU, bé không khóc được. Do đó, khi được chuyển đến CPAP, bé bắt đầu phát ra những tiếng thút thít yếu ớt. Chúng thật dễ thương và tôi thích nghe chúng vì điều đó chứng tỏ bé đang khỏe dần lên. Bé bị viêm nhẹ một bên phổi nhưng nó đã mau chóng bình phục. Bé nhận truyền máu và tiểu cầu 3 ngày 1 lần trong thời gian đó. Sau đó giãn ra 4 ngày 1 lần khi bé sang khu SCBU.

Ở khu SCBU bé không lên cân tốt, bé sụt cân cũng nhanh như lên cân. Do đó, các bác sĩ tiến hành thử máu cho bé. Họ phát hiện bé bị đái đường nhạt do tuyến yên bị tổn thương (do xuất huyết và vôi hóa). Tuyến yên chịu trách nhiệm tạo ra hóoc môn giúp điều hòa cơ thể. Trong trường hợp của Kaiden, bé bị thiếu hoóc môn giúp tăng và duy trì cân nặng. Điều này được điều trị dễ dàng bằng cách nhỏ vài giọt hoóc môn vào lỗ mũi bé. Bé khỏi bệnh đái đường nhạt trong khoảng 1 tuần và từ đó trở đi không gặp vấn đề gì với cân nặng. Cho đến nay, tổn thương duy nhất mà chúng tôi biết được gây ra bởi xuất huyết não nhưng chỉ thời gian mới cho biết liệu có vấn đề gì khác không.

Ban đầu, tôi không thích SCBU vì ở đó không có người chăm sóc riêng cho bé như bên NICU. Một người thường chăm sóc 4-5 bé một lúc. Chúng tôi bị cô lập hoàn toàn trong một căn phòng nhỏ ở phân khu SCBU 2 (có 3 khu, khu số 2 là chỗ họ tập trung cho các bé ăn để chúng có thể về nhà. Bé điều trị được nửa đường về nhà chỉ trong hai tuần). Bé còn có kệ riêng trong tủ lạnh để bảo quản sữa mẹ. Chúng tôi cảm thấy bị xa lánh hoàn toàn và như thể bé là mối đe dọa lớn nhất, như bom nguyên tử hay thứ gì ghê gớm lắm. Bất cứ khi nào có ai đó đi vào phòng bé, họ phải rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước, rồi đeo găng tay vào và đeo tạp dề nhựa vào. Sau khi rời phòng, họ phải vứt bỏ tất cả những thứ họ đã dùng và rửa tay bằng xà bông sát khuẩn lần nữa. Tã lót của bé được bỏ vào một cái thùng có nhã “Chú ý! Chất thải độc hại”. Ngoài ra, còn có màn hình theo dõi riêng, cân, ghế cho chúng tôi ngồi, gối dùng để cho ăn, tã, giấy chùi, kem, tấm trải và ổ (thứ để cho bé nằm như nằm trong bụng mẹ), quần áo... Ổ ngủ và tấm trải được cấp bởi bệnh viện và họ cũng cho bé một số đồ chơi. Chúng tôi cảm thấy như thể mình là bệnh truyền nhiễm và chỉ cần nhìn vào chúng tôi là bị bệnh.

Khi bé khá hơn, bé được ra khỏi cái lò ấp đó và hít thở không khí bình thường, tự điều hòa thân nhiệt, tăng cân, khỏe hơn mỗi ngày bất kể trước đó không ai nghĩ rằng bé có thể sống được.

Lần đầu về nhà, bé đã cảm thấy rất khó chịu và khóc liên tục. Chúng tôi không thể dỗ bé được và buộc phải đưa bé trở lại bệnh viện. Sau đó, họ phát hiện ruột bên trái của bé bị sa. Chứng này được chữa bằng một cuộc phẫu thuật và bé hồi phục rất nhanh. Chúng tôi đưa bé về lại, sau khoảng một hai tuần, chuyện đó lại diễn ra. Chúng tôi gọi bệnh viện và nói rằng bé đang biểu hiện như thể bé lại bị sa ruột nữa. Người ta nói rằng đó chỉ là đau bụng bình thường, chúng tôi chỉ cần dỗ bé là được. Chúng tôi nhất quyết khẳng định rằng có gì đó không ổn và cuối cùng họ cũng chịu khám cho bé. Ngay khi vừa đến bệnh viện, chúng tôi phát hiện bé bị mất thính giác nhẹ ở bên tai trái và mất thính giác hoàn toàn ở bên tai phải. Trong vài ngày kế tiếp, tôi đờ đẫn. Tôi về nhà và khóc không kiểm soát được trong một ngày và mọi thứ càng ngày tệ hơn. Tôi không thể kìm chế khi thấy bé, nghe bé hay ở gần bé. Họ chẩn đoán bé bị sa ruột và bé quay trở lại bệnh viện để được phẫu thuật. Trong suốt thời gian ở viện, tôi tham vấn các chuyên gia y tế về tình trạng cảm xúc và được chẩn đoán là bị trầm cảm sau sinh, được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm Zoloft và gặp bác sĩ tâm thần.

Các bác sĩ không đoán trước được là ruột của Kaiden sẽ sa ở chỗ nào, chỉ khi nào nó xảy ra thì họ mới biết. Khi họ đồng ý cho bé về nhà, chúng tôi quyết định sẽ cho bé ở với mẹ của Chris để cho tôi có thời gian hồi phục.

Khoảng một tuần sau, chứng sa ruột lại tái phát và bé phải quay lại bệnh viện làm phẫu thuật. Tôi cho rằng mình đã sẵn sàng đưa bé về nhà và bé đã ở đó cho tới giờ. Lúc đầu mọi chuyện vẫn khó khăn nhưng qua mỗi ngày, tôi càng yêu bé hơn và muốn dành thời gian với bé nhiều hơn. Hiện tại, chúng tôi thật gắn bó. Bé cảm thấy thoải mái nhất khi ở cạnh tôi, bé hay nhìn tôi và không chịu quay đi chỗ khác.

Tại lần kiểm tra cuối cùng (8 tháng tuổi), bé nặng hơn 8kg, đã ngừng dùng thuốc trong 5 tháng và khỏe mạnh như một em bé bình thường. Nếu chỉ nhìn vào bé bạn sẽ khó có thể tưởng tượng ra những gì bé đã trải qua và những vấn đề với bé. Gan và lá lách của bé vẫn bị phù nhưng sẽ mau chóng cải thiện trong thời gian tới. Bé lớn nhanh và rất may là dù bị hiễm CMV, bé không gặp vấn đề khi ăn uống. Lần đầu tôi thử cho bé bú sữa, y tá bảo rằng bé sẽ không bú đâu vì bé quá yếu. Thực ra, bé không bú vì bí quá mệt và không chịu thức dậy. Lần thứ hai bé chịu ngay và bú tốt. Tôi định thử lại nhưng người ta nói rằng bé sẽ không chịu đâu vì bé đã chán rồi và tôi nên thử lại vào ngày mai. Tôi không đồng ý và thử lại. Bé bú mạnh hơn và lâu hơn lần đầu. Bé đã chứng minh người ta đã sai và làm tôi tự hào. Người ta cũng nói bé cần phải trở vào lồng giữ nhiệt vì các bé khác cũng vậy, và vì thường các bé không điều tiết thân nhiệt được. Kaiden chưa từng phải trở lại lồng giữ nhiệt. Máu trong não đã được hấp thu lại thân thể và giờ bé đang phát triển bình thường như bao bé khác. 

Bé được đeo thiết bị trợ thính vào khoảng 4 tháng tuổi và tham liệu pháp điều trị giao tiếp một giờ một tuần tại Trung tâm Cora Barclay. Có khả năng thính giác của bé sẽ hỏng hoàn toàn, trong trường hợp đó bé sẽ được ghép tai nhân tạo Cochlea. Ngược lại, bé có thể sẽ hồi phục và nghe lại được. Chúng tôi lựa chọn liệu pháp tập nghe và nói hơn là đọc môi và ra dấu tay. Chúng tôi không cho rằng bé không thể nói dù việc đó có thể cần nhiều thời gian một chút.

Bác sĩ của bé nói rằng việc nghe có lẽ là vấn đề lớn nhất của bé và chẳng có lý do gì ngăn bé phát triển như bao người bình thường khác. Đây là tin tốt nhất tôi nghe được từ khi bé bước ra từ cửa tử thần cho đến khi chỉ còn vấn đề nhỏ về thính giác. Chúng tôi rất mừng khi biết bé chỉ có chút vấn đề đó thôi, điều đó tốt gấp trăm lần điều chúng tôi tưởng tượng ra. Tuy vậy, chúng tôi biết rằng sẽ có nhiều vấn đề khác phát sinh khi bé lớn lên. Đó là điều gắn liền với CMV, rất khó đoán trước và không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra. Không có xét nghiệm, quét dò hay bất cứ thứ gì có thể nói trước được.

Hiện tại, chúng tôi rất vui vì bé đang ở bên mình. Nếu bé còn ở trong dạ con chỉ lâu hơn một tuần thì tình trạng có thể đã tệ đi gấp nhiều lần.

Khi bé mới sinh, người ta nói rằng bé có thể sẽ phải đối mặt với bại não, tự kỷ, điếc, mù, chậm phát triển, chậm phát triển... Tuy nhiên, bé chỉ mất thính giác một chút. Kiểm tra chi tiết cho thấy bé bị mất thính giác hoàn toàn bên phải và mất thính giác trung/nặng ở bên trái. Bé nghe được khoảng 65 decibel bên tai trái, có nghĩa là bé có thể nghe một cuộc nói chuyện bình thường mà không cần máy trợ thính, chỉ là nghe hơi nhỏ hơn mà thôi. Liệu pháp điều trị giao tiếp rất hiệu quả, bé đã nói được “ba, má, da, ga” và thậm chí còn cố tập nói “meo”.

Hiện giờ bé được 9 tháng rưỡi, đúng hơn là 7 tháng rưỡi đến 8 tháng. Bé phát triển bình thường và là một bé trai tuyệt vời.

Nếu bạn muốn biết thêm về căn bệnh này, bạn có thể xem trang Cảnh báo về CMV của tôi.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, tôi hi vọng mọi người có thể biết được rằng CMV là một loại virus vô cùng nguy hiểm. Nó là nguyên nhân gây thiểu năng nhiều thứ hai, chỉ đứng sau hội chứng Downs và là nguyên nhân dẫn đầu gây điếc ở trẻ em.

Hãy xem trang của tôi để biết thêm thông tin, đây là loại virus rất nguy hiểm và cần được cảnh báo cho cộng đồng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;