Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 40

Thai 40 tuần là mấy tháng? Thai nhi tuần thứ 40 của thai kỳ thuộc tháng thứ 9, đây là thời điểm cực kỳ quan trọng. Bởi vì em bé sẽ có thể chào đời bất cứ lúc nào. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết thai nhi 40 tuần tuổi qua bài viết dưới đây để chủ động đón em bé của mình nhé.

>> Tham khảo thêm:

Sự phát triển của thai nhi tuần 40

  • Thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu? Theo WHO, thai 40 tuần tuổi có cân nặng khoảng 3.462gr, chiều dài khoảng 51.2cm 
  • Thai 40 tuần chuyển động như thế nào? Vào giai đoạn này, em bé đã chuyển động nhiều hơn những tuần trước. Đôi khi, mẹ có thể thấy bụng mình đau dữ dội, lý do có thể là em bé quá hiếu động khi sắp được chào đời đó.
  • Đặc biệt, giai đoạn này, hấu hết các bộ phận, cơ quan trong cơ thể của bé đã được hoàn thiện để chuẩn bị ra ngoài rồi.

>> Xem thêm: 

Những thay đổi của thai nhi tuần 40

Sự phát triển của thai nhi 40 tuần

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi mang thai 40 tuần

Những thay đổi về mặt thể chất

  • Mang thai tuần 40, bạn có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.
  • Bạn cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng khi thai nhi 40 tuần tuổi. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
  • Bạn có thể phải đi tiêu thường xuyên hơn, do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé gây áp lực lên trực tràng. Bạn cũng sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường hơn, vì bàng quang cũng không còn nhiều chỗ trống để chứa nữa.
  • Bạn có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến.

Có thể bạn quan tâm: 

Những thay đổi về mặt cảm xúc khi thai nhi 40 tuần tuổi

  • Vào thời điểm thai nhi tuần 40, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng đến lúc kết thúc. Khoảng 15% phụ nữ mang thai trải qua 39 tuần thai kỳ, và rất hiếm khi bác sĩ cho phép họ qua hết tuần thai thứ 40. Vì vậy hãy yên tâm rằng, trong tuần này bạn sẽ có em bé.
  • Bạn sẽ có thể rất mệt mỏi vì phải nghe mọi người hỏi lý do vì sao vẫn chưa sinh. Bạn chán ngấy khi phải giải thích và lặp đi lặp lại cùng một thông tin. Hãy hạn chế giao tiếp, chỉ nên ở nhà với ông xã bạn thôi. Cố gắng đơn giản hóa mọi việc cho tuần này.
  • Bạn có thể lo lắng về khả năng bị vỡ ối ở nơi công cộng. Nhiều bà bầu tưởng tượng ra đó là một lượng lớn chất lỏng, tương tự như một cơn sóng thần, khi bung ra thì có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ và mọi người. Trên thực tế, điều này rất khó xảy ra. Chỉ có 15% ca mang thai bị vỡ ối trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Để yên tâm hơn, bạn chỉ cần luôn chuẩn bị sẵn bên mình một số khăn và băng vệ sinh.
  • Nếu bạn bị ra nước ối nhưng chưa thật sự bắt đầu chuyển dạ thì việc chờ đợi có thể sẽ căng thẳng. Hầu hết các bệnh viện phụ sản đều có quy định sẽ cho giục sinh 24 giờ sau lần đầu tiên sản phụ bị ra nước ối, nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Một trong những chức năng của túi ối là làm một lá chắn vô trùng bảo vệ cho em bé bên trong tử cung của người mẹ.

>> Tham khảo: 

Mẹ có biết:

Ngoài việc chuẩn bị kỹ năng thở và rặn trong quá trình sinh nở, kỹ năng cho con bú thì việc chuẩn bị những đồ đi sinh cần thiết như tã, bỉm cho bé mẹ nhé! Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày khi thai 40 tuần

Sa bụng bầu: Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ khi thai nhi di chuyển vào khu vực xương chậu của mẹ. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác dễ thở hơn khi thai nhi không còn chèn lên phổi của mình nữa. Tuy nhiên vì em bé di chuyển xuống vùng bên dưới chèn lên bàng quang nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Xuất hiện các cơn co thắt tử cung: hay còn gọi là co thắt sinh lý Braxton Hicks. Những cơ co thắt này xuất hiện với tần suất dồn dập khiến mẹ cảm thấy đau đến mức run rẩy, thậm chí là ngất xỉu. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tắm nước nóng và massage toàn thân để máu lưu thông đều.

Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi: Dịch nhầy được tiết ra nhiều nhằm mục đích “mở đường” cho em bé, vậy nên khi cơ thể mẹ bắt đầu tiết nhiều dịch tức là thai nhi sắp ra ngoài. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy có lẫn nhiều máu giống kinh nguyệt thì mẹ cần đến bệnh viện ngay bởi vì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm.

Cổ tử cung giãn nở: Khi mẹ đi khám thai, bác sĩ sẽ đo lường độ giãn và độ mỏng của thành cổ tử cung để dự đoán ngày sinh. Cụ thể, thời điểm em bé có thể ra đời là lúc cổ tử cung mở 10 cm.

Ngừng tăng cân và có thể bị giảm cân: Khi thai 40 tuần tuổi, em bé đã phát triển đủ, vậy nên nước ối bắt đầu giảm để bé chào đời. Đó chính là lý do mẹ ngừng tăng cân và có thể bị giảm cân.

Vỡ ối: Như đã trình bày ở trên, ở giai đoạn này, lượng nước ối bắt đầu giảm dẫn đến túi ối vỡ để tạo điều kiện cho em bé chào đời. Nếu mẹ nhận thấy nước ối có màu đục, vàng xanh và mùi hôi thì cần nhập viện để được theo dõi kịp thời.

>> Tham khảo thêm: 

Lời khuyên từ chuyên gia dành cho mẹ bầu 40 tuần

Tuần 40 của thai kỳ được xem là thời điểm sinh nở cận kề, vậy nên mẹ bầu phải cực kỳ thận trọng trong mọi hành động để quá trình vượt cạn suôn sẻ hơn:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu đến xuất hiện các biểu hiện lạ hoặc đến ngày dự sinh nhưng mẹ chưa có dấu hiệu gì cả.
  • Tự thực hiện các phương pháp giảm đau gò tử cung như massage, yoga, thiền, tắm nước ấm... dưới tham vấn của bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục vào giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 40 tuần tuổi

Tại sao thai 40 tuần tuổi nhưng chưa có dấu hiệu sắp sinh?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mẹ nhớ sai ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối dẫn đến phán đoán sai ngày dự sinh. Hoặc cũng có thể là do mẹ khám thai muộn, đã qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, dẫn đến bác sĩ khó xác định ngày dự sinh. Vì vậy, thai nhi có thể đã bị tính sai tuổi.

Thai nhi 40 tuần chưa có dấu hiệu sắp sinh cần phải làm sao

Nếu quá 1 tuần so với ngày dự sinh, mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên yêu cầu bác sĩ siêu âm thai để theo dõi nhịp tim và chuyển động của em bé. Việc này nhằm mục đích đảm bảo em bé vẫn đang phát triển bình thường và nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Mẹ cũng có thể cân nhắc đến việc kích sinh.

  • Thai nhi 32 tuần tuổi
  • Thai nhi 33 tuần tuổi
  • Thai nhi 34 tuần tuổi
  • Thai nhi 35 tuần tuổi
  • Thai nhi 36 tuần tuổi
  • Thai nhi 37 tuần tuổi
  • Thai nhi 38 tuần tuổi
  • Thai nhi 39 tuần tuổi
  • Thai nhi tuần 40 chưa có dấu hiệu sắp sinh có nguy hiểm không

    Tình trạng thai nhi tuần 40 chưa có dấu hiệu chuyển dạ để sinh là điều khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Theo các chuyên gia, việc thai nhi chuyển dạ sớm hoặc muộn so với ngày dự sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chuyển dạ diễn ra quá chậm, nhau thai già đi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể, trẻ sinh quá ngày có nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh, sốt cao… Nghiêm trọng hơn, nếu mẹ không theo dõi thường xuyên thai nhi có thể chết lưu hoặc tử vong trong lúc chuyển dạ do lúc này lượng nước ối cung cấp dinh dưỡng cho bé đã giảm đi rất nhiều.

    Ngoài ra, khi em bé ra đời quá tháng có thể bị khô và bong tróc da, do các chất nhầy bảo vệ và chăm sóc da bé trước đây đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn bảo vệ da được nữa. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một ít dầu ôliu trong nhà để cho vào nước tắm bé cũng như để mát-xa cho bé nhé.

    Những em bé sinh già tháng cũng có xu hướng có móng tay dài, dễ tự làm xước mặt, do vậy bạn nên cho bé mang bao tay, và cần cắt móng tay cho bé thường xuyên. Tốt nhất nên cắt móng tay cho bé ngay sau khi tắm xong vì khi đó móng mềm mại dễ cắt. Hãy hỏi y tá hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tốt nhất để làm việc này.

    Các em bé sinh già tháng thường có khuynh hướng háu ăn, vì khi còn trong bụng mẹ ở những tuần cuối thai kỳ, nhau thai đã không thể cung cấp các dưỡng chất cho bé một cách tốt nhất. Khi ra ngoài, bé đòi ăn thường hơn như thể là muốn bù đắp cho những gì đã bỏ lỡ. Vậy nên, mẹ hãy cho bé bú sớm và thường xuyên ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ mau có sữa, đồng thời giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

    4. Thai 40 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?

    Để nhanh chuyển dạ, mẹ bầu có thể tham khảo 9 loại thực phẩm: dứa, vừng đen, thực phẩm cay, đu đủ xanh, nước lá tía tô, rau lang, nước dừa nóng, tỏi, thực phẩm chứa chất xơ, trà cam thảo, trà lá mâm xôi đỏ

    Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi. Đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® để tìm hiểu xem trong túi dự sinh của các mẹ Huggies® có gì nhé!

    Tham khảo thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh đúng cáchSự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi.

    Để biết thêm thông tin, vui lòng xem mục Thai kỳ hoặc Thai kỳ theo tuần.

    >> Nguồn tham khảo:

    Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất: tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Thai ngoài tử cung
    Mang thai 18/11/2020

    Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

    Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;