Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?

Những thay đổi thai nhi tuần thứ 32

Khi thai 32 tuần, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào và thay đổi ở mẹ cũng như một số lời khuyên từ bác sĩ dành cho bà bầu 32 tuần.

>> Xem thêm: 

Thai nhi 32 tuần là mấy tháng?

Khi mẹ mang thai tuần 32 tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng, mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, các mốc khám thai, sự phát triển của em bé trong bụng.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ có biết:

32 tuần cũng là khoảng thời gian thích hợp để mẹ sắm dần cá đồ sơ sinh để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Kích thước, cân nặng thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Theo WHO, trung bình cân nặng của thai nhi 32 tuần rơi vào khoảng 1600 - 1700 gram và chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân đạt khoảng 41 - 43 cm.

>> Xem thêm:

Thai 32 tuần nặng khoảng 1600 - 1700 gram và dài khoảng 41 - 43cm

Thai 32 tuần nặng khoảng 1600 - 1700 gram và dài khoảng 41 - 43cm (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Nếu em bé là con trai, thì lúc thai nhi tuần thứ 32, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

>> Xem thêm:

Hình ảnh thai nhi 32 tuần

Thai nhi 32 tuần trong bụng mẹ

Thai nhi 32 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Thay đổi của mẹ bầu 32 tuần

Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Trong thai kỳ, mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến một số nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường, sinh non, sinh mổ… Ngược lại, mẹ tăng cân chậm dễ dẫn đến tình trạng thai suy dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển, tăng tỷ lệ sinh non.

Vậy bầu 32 tuần tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Theo CDC Hoa Kỳ, tùy vào thể trạng của mẹ trước khi có thai, mức tăng cân được đề xuất như sau:

Mang thai bình thường

Chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai

Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ

Dưới 18,5 (nhẹ cân)

28 - 40 pounds (tương đương 12,7 - 18 kg)

18,5 - 24,9 (bình thường)

25 - 35 pounds (tương đương 11,3 - 15,9 kg)

25,0 - 29,9 (thừa cân)

15 - 25 pounds (tương đương 6,8 - 11,3 kg)

Trên 30 (béo phì)

11 - 20 pounds (tương đương 5 - 9,1 kg)

Mang song thai

Chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai

Khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ

Dưới 18,5 (nhẹ cân)

50 - 62 pounds (tương đương 22,7 - 28,1 kg)

18,5 - 24,9 (bình thường)

37 - 54 pounds (tương đương 16,8 - 24,5 kg)

25,0 - 29,9 (thừa cân)

31 - 50 pounds (tương đương 14,1 - 22,7 kg)

Trên 30 (béo phì)

25 - 42 pounds (tương đương 11,3 - 19,1 kg)

>> Tham khảo:

Thay đổi về cơ thể mẹ bầu 32 tuần

Theo tạp chí BabyCenter, mẹ mang thai 8 tháng tức 32 tuần sẽ xuất hiện một số thay đổi trên cơ thể như sau:

  • Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5cm khi thai nhi tuần 32. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.
  • Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
  • Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axit dạ dày nhiều hơn nữa khi thai 32 tuần. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.
  • Ngôi thai đầu là gì? Trong thời gian thai nhi 32 tuần tuổi, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.
  • Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.
  • Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
  • Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được khi thai 32 tuần. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn.

>> Xem thêm: Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ theo nguyên tắc phong thủy

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi vào tuần 32 của thai kỳ

Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi vào tuần 32 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Thay đổi về cảm xúc của mẹ mang thai tuần 32

Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.

Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.

>> Xem thêm:

Mẹ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng để được thư giãn về cơ thể lẫn cảm xúc

Mẹ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng để được thư giãn về cơ thể lẫn cảm xúc (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu 32 tuần nên làm gì?

Hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa

Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau, và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi bạn đang mang thai này. Có thể bạn thấy mình không lấy gì làm quyến rũ cho lắm, nhưng sẽ có lúc bạn nhìn lại số ảnh này vì thầm mừng rằng may mà mình đã lưu lại những giây phút ấy.

Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả

Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Bạn cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.

Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu bạn chưa hoàn thành chúng

Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng bạn đã xong xuôi công việc của mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn khuyên rằng:

bac si

  • Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, trầm cảm.
  • Để tránh giãn tĩnh mạch chân bằng kê cao chân và hạn chế đứng quá lâu trên một vị trí.
  • Để tránh phù chân bằng cách ăn lạt và ngủ nghiêng bên trái ́với gối hỗ trợ đỡ bụng bầu).
  • Mẹ không nên vận động quá sức, không nên xoa bụng. Lưu ý rằng, mẹ có thể có một số cơn gò nhỏ nhưng thưa, không gây đau.
  • Đối với mẹ có tiền căn sanh non hay thai hiện tại có nhau tiền đạo, nhau bám thấp, hở eo tử cung…cần cẩn trọng, kiêng quan hệ, kiêng đi xa.
  • Mẹ nên chuẩn bị bàn giao công việc, đề phòng sanh non bất chợt, và chuẩn bị đồ sanh, giấy tờ cần thiết.

bac si

>> Xem thêm:

>> Mẹ cũng tham khảo thêm cách chăm sóc phụ khoa trong thai kỳ:

Mẹ cần lưu ý điều gì khi thai nhi 32 tuần tuổi?

Tuần 32 là giai đoạn bé phát triển hoàn thiện và đang chờ ngày chào đời. Tuy nhiên, sẽ có khả năng bé ra đời sớm hơn dự kiến, những bé sinh non thường có sức khỏe kém hơn các bé được sinh đủ tháng. Vì vậy, mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sinh non để kịp thời đưa ra giải pháp khi cần nhé:

  • Vùng bụng dưới co thắt từng cơn.
  • Dịch lỏng xuất hiện nhiều bất thường, có khả năng là nước ối và lẫn máu.

Tuy nhiên, khi gặp trường hợp thai 32 tuần gò cứng bụng và bụng dưới co thắt từng cơn thì mẹ có thể đang gặp cơn gò Braxton Hicks. Mẹ có thể khắc phục bằng cách đổi tư thế, nếu triệu chứng giảm đi thì mẹ không cần lo lắng, ngược lại, nếu triệu chứng không giảm thì hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện mẹ nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm các dấu hiệu cơn gò chuyển dạ để có thể chuẩn bị sẵn sàng khi tới ngày sinh nhé!

>> Tìm hiểu thêm:

Dinh dưỡng cho thai 32 tuần phát triển tốt nhất

Mẹ bầu mang thai tuần 32 cần bổ sung những thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:

  • Đạm: lượng đạm cần bổ sung trong giai đoạn này là 75g - 100g mỗi ngày. Mẹ nên ăn cá, trứng, bơ, sữa, đậu, quả hạch,...
  • Chất béo: axit béo tốt như Omega 3 từ cá thu, cá hồi giúp phát triển não bộ của thai nhi
  • Chất xơ: mẹ nên bổ sung chất xơ từ gạo lứt, bông cải xanh, bánh mì, các loại đậu,... để ngăn ngừa táo bón trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Vitamin C: mẹ cần bổ sung khoảng 75mg vitamin C từ các loại hoa quả như bưởi, cam, chanh,... mỗi ngày.
  • Sắt: mẹ cần ăn trứng, tim, gan, thịt đỏ, thịt heo,... để bổ sung đủ sắt, tránh tình trạng sinh non hay nhẹ cân sau sinh.
  • Canxi: hải sản, sữa chua, phô mai, sữa,... cung cấp canxi giúp thai nhi hoàn thiện xương và ngăn các bệnh về xương.
  • Nước: mẹ nên uống đủ 2 - 3l nước mỗi ngày. Uống vào ban ngày, tránh uống nước vào ban đêm để không ảnh hưởng giấc ngủ.

>> Xem thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Siêu âm thai 32 tuần để làm gì?

Siêu âm thai 32 tuần tuổi là lần siêu âm cuối rất quan trọng để mẹ theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của bé. Thông qua lần kiểm tra này, mẹ có thể biết được những thông tin sau:

  • Thai nhi thường nặng khoảng 1.5 - 1.8 kg và có chiều dài trung bình 42.4cm.
  • Trong 7 tuần phát triển tiếp theo bé sẽ chiếm ⅓ đến ½ trọng lượng của trẻ sơ sinh thông thường.
  • Lượng nước ối xung quanh thai nhi sẽ giảm dần để giúp bé di chuyển dần đến đáy tử cung.
  • Mẹ có thể thấy những biểu cảm sống động trên mặt bé.

>> Tham khảo:

Khám thai tuần 32 gồm những gì?

Thời điểm thai nhi 32 tuần tuổi là mốc khám thai quan trọng nhất định mẹ phải ghi nhớ để đánh giá sức khỏe toàn diện của cả bé và mẹ.

  • Khám thai thông thường: kiểm tra cân nặng, nhịp tim, thành tử cung, huyết áp…
  • Siêu âm thai nhi: kiểm tra khả năng dị tật thai nhi nếu ở tuần thai thứ 28 mẹ chưa được kiểm tra.
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra hàm lượng đường trong máu, men gan, điện giải…
  • Xét nghiệm nước tiểu.

>> Xem thêm: Tại sao nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh?

Mẹ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng như: siêu âm, xét nghiệm máu,... khi khám thai 32 tuần

Mẹ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng như: siêu âm, xét nghiệm máu,... khi khám thai 32 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về thai 32 tuần

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?

Theo tạp chí Verywell Family, khoảng 97% trẻ sơ sinh được sinh ra bằng đầu, tức là đầu của em bé chui ra trước phần thân. Khi càng gần đến ngày sinh, trẻ có xu hướng quay đầu trong tử cung để chuẩn bị sẵn sàng. Đến tuần thứ 32, 85% trẻ sơ sinh ở tư thế đầu nằm. Nếu em bé của bạn vẫn chưa quay đầu, mẹ không cần phải quá lo lắng. Trên thực tế, 97% thai nhi đến tuần 37 mới vào đúng vị trí.

Thai 32 tuần nặng bụng dưới có sao không?

Mang bầu 32 tuần, nếu mẹ bất ngờ cảm thấy đau bụng dưới (giống như khi đến kỳ kinh nguyệt) đi kèm triệu chứng đau thắt lưng âm ỉ trong nhiều ngày, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu sinh non, mẹ cần thận trọng.

Thai nhi 32 tuần nằm như thế nào?

Thai nhi 32 tuần tuổi thường nằm với tư thế chúc đầu xuống đáy tử cung, đây được gọi là ngôi thuận. Điều này có nghĩa là bé đang chuẩn bị sẵn sàng để chào đời.

Siêu âm Doppler thai 32 tuần là gì?

Doppler là kỹ thuật siêu âm dùng để phát hiện, hướng và vận tốc các dòng chảy để khảo sát tim thai, các mạch máu. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện được những dòng hở van 2 lá hay 3 lá ở tim thai. Từ đó đưa ra các chỉ định có nên tiếp tục theo dõi hay chấm dứt thai kỳ để lấy thai ra hay không vì thai có dấu diệu suy. Do đó, ở tuần thai thứ 32 mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai Doppler để xem xem có dấu hiệu bất thường nào không.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 32 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ có thể đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp kịp thời nhé.

>> Nguồn tham khảo:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;