Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ và những lưu ý

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 20

Khi thai 20 tuần, bé yêu của bạn có kích thước bằng một búp bê nhỏ được bày bán ở các cửa tiệm bán đồ chơi trẻ em. Hình dáng của thai nhi 20 tuần tuổi cũng không khác mấy so với búp bê đó.

Ở thai tuần thứ 20, mí mắt của bé vẫn còn nhắm chặt nhưng có thể phân biệt được sáng tối. Gần cuối kỳ mang thai, bé sẽ bắt đầu mở mắt và mắt bé hoạt động nhiều để chuẩn bị làm quen với môi trường bên ngoài khi chào đời. Một trong những lý do quầng vú của bạn lúc này bắt đầu trở nên sẫm màu hơn là để giúp cho bé yêu dễ dàng tìm núm để bú mẹ nhờ vào sự tương phản màu sắc so với mô ngực xung quanh. Thậm chí khi bạn không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì quá trình thay đổi màu sắc của quầng vú vẫn diễn ra tự nhiên.

Nếu bạn thích đi mua sắm, bạn nên mua một món đồ chơi có màu đen trắng dành cho trẻ sơ sinh. Những món đồ chơi nhằm giúp trẻ sơ sinh làm quen với môi trường bên ngoài thường có các gam màu tương phản nhau như vậy. Vào khoảng tuần thứ 10, võng mạc của bé sẽ hoàn thiện và có thể nhận biết các màu sắc khác nhau.

>> Xem thêm: 

Mẹ bầu 20 tuần là mấy tháng?

Mẹ bầu 20 tuần là mấy tháng? 20 tuần là bao nhiêu ngày?. Đến tuần thứ 20, mẹ đã bước sang tháng thứ 5 (tương đương 140 ngày) của thai kỳ. Lúc này, mẹ đã đi được một nửa chặng đường để gặp em bé rồi. Vậy nên, mẹ cần lưu ý trong mọi hành động, chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

>> Tham khảo:

Hình ảnh bụng bầu 20 tuần

Hình ảnh bụng bầu 20 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 20 tuần phát triển như thế nào?

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?

Theo thống kê của BabyCenter, thai nhi tuần 20 có cân nặng trung bình khoảng 330 gram và có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 16.4cm.

>> Tham khảo thêm:

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi

Với tốc độ phát triển ở giai đoạn này, bé đang chiếm chỗ ngày càng lớn ở trong tử cung và gây áp lực lên dạ dày, phổi, thận và bàng quang của mẹ.

Dấu hiệu thai 20 tuần khỏe mạnh

  • Thai nhi 20 tuần phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.
  • Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10 phần trăm lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.

>> Xem thêm:

Trai hay gái

Tò mò không biết trong cái bụng to tròn này, đó là “công chúa” hay “hoàng tử”. Thời điểm này chính là cơ hội.

Mặc dù bộ phận sinh dục ngoài ở cả thai nhi nam và nữ có thể phát triển, nhưng cha mẹ vẫn có thể phát hiện được giới tính của con thông qua siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai, hay còn gọi là quét giải phẫu, thường được lên lịch vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng từ 18 đến 22 tuần.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có được thông tin chi tiết về các cơ quan và số đo chính khác của em bé, đồng thời đảm bảo rằng em bé của bạn đang phát triển bình thường.

Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.

> > Xem thêm: 

Mẹ có biết:

Để có thể chuẩn bị cho con mình một hành trang thật tốt, các mẹ đừng quên lựa chọn một loại tã bỉm phù hợp với bé nhé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Hình ảnh siêu âm của thai 20 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 20 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh

Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ bầu ở giai đoạn thai 20 tuần

Bổ sung sắt: Sản phụ cần đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Bổ sung sắt khi mang thai vô cùng quan trọng, nó sẽ sản xuất ra sắc tố thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu, sinh non hoặc nhẹ cân. Mỗi ngày, các mẹ hãy bổ sung từ 27 đến 30 mg từ những thực phẩm sau đây: Thịt nạc đỏ, đậu khô, thịt heo, trái cây sấy, rau bina, mầm lúa mì, yến mạch, ngũ cốc,...

Dành thời gian thư giãn: Thời điểm này, bạn có thể xem xét nghỉ ngơi, dành thời gian đi du lịch, thư giãn.

Tắm bằng bồn tắm: Nếu bạn không cần hạn chế tiếp xúc với nước, hãy tận hưởng thời gian tắm bồn nhé. Vì thời điểm này, bé sẽ có những chuyển động nhỏ trên bề mặt bụng, hoặc bàn quang có cảm giác như dòng điện nhẹ chạm vào,...Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang hoạt động tích cực, hãy nằm ngửa trong bồn tắm và thư giãn nhiều hơn. 

Giai đoạn này, thai phụ cần tầm soát dị tật thai nhi bằng kỹ thuật siêu âm 4D, tầm soát tiểu đường thai kỳ. Kiểm soát được cân nặng của mẹ bầu để dễ dàng đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi. 

> > Xem thêm:

Những thay đổi cơ thể khi mẹ mang thai tuần 20

Theo báo cáo của Public Health England, mẹ mang thai tuần thứ 20 sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Từ đây cho đến hết tuần 26, tử cung bạn tiếp tục giãn mạnh. Bạn bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại. Nhưng bạn hãy yên tâm, vì bàn tay tạo hóa rất kỳ diệu. Lúc này, lồng ngực của bạn được nâng lên phía trên để tạo nhiều không gian hơn, đồng thời xương sườn dưới chuyển dần sang hai bên. Khung xương của bạn đang “giãn” ra y như chiếc quần co giãn mà bạn đang mặc vậy.
  • Chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu. Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn thường ngày. Bạn nên cẩn thận với các món cà ri và thịt nướng cho dù đang lên cơn thèm. Nếu không thể nhịn thèm được thì bạn sẽ bị ợ nóng và khó tiêu.
  • Bạn hãy phòng chứng táo bón khi mang thai bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Bạn nên cẩn thận với các loại bánh mì và mì ống chế biến sẵn vì các món này khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Nếu cảm thấy khó đi đại tiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để giúp giải quyết nhé!
  • Có thể thấy chân và mắt cá chân của bạn đã bắt đầu sưng lên khi thai nhi 20 tuần tuổi. Cơ thể bạn đang tích nhiều nước hơn bình thường. Hiện tượng phù nề cũng xảy ra khi bạn đứng lâu. Lời khuyên cho bạn lúc này là chọn những đôi giày thoải mái, hơi rộng để dễ xỏ vào chứ không kích chân. Chỉ vài tuần nữa thôi bạn sẽ thấy rằng mình thật sáng suốt vì đã chọn giày rộng hơn!
  • Theo nghiên cứu của National Library of Medicine, trong giai đoạn này, mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn những món ăn không có nhiều chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Vậy nê, mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ.

Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

> > Xem thêm: 

Những thay đổi cảm xúc khi mang thai tháng thứ 5

Mẹ thấy mình thường xuyên đãng trí vào giai đoạn thai nhi tuần 20, một điều bình thường đối với các bà bầu. Chứng đãng trí đôi khi đẩy bạn vào tình huống rất khó chịu và đôi khi làm cho phát khóc lên. Bạn đừng nên quá bực bội. Các kết quả nghiên cứu cho biết khi chúng ta cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc thì chất lượng các công việc đó bị giảm đi. Bạn hãy cố gắng chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bạn cứ làm xong việc này rồi hãy sang việc khác nhé. Đừng quá khắt khe với bản thân, bởi vì chính bạn chứ không ai khác đang chăm cho thiên thần nhỏ trong bụng mình. Đó là điều quan trọng nhất, phải không nào?

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà khuyên rằng:

"Để giảm tình trạng đãng trí, mẹ nên:

  • Giảm stress, lo âu từ công việc, giảm các lo lắng quá mức về thai kỳ
  • Ngủ đủ giấc, không bỏ giấc ngủ trưa, nên ngủ tối sớm
  • Tập thể dục sáng hay tối nhẹ nhàng sẽ giúp cho đầu óc minh mẫn, cơ thể dẻo dai
  • Bổ sung các viên DHA - omega3 hay các thực phẩm chứa hàm lượng chất này cao như các loại cá da trơn như cá hồi, cá trích, hàu…
  • Bổ sung các loại hạt: hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt điều…giàu protein, acid béo không no, các vitamin A,B,E…"

Có thể phải đến khi mang thai tuần thứ 20 của thai kỳ thì bạn mới cảm thấy chắc chắn mình sắp có con. Đôi khi bạn thấy ngờ vực, nhất là về đêm. Bạn có thể nghi ngại khả năng làm mẹ của mình và lo lắng làm sao có thể quán xuyến tất cả những việc của bậc làm cha mẹ. Những suy nghĩ miên man đó là rất mực bình thường, thậm chí là phản ứng tích cực trước những mốc son đáng nhớ của cuộc đời như thế. Mang thai và sinh con là bước ngoặt trọng đại và đương nhiên chúng ta cũng cần tự hỏi bản thân mình những câu hỏi xứng tầm để chuẩn bị chào đón một thiên thần nhỏ đến với gia đình.

Nếu bận rộn công việc, có thể ban ngày bạn quên mất mình đang mang thai và chỉ đến tối mới nhớ. Điều này hết sức bình thường! Bé yêu của bạn cũng chẳng hờn dỗi gì đâu! Miễn là bạn biết cách chăm sóc bản thân và không làm bất cứ việc gì quá mạo hiểm, thì mọi việc nhìn chung đều ổn cả.

> > Xem thêm: 

Mẹ nên lên kế hoạch cho thai kỳ khi mang bầu 20 tuần

Khi mang thai tuần 20, mẹ đã có thể bắt đầu cân nhắc việc sinh em bé ở đâu, như thế nào. Đó là một ngày đặc biệt ý nghĩa với mẹ nên mẹ chắc chắn muốn dành thời gian để suy ngẫm về những mong muốn, hy vọng của bản thân. Mẹ có thể tham khảo thông tin từ tạp chí, internet, cố gắng viết ra suy nghĩ hay kế hoạch về việc sinh con. Chuẩn bị từ lúc này sẽ giúp mẹ hiểu rõ mong muốn của mình và dễ dàng hơn trong việc nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình.

Trong thời gian mang thai,  những thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đáng kể đến vóc dáng và làn da mẹ bầu. Các mẹ bầu thường cho rằng việc sử dụng các biện pháp làm đẹp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về cách “làm đẹp trong thai kỳ” nhé: 

Mẹ mang thai tuần 20 nên ăn gì, làm gì?

  • Hãy đi chơi thư giãn. Đây chính là thời điểm có thể nghĩ đến chuyện tạm nghỉ ngơi trước khi sinh, và vì cơ thể chưa nặng nề nên bạn vẫn có thể đi du lịch. Hầu hết các hãng hàng không đều có những quy định hạn chế bay đối với phụ nữ mang thai từ 36 tuần trở đi, và nếu bắt buộc phải bay thì phải có giấy đảm bảo của bác sĩ. Nếu bạn mang đa thai hoặc từng có biến chứng, có thể từ tuần thai 32 trở đi bạn đã cần hạn chế bay.
  • Tránh làm đau lưng khi mang thai. Nếu bạn đã có con đầu đang tuổi tập đi, bạn chỉ cần cúi xuống với trẻ chứ đừng bế trẻ thường xuyên. Khuyến khích trẻ leo vào lòng khi bạn đang ngồi hoặc đang nằm. Phụ nữ mang thai thường hay bị đau lưng, do vậy bạn cần chú ý chăm sóc cho lưng mình. Ví dụ, nếu nếu nệm giường của bạn đã bị lõm, không tạo cảm giác thoải mái và không giúp giữ thẳng cột sống của bạn thì hãy mạnh dạn thay nệm mới tốt hơn nhé. Hãy nhớ rằng, bạn sử dụng nệm ít nhất 8 tiếng mỗi ngày cơ đấy!
  • Nếu bạn không phải hạn chế tiếp xúc với nước thì hãy tận hưởng thời gian tắm bồn nhé. Trong vài tuần tới, có thể bạn sẽ thích nằm ngửa trong bồn và nhìn những chuyển động nho nhỏ nhô lên trên bề mặt bụng. Bạn cảm thấy bé yêu đang xoay người, đụng mạnh hay ngón tay bé đang nhíu vào thành tử cung, hoặc bàng quang của bạn tự nhiên có cảm giác như có chút dòng điện rất nhẹ chạm vào, v.v…, tất cả đều cho thấy em bé của bạn đang hoạt động tích cực.
  • Nhớ chú ý chăm sóc cho cơ sàn khung xương chậu của bạn bằng cách thực hiện các bài tập làm chắc cơ, nhưng tránh các bài va chạm, lặp đi lặp lại. Tốt hơn là bạn đi bộ, bơi, tập thư giãn cơ, tập yoga cho bà bầu hoặc thể dục nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt chất sắt, là điều cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Bổ sung sắt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất huyết sắc tố ở thai nhi, phòng tránh các bệnh thiếu máu, nhẹ cân và sinh non. Để đảm bảo cung cấp đủ 27mg - 30mg sắt mỗi ngày, mẹ có thể chăm ăn những thực phẩm như thịt đỏ, thịt heo, đậu khô, trái cây sấy, rau bina, mầm lúa mì, cháo yến mạch,...
  • Hãy xem các bài tập làm rắn chắc cơ sàn khung xương chậu đem lại lợi ích cho bạn ra sao trong thời gian mang thai.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ bầu mang thai tuần 20 nên ăn gì, làm gì

Mẹ bầu mang thai tuần 20 nên ăn gì, làm gì (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp khi mang bầu 20 tuần

1. Thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Ở tuần thai thứ 20, mẹ có thể tăng cân khoảng 0.5kg mỗi tuần.

2. Mang thai 20 tuần bụng căng cứng có làm sao không?

Đối với mẹ bầu 5 tháng, hiện tượng căng cứng bụng xảy ra khá phổ biến do em bé đang dần lớn lên và cơ thể mẹ thay đổi để thích nghi với điều đó. Đồng thời, áp lực thai nhi đè lên phần xương và bụng dưới của mẹ khiến bụng mẹ căng và tức. Vì vậy, khi mẹ cảm thấy căng tức bụng, mẹ nên tránh xoa bụng, vặn mình, nhịn tiểu hay quan hệ tình dục. Bởi vì những hành động đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặc dù, hiện tượng căng tức bụng trong thai kỳ là bình thường nhưng mẹ cũng nên lưu ý nếu nó xảy ra nhiều, kéo dài 2- 3 tiếng kèm theo ra máu. mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

3. Thai 20 tuần độ trưởng thành 1 là gì?

Thai nhi 20 tuần độ trưởng thành 1 là độ trưởng thành của nhau thai dựa trên quá trình canxi hóa. Nếu thai 20 tuần tuổi có độ trưởng thành 1 thì màng ối của thai phụ không bị rạn nứt, có sự rung động và được xác định rõ ràng.

>> Xem thêm:

4. Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào?

Vào tuần thứ 16 đến 24 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được thai máy. Ở tuần thứ 20, những cú đạp sẽ giống nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng hoặc mẹ bầu sẽ có cảm giác lúng búng trong bụng. 

5. Mang thai 20 tuần bụng căng cứng có sao không? 

Với phụ nữ mang thai, hiện tượng bụng có dấu hiệu căng cứng khi mang thai tuần thứ 20 khá phổ biến. Vì giai đoạn này, thai nhi đang phát triển và cơ thể mẹ cũng đã bắt đầu thay đổi để thích nghi được với bé. Thai nhi càng to, gây áp lực dưới phần xương và bụng dưới sẽ làm cho các mẹ bầu cảm thấy căng tức và khó chịu. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu qua từng tuần:

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;