Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 2 tuần có biểu hiện gì? Dấu hiệu nhận biết khi mang thai

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 2

Thai 2 tuần tuổi chính là thời gian phôi thai, lúc này được gọi là túi phôi, đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới. Ở giai đoạn này, thành tử cung đang căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó thì có thể sẽ gây ra chảy máu nhẹ. Một số phụ nữ cho rằng họ có thể thực sự cảm nhận được thời điểm mà túi phôi làm tổ, và ai có thể nói rằng họ sai? Cùng tìm hiểu thêm về giai đoạn phôi thai phát triển 2 tuần tuổi sau nhé!

> > Xem thêm: 

Dấu hiệu nhận biết bạn đã có thai chưa?

Bạn nghĩ là mình sẽ có kinh trong tuần này, nhưng nếu thực tế không có thì bạn có thể bắt đầu nghi ngờ về việc có thai. Nên kiểm tra lại các đánh dấu ghi chú về chu kỳ của bạn trên lịch. Bạn có thể cảm thấy một số triệu chứng ban đầu của thai kỳ (xem bên dưới),  rằng cơ thể bạn bằng cách nào đó cảm thấy một chút khang khác so với bình thường. Mặc dù vậy, cũng đừng lo lắng gì nếu như bạn vẫn cảm thấy rất bình thường. Ngay cả khi bạn chính thức có thai 2 tuần thì ở giai đoạn rất sớm này, cơ thể bạn vẫn có thể chưa có dấu hiệu hay phản ứng gì với các thay đổi đang diễn ra.

Bạn đã có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác nhận thai vào thời điểm này. Cả hai cách xét nghiệm với hormone HCG đều rất nhạy nếu như hormone này đã hiện diện trong cơ thể bạn. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng que thử thai. Thời gian tốt nhất để làm điều này là khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng, vì khi đó, nồng độ HCG sẽ ở mức cao nhất.

>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu cần biết khi mang thai

Dấu hiệu cần biết khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm) 

> > Xem thêm: 

Mang thai tuần thứ 2 có dấu hiệu gì?

  • Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
  • Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng khi thai 2 tuần tuổi. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí thức ăn của thú cưng trong nhà cũng đủ để làm cho bạn cảm thấy muốn ói.
  • Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
  • Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn khi giai đoạn thai nhi tuần 2. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
  • Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.

> > Xem thêm:

Hình ảnh siêu âm thai 2 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai 2 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm xúc của bạn khi mới có thai thay đổi như thế nào?

Bạn có thể cảm thấy thật hồi hộp và lo âu. Bạn cứ chờ xem có kinh hay không, cứ vào ra toilet để kiểm tra, và thời gian trôi qua có vẻ như là vô tận.

Bạn có thể cảm thấy tương tự như khi bạn hành kinh bình thường. Mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, và nói chung là tâm trạng thất thường hơn.

Nếu bạn đang muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả âm tính, bạn có thể cảm thấy rất thất vọng. Lúc này, hãy nói chuyện, tâm sự với chồng hoặc bạn thân. Trường hợp ngược lại, nếu bạn không hề có kế hoạch có thai nhưng lại phát hiện ra mình đang có, điều này có thể sẽ làm cho bạn lo lắng, căng thẳng một thời gian.

>> Tham khảo thêm:

Mẹ có biết:

Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

> > Xem thêm: 

Thai nhi tuần 2 thay đổi và phát triển như thế nào?

Khi thai nhi 2 tuần tuổi, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt chia, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.

Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể của em bé sau này.

>> Xem thêm:

Hình ảnh bụng bầu 2 tuần

Hình ảnh bụng bầu 2 tuần (Nguồn: Sưu tầm) 

Có bầu 2 tuần có được quan hệ không?

Theo Verywell family,có thai 1 tuần, 2 tuần thậm chí tới gần ngày chuyển dạ bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Quan trọng là chọn tư thế quan hệ sao cho phù hợp với từng giai đoạn mang thai. “Chuyện ấy” khi mang thai không gây sảy thai mà còn mang lại những lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé. Mẹ đạt được khoái cảm, còn bé được ru ngủ êm ái.

Mang thai tuần thứ 2 nên làm gì?

Bạn hãy ra nhà thuốc hoặc siêu thị mua một hay hai que thử thai. Đắt nhất không nhất thiết có nghĩa là tốt nhất. Hãy mua loại có 2 que trong một gói để bạn có thể dùng kiểm tra 2 lần. Không thể có tình huống cho kết quả dương tính sai, mặc dù trong giai đoạn rất sớm này thì bạn có thể có kết quả âm tính giả. Và hãy giữ lại que thử, nếu nó cho kết quả dương tính, đó là sẽ một vật lưu niệm ý nghĩa về sau này.

Cố gắng giữ sức khỏe và tránh bị quá nóng. Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong những tuần đầu của thai kỳ đôi khi có thể mang lại rủi ro cho em bé vì cơ thể bé đang trong quá trình hình thành.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang mang thai tuần thứ 3, khi em bé của bạn đang dần thành hình.

>> Xem thêm:

Thai nhi 2 tuần tuổi có siêu âm được không?

Siêu âm thai là phương pháp tối ưu nhất và chính xác nhất để xác định liệu bạn có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, ở tuần thứ 2 của thai kỳ chỉ là giai đoạn rụng trứng và chưa có căn cứ gì để chắc chắn bạn đã thụ thai. Trong thời điểm này, trứng mới gặp được tinh trùng nhưng chưa “làm tổ” ở buồng tử cung mà chỉ đang trong quá trình di chuyển. Nếu siêu âm vào lúc này thì kết quả có thể không chính xác, vì kích thước của thai nhi chưa thể hiện rõ ràng ngay cả với phương pháp siêu âm đầu dò. Tốt nhất bạn nên đợi một vài tuần nữa rồi hãy thực hiện siêu âm lần đầu, thời gian lý tưởng để siêu âm là tuần thai thứ 7-10 đấy.

> > Xem thêm: 

Những xét nghiệm bạn cần biết để xác định có thai

Khi đi khám sức khỏe tổng quát trong thời gian này để kiểm chứng mình đang mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lây lan qua đường tình dục và kháng thể cho các bệnh truyền nhiễm như rubella hay thủy đậu, từ đó xác định phương pháp điều trị hay tiêm chủng cần thiết trước khi mang thai.
  • Phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap): Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra bất cứ trở ngại nào có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của mẹ.
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm này sẽ giúp mẹ phát hiện ra các chứng bệnh di truyền có thể lây từ mẹ sang bé, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh thiếu máu vùng biển.

Làm việc trong quá trình thai nghén cũng được xem là một cách vận động nhẹ nhàng giúp các mẹ bầu khỏe mạnh. Huggies mời các mẹ tham khảo video “Làm việc trong thai kỳ” dưới đây nhé: 

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi mang thai 2 tuần? 

Để thai kỳ luôn khỏe mạnh, các mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái và không bị stress. Sự tức giận hoặc căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng. Hãy tham gia vào các lớp tập yoga, thiền hoặc đi dạo để tinh thần luôn được thoải mái. Ngoài ra, các mẹ bầu hãy bổ sung thêm vitamin tổng hợp để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định. Các bữa ăn hằng ngày, nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho bà bầu, bổ sung thêm folic bằng các thực phẩm như bánh mì, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,... Đây là thành phần quan trọng để đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm cho thai nhi như khuyết tật, dị tật bẩm sinh, ngừa sinh non. Không nên ăn những thực phẩm tái như trứng lòng đào, thịt tái, sashimi,... Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì nên bỏ ngay, vì tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho sức khỏe của bé. Nên tìm đến bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng nhé. Đối với các mẹ có thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia thì nên bỏ ngay, vì chất này sẽ gây hại đến sức khỏe của mẹ lẫn bé. Sẽ làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩn sinh ở thai nhi, thậm chí là sảy thai. 

>> Tham khảo thêm:

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi mang thai?

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi mang thai? (Nguồn: Sưu tầm) 

Những câu hỏi thường gặp

Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa? 

Thông thường, khoảng từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai thì thai sẽ vào tử cung. Tuy sẽ sẽ tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian thai vào tử cung sẽ lâu hơn. 

Có thai 2 tuần bụng có to không? 

Khi mang thai 2 tháng đầu tiên thì các mẹ bầu sẽ không thấy dấu hiệu bụng to, tùy vào cơ địa của mỗi người mà bụng sẽ bắt đầu to vào tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4. Càng về sau thì các mẹ sẽ thấy được bụng to và có cảm giác nặng nề hơn.

>> Tham khảo:

Phá thai 2 tuần tuổi có tội không? 

Hiện nay, phá thai 2 tuần tuổi đang được pháp luật cho phép vào bảo vệ đối với những trường hợp sau: Bị xâm hại tình dục, dị tật bẩm sinh hoặc dính thai ảnh hưởng đến mạng sống của mẹ. Tuy nhiên, nếu phá bỏ thai về vấn đề lựa chọn giới tính, tôn giáo, vụ lợi,... thì hành vi này bị nghiêm cấm. Về mặt tâm linh, bất cứ một người phụ nữ nào khi phá bỏ đi giọt máu của mình đều có cảm giác vô cùng tội lỗi, khiến các chị em cảm thấy ray rứt lương tâm trong suốt thời gian dài. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra với thai nhi các tuần tiếp theo và tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần.

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;