Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 19

Sự phát triển thai nhi tuần 19

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bạn chẳng còn có thể ngủ sấp với cái bụng đã “lùm lùm” khi thai nhi 19 tuần tuổi và ngay khi bạn vừa mới đặt lưng xuống giường thì dường như bé yêu trong bụng vừa tỉnh dậy! Có người bảo đó là các bà mẹ được “huấn luyện” trước để có thể thức dậy nhiều lần trong đêm khi bé ra đời. Vậy thai nhi tuần 19 phát triển như thế nào và có những thay đổi gì trong cơ thể của mẹ. Cùng tìm hiểu trong bài biết sau đây nhé.

>> Tham khảo: 

Những thay đổi của bé trong tuần này

  • Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, thai nhi tuần thứ 19 sẽ có kích thước bằng quả chuối lớn. Trọng lượng của bé khoảng 240 gram, có thể dao động trong ngưỡng 227 – 319 gr, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều trong những tháng tiếp theo. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.
  • Tuần này, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi mẹ nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, mẹ sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp. Các bé đúng là biết chọn lựa thật đấy nhỉ?
  • Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
  • Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.

>> Tham khảo:

Những thay đổi cơ thể khi mang thai tuần 19

  • Phần da ở chân và cánh tay mẹ có thể xuất hiện các đốm nhỏ khi mang thai tuần 19. Ở ba tháng giữa thai kỳ này, các bà bầu thường có vẻ xanh xao. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng bởi vì đây chỉ là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể mẹ chứ không phải những vùng này của mẹ bị thiếu máu. Sau khi sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
  • Lúc này mẹ đừng cố tìm rốn của mình rồi lại cúi thấp quá nhé! Nếu rốn của mẹ trước khi mang thai hơi lõm thì đến lúc này nó đã bắt đầu hơi nhô ra. Ở tuần thứ 19, rốn sẽ phẳng ra bằng với vùng da chung quanh. Bé càng lớn lên trong bụng mẹ thì rốn mẹ càng nhô ra rõ hơn. Điều thú vị là, rốn của mẹ là một trong những bộ phận cơ thể sẽ thay đổi hẳn sau sinh bé. Do đó mẹ đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu nó có vẻ hơi khác so với trước đây.
  • Đến giai đoạn thai nhi tuần 19, bộ ngực của mẹ có thể đã tạm dừng thay đổi và mẹ cũng đã làm quen với dáng vẻ mới của ngực mình. Càng về sau, các núm vú sẽ to hơn và quầng vú có màu thẫm hơn. Mẹ nên chọn loại áo ngực phù hợp để tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực cho bà bầu thường có thể tăng gấp hai, ba lần so với trước khi mang thai. Đây là những thay đổi tự nhiên để giúp cơ thể mẹ chuẩn bị tạo sữa cho bé yêu sau khi sinh.
  • Khi thai 19 tuần, mẹ sẽ nhận ra mình bắt đầu tăng cân nhiều hơn những tuần trước đó. Trong 10 tuần tiếp theo, số cân tăng thêm của mẹ có thể sẽ gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn bộ thời gian mang thai. Một trong những lý do là cơ thể bé yêu bên trong mẹ đang phát triển các lớp mỡ và các cơ. (Tham khảo: Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ)
  • Nếu cảm thấy quá nóng bức và không thoải mái với ga trải giường, mẹ hãy sử dụng quạt hoặc máy điều hòa, bất kể đang là mùa nào trong năm. Bạn cũng có thể cởi bỏ bớt quần áo ngủ quá chật để cảm thấy thoải mái hơn.

Tự nhiên mẹ thèm ăn những thức ăn kỳ lạ? Nếu mẹ bắt đầu thấy thèm thuồng muốn nếm cát, than trong lò sưởi hay lò nướng, hoặc thậm chí một viên phấn, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng mà y học gọi là “Pica”, và tuy có vẻ kỳ quặc nhưng lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tiềm ẩn hơn, ví dụ những thứ đó chứa các chất mà cơ thể bạn đòi hỏi vì lý do nào đó. Tuy vậy, mẹ đừng ăn những thứ này mà thay vào đó, mẹ hãy đảm bảo một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ, đa dạng về mùi vị lẫn thành phần.

>> Xem thêm:

Những thay đổi của em bé tuần 19

Những thay đổi cảm xúc trong tuần này

  • Ở giai đoạn thai nhi tuần 19, bạn mẹ có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối. (Tham khảo: Tính ngày dự sinh)
  • Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. bạn Mẹ hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé! 
  • Hãy cố gắng dành thời gian thư giãn và tận hưởng thời kỳ mang thai của mình. Vào thời gian này, hy vọng các hiện tượng gây khó chịu cho cơ thể mẹ đã chấm dứt, và bé yêu trong bụng cũng chưa quá lớn để gây ra những khó chịu khác. Mẹ có thể cảm thấy rất hạnh phúc và yêu đời. Nhưng lúc khác, mẹ lại cảm thấy tủi thân về những sự thay đổi trên cơ thể. Cũng có thể mẹ dễ nổi cáu trong chốc lát vì không hài lòng với ai đó hoặc vì những điều nhỏ nhặt. Hãy dành thời gian tập thể dục để giúp cơ thể mẹ sản sinh endorphin, nội tiết tố giúp cảm thấy thư giãn. Mẹ có thể đi bơi, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hay yoga. M cũng có thể dành thời gian ở một mình để cảm nhận và trò chuyện với bé yêu của mình, mà không nhất thiết phải có người nào khác bên cạnh.

Tham khảo:

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19

  • Mẹ gặp tình trạng chóng mặt: Khi các mẹ nằm xuống, các mạch máu lớn trong cơ thể, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ sẽ chịu áp lực từ buồng tử cung. Áp lực này là nguyên nhân khiến mẹ bị hạ huyết áp hay huyết áp thấp. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên điều chỉnh tư thế nằm từ nằm ngửa sang nằm nghiêng. Nếu mẹ đang ngồi hoặc quỳ rồi đột ngột đứng dậy cũng rất dễ bị hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt. Để khắc phục, mẹ không nên ngồi dậy ngay mà hãy từ từ ngồi dậy.
  • Cải thiện sức khỏe thể chất: Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất là điều mẹ cần làm trong thai kỳ, Bên cạnh đó, việc vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc tốt hơn. Từ đó, sức khoẻ và não bộ của thai nhi cũng được cải thiện. Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe về mặt thể chất khi cơ thể đang dần thay đổi, mẹ có thể tham khảo một số điều sau:
    • Đi bộ nhẹ nhàng.
    • Sử dụng vớ y khoa.
    • Vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.
    • Massage bắp chân thường xuyên
    • Gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.
    • Tránh mang giày cao gót. 
    • Uống đủ 8 ly nước/ngày.
  • Nên nói chuyện với bé thường xuyên: Khi thai nhi 19 tuần tuổi, các giác quan của bé đã phát triển và nhạy hơn những tuần trước. Việc mẹ xoa bụng cũng là một cách để tạo kết nối với bé. Ba mẹ, người thân nên trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để bé cảm nhận được sự vui tươi, đầm ấm của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Chủ động chuẩn bị cho ngày chào đời của con: Mang thai tuần 19, các mẹ có thể thấy hơi căng thẳng. Thời điểm này chưa phải là giai đoạn “về đích" của mẹ và bé, nhưng các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho ngày ra đời của con. Không ai có thể biết được khi nào con sẽ chào đời ngoại trừ chính con. Nhiều ba mẹ luôn nghĩ rằng thời gian mang thai vẫn còn lâu, nhưng mọi thứ biến chuyển rất nhanh. Hằng ngày, các mẹ nên lên sẵn kế hoạch để chào đón con yêu để đến ngày chuyển dạ không bị cuống cuồng vì ngày trọng đại đã đến. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi  
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi  
Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi  

 

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần.  Nếu còn những câu hỏi về quá trình chăm sóc trong thai kỳ, mẹ có thể gửi về Góc chuyên gia Huggies để được tư vấn thêm.

>> Nguồn tham khảo:

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;