Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 11

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 11

Thai nhi 11 tuần tuổi là cột mốc đánh dấu việc bạn và bé yêu chuẩn bị bước sang chu kỳ mang thai thứ 2 với nhiều khó khăn mệt mỏi. Tuy nhiên, qua tới tuần này, bạn đã quen với những thay đổi về thể chất, nên sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu hơn một chút.

Ở thời điểm này, bạn có thể đã làm siêu âm một lần và nghe được nhịp tim của bé lần đầu tiên. Đối với những phụ nữ mà việc có thai này là ngoài ý muốn, thì việc “cảm nhận” một mầm sống có thực đang hiện diện trong cơ thể mình này sẽ thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều.

Tham khảo: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Những chuyển biến về mặt tâm lý

Trong giai đoạn thai kỳ 11 tuần, nhiều bà mẹ sẽ trải qua những chuyển biến về mặt tâm lý. Điều này là bình thường vì sự thay đổi của hormon trong cơ thể bà mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

  • Một số chuyển biến thường gặp bao gồm sự lo lắng và căng thẳng. Bà mẹ có thể lo lắng về sức khỏe của thai nhi và lo ngại về tương lai của gia đình.
  • Bạn sẽ cảm thấy có một sự kết nối đặc biệt với những bà mẹ và phụ nữ có thai khác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những nỗi lo lắng mơ hồ, không cụ thể khi thai 11 tuần.
  • Các bà mẹ cũng có thể trải qua sự thay đổi tâm trạng. Những cảm xúc khác nhau như vui mừng, buồn bã, sợ hãi hoặc chán nản có thể xuất hiện.
  • Đôi khi bạn sẽ kém tự tin, không chắc chắn liệu mình có thực sự sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, và làm thế nào để hoàn thành một cách xuất sắc vai trò ấy. 

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về những cảm giác này, đây là tình trạng tâm lý hoàn toàn bình thường mà bà bầu nào cũng phải trải qua. Thay vào đó hãy tập trung vào sức khỏe và chăm sóc bản thân. Hãy luôn lạc quan và tin tưởng vào bản thân và quá trình mang thai. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

>> Tham khảo thêm:

Nhng thay đi v th trng khi mang thai tuần thứ 11

  • Đối với hầu hết các mẹ bầu, chứng táo bón khi mang thai là cơn ác mộng. Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Để phòng ngừa triệu chứng này một cách hiệu quả, hàng ngày bạn nên ăn bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ có trong ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón. Một số loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai; tuy nhiên, hãy thử áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên kể trên trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.

Thông tin về thai nhi tuần 11

  • Mang thai tuần thứ 11, tử cung lúc này đạt  kích thước của một quả bưởi. Bạn thấy nặng nề hơn mỗi khi ngồi xuống và mệt mỏi hơn vào cuối ngày.
  • Có thể bạn đã hơi ra dáng một bà bầu vào giai đoạn thai nhi tuần 11. Bụng to lên và vùng da quanh rốn sẫm màu hơn. Nếu bạn đang mang thai con rạ, bụng của bạn sẽ to hơn so với lần mang thai đầu tiên. Các cơ và dây chằng hỗ trợ bụng trở nên lỏng lẻo hơn. Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết để giúp bạn cảm thấy thoải mái và che đi phần nào vòng hai đang ngày một lớn hơn.
  • Nếu bạn vẫn mắc chứng buồn nôn, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Cách này giúp cho bạn không bao giờ bị đói, vì sản phụ được khuyên không nên để bụng đói nhằm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ mang thai bé trai thường có xu hướng ăn nhiều hơn mang thai bé gái. Tuy nhiên, kết quả này không đúng cho tất cả các trường hợp, bạn hãy ăn đầy đủ và đa dạng các chất theo nhu cầu để bé phát triển tốt. (Tham khảo: Dự đoán giới tính thai nhi)

Dinh dưỡng thai nhi tuần 11

Nhng thay đi v cm xúc

  • Từ tuần này, nhiều bà bầu đã làm quen hơn với việc có thai. Kích thước của bụng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường nhật và cơn ốm nghén cũng đã giảm bớt.
  • Nhờ vậy, bạn thấy khoẻ khoắn hơn và có thể lại gần gũi với chồng sau một thời gian chịu đựng những cơn nghén cuả thai kỳ. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, chia sẻ và lắng nghe anh ấy. (Tham khảo: Quan hệ khi mang thai)
  • Ngực của bạn trở nên to hơn, điều này có thể mang lại cho bạn những sự chú ý không mong muốn. Mặc áo rộng chỉ có thể giúp bạn che bớt phần nào. Trong thực tế, khi mang thai ngực của bạn sẽ có nhiều thay đổi để tiết sữa có hiệu quả để cho con bú. Hãy làm quen với những ánh nhìn này bạn nhé!

>> Xem thêm:

Thai tuần 11 phát triển như thế nào?

  • Thai nhi 11 tuần của bạn có kích thước của một trái quýt. Các cơ quan trong cơ thể cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể có tác dụng bảo vệ làn da cuả bé khi bé bơi trong môi trường nước ối. 
  • Từ tuần thứ 11 của thai kỳ, thanh quản cuả bé được hình thành.
  • Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não đã được hình thành. Bé bắt đầu có nhiều các phản xạ hơn.

 Tham khảo: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần theo WHO

Những thay đổi của em bé tuần 11

Siêu âm thai tuần 11 có phát hiện dị tật bẩm sinh không?

Mẹ có thể siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi vào tuần 11 để có thể phát hiện sớm liệu em bé có bị hội chứng Down hay không. 

Đo độ mờ da gáy có kết quả chính xác nhất vào thời điểm thai bắt đầu vào tuần 11 và chậm nhất là 13 tuần 6 ngày. Nếu thực hiện quá sớm, kết quả sẽ không chính xác vì lúc này thai còn quá nhỏ, rất khó kết luận. Nếu thực hiện trễ hơn, kết quả sẽ không còn ý nghĩa.

Các kết quả sau khi siêu âm:

  • Thai vừa bước sang tuần 11: độ mờ da gáy khoảng 2mm
  • Thai 13 tuần 6 ngày tuổi: độ mờ da gáy khoảng 2.8mm
  • Độ mờ da gáy an toàn là dưới 2,5mm

Mẹ bầu nên tiến hành siêu âm vào tuần thứ 11, vì đây là cột mốc quan trọng giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, thời điểm này cũng thích hợp để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của bé.

Mang thai tuần 11 nên ăn gì và lưu ý gì?

  • Từ tuần thứ 11 cuả thai kỳ, do sự gia tăng lưu lượng máu qua niêm mạc mũi, các thai phụ thường dễ mắc các chứng bệnh nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai. Vì vậy, bạn hãy mang theo nhiều khăn giấy bên mình để dùng khi cần thiết.
  • Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Mức tăng cân lý tưởng trong thời kỳ mang thai là từ 10-12 kg. Bạn nên chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng thực phẩm. Kiểm soát cân nặng hợp lý và cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại thức ăn hàng ngày.
  • Bắt đầu tìm mua các loại trang phục dành cho bà bầu.  

Các câu hỏi thường gặp về Thai nhi 11 tuần

Thai nhi 11 tuần có cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt không?

Thai nhi 11 tuần cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi chủ yếu tập trung vào việc phát triển cơ thể và hệ thống tế bào. Bà mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu, đỗ, sữa, sữa chua và các loại rau xanh, củ quả để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Ngoài ra, bà mẹ cần hạn chế ăn đồ ăn có nhiều chất béo, đường và muối để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể khuyên bà mẹ sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi.

Tại sao thai nhi cần được bổ sung axit folic vào giai đoạn 11 tuần thai kỳ?

Axit folic là một loại vitamin B cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vào giai đoạn 11 tuần thai kỳ. Việc bổ sung axit folic giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và giảm nguy cơ thai nhi chậm phát triển và một số rối loạn khác. Tuy nhiên, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tuân thủ chế độ ăn uống. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi. Xem thêm những thay đổi cơ thể và lời khuyên cho mẹ trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 12 tuần tuổi  Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi
Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi


Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;