Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi tuần 1

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 1

 Thông tin về thai nhi tuần 1Chúc mừng bạn, bây giờ bạn đã chính thức mang thai. Sau 2 tuần phôi thai được hình thành, tuần này nghĩa là bạn đang trong giai đoạn khởi đầu của việc mang thai, và đã có một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau thành công. Nếu tình cờ đến mức bạn rụng hai trứng cùng lúc và cả hai cùng được thụ tinh thì bạn sẽ mang song sinh. Bạn sẽ không thể biết điều đó, tất cả mọi chuyện đều xảy ra ở sâu bên trong ống dẫn trứng của bạn, và chúng cực nhỏ để có thể nhận ra.Dù mang thai tuần đầu tiên, bạn vẫn còn phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố mang thai lên cơ thể. Vậy đâu là những điều cần biết khi mang thai 1 tuần hay thời kỳ đầu mang thai? Mới có thai nên làm gì? Cùng Huggies tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi trong bài sau mẹ nhé!

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu

 

Thụ tinh

Quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng mất khoảng 24 giờ. Chỉ một tinh trùng đi được vào trong lõi trứng sau khi phải vượt qua nhiều cuộc đua tranh trước đó. Tại thời điểm đã tiếp nhận tinh trùng, trứng sẽ hình thành một lớp tường bảo vệ bên ngoài để ngăn những sự tấn công khác. Cuối cùng thì các tinh trùng còn lại cũng phải bỏ cuộc. Nếu một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng duy nhất và sau đó bị chia tách, sẽ hình thành cặp song sinh giống hệt nhau ngay từ thời điểm khởi đầu này.

Bây giờ trứng mới thụ tinh chính thức được gọi là hợp tử và được chia thành nhiều tế bào hơn, lúc bắt đầu chỉ có 2 tế bào thì cho đến ngày thứ 3 sẽ nhân lên thành 12. Trong giai đoạn này, hợp tử vẫn còn trong ống dẫn trứng và đang tìm đường đi xuống tử cung rồi ở lại đó để chuẩn bị cho hành trình dài 37 tuần hoặc hơn. Một số lông mao nằm trong đường ống dẫn trứng sẽ tạo thành làn sóng để ngăn cản việc hợp tử đứng yên tại nơi không dành cho nó. Mất khoảng 60 tiếng để hợp tử được đẩy xuống tử cung, giai đoạn này nó có tới 60 tế bào rồi, tất cả đều được phân chia nhiệm vụ và chức năng riêng biệt. Các tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai còn ở bên trong sẽ hình thành thai nhi.

Khoảng một tuần sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, trứng làm tổ ở thành tử cung. Bây giờ thì có khoảng 100 tế bào liên kết với nhau và được gọi là phôi thai. Ở thời điểm này, nội tiết tố mang thai ở người Chorionic Gonadotrophin (hCG) được sản xuất và chất này có thể đo được bằng các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu thành tử cung không nhận được các tín hiệu để sản xuất hCG, nó không còn cần thiết và sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.

>> Tham khảo:

Thể trạng thay đổi khi mới mang thai 1 tuần 

  • Cũng vẫn còn quá sớm để bạn có thể nhận ra mình đang mang thai khi thai nhi 1 tuần tuổi. Mặc dù đã ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai và có thể hy vọng nhưng mà cũng phải mất vài tuần nữa mới chắc chắn được.
  • Có một số phụ nữ tin rằng họ có thể biết khi nào mình thụ thai. Họ thấy vị lạ ở miệng, cảm nhận được sự khác biệt và có cảm giác rằng có chuyện gì đó vừa xảy ra. Tuy việc thay đổi các nội tiết tố thời điểm này không phải là lí do duy nhất dẫn đến các triệu chứng kể trên nhưng vẫn không nên đánh giá thấp những khẳng định của họ.
  • Mọi thứ đều được tạo hóa sắp xếp rất hoàn hảo nên bạn cũng không cần quá cẩn thận về những hoạt động thể chất hoặc phải thay đổi thói quen gì cả. Nếu một trong những quả trứng của bạn được thụ tinh, nó tự biết đi đâu và phải làm gì.

>> Tham khảo thêm:

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “cực đoan” bởi vì cứ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

>> Xem thêm:

Những thay đổi của thai nhi tuần 1

Cho đến giờ thì trông thai nhi tuần 1 của bạn chỉ bằng đầu pin. Nó vẫn chỉ là một cụm tế bào, nhưng nó sẽ nhân lên và phân chia nhanh chóng trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

  • Nếu bạn đi gặp nha sĩ để khám răng, nhớ cho họ biết là có thể bạn đang mang thai. Tia X có thể ảnh hưởng đến bà bầu trong thời gian đầu như thế này.
  • Hãy nhận biết và tránh xa những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh có khả năng ảnh hưởng đến việc phân chia tế bào trong giai đoạn đầu thai kỳ như thuốc trừ sâu hoặc các loại chất hóa học.
  • Tránh xa các đồ uống có cồn và không dùng thuốc trừ khi đó là thuốc được chỉ định dành cho bạn.
  • Đừng quên việc phải bổ sung vitamin có axit folic.

>> Xem thêm:

Có thai 1 tuần quan hệ có sao không? 

Khi phụ nữ có thai trong mấy tháng đầu, nhiều trường hợp lại có ham muốn “chuyện ấy” cao hơn bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do sự thay đổi nội tiết ở bên trong cơ thể phụ nữ. Vậy quan hệ trong thời gian này có vấn đề gì không? 

Nếu sức khỏe của bạn tốt, thai nhi không có vấn đề gì thì ngay cả khi mang thai mới 1 tuần tuổi, hay trong suốt thai kỳ cũng không có vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, theo Healthline, khi mẹ đạt cực khoái, thai nhi sẽ được hưởng lợi từ các hormone làm dịu và tăng lưu lượng máu tim mạch, giúp thai nhi cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ.

Tuy nhiên, trong khoảng 10 tuần đầu của thai kỳ, bố mẹ nên hạn chế quan hệ hoặc quan hệ nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Việc phát triển túi ối, dịch ối và lớp cơ đệm tử cung sẽ bảo vệ em bé khỏi những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Vì vậy, mẹ không nên lo lắng khi bố mẹ làm “chuyện ấy” sẽ gây hại cho con.

>> Tham khảo thêm:

Khi nào bà bầu nên kiêng quan hệ khi mang thai

Trong một số trường hợp, bố mẹ cần kiêng quan hệ khi mang thai, cụ thể:

  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai ở 3 tháng đầu.
  • Sản phụ điều trị vô sinh, có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Vợ hoặc chồng đang có bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Mẹ đang mắc một số bệnh lý phụ khoa.
  • Phụ nữ có sức khỏe yếu, có tiền sử sinh non.
  • Người mẹ được chẩn đoán mắc hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn.
  • Mẹ đang mang thai đôi.

>> Tham khảo:

Bài viết này đã chia sẻ đến các mẹ những thông tin cần thiết về thai nhi 1 tuần tuổi. Thực tế thai nhi tuần đầu vẫn chưa có nhiều sự thay đổi rõ ràng về hình dạng và kích thước. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra với thai nhi qua từng tuần và bảng cân nặng thai nhi:

>> Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;