Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Nồng độ hCG

Nồng độ hCG

Nội tiết tố hCG là tên gọi tắt của Human Chorionic Gonadotropin. Đừng lo lắng nếu như bạn chưa từng nghe đến nó trước nay bởi vì theo như những tài liệu tham khảo về thai sản thì hCG chỉ xuất hiện khi mang thai. Sẽ có nhiều thuật ngữ và kinh nghiệm mà bạn phải “dành dụm” và tìm hiểu trong suốt chín tháng mang thai tới. Nhưng sẽ không mất nhiều thời gian để hCG cũng như những thuật ngữ mới mẻ khác dần trở nên quen thuộc với bạn hơn.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Bản thân bạn không nhất thiết có những biến chuyển quá nhiều để bước vào thời kì mang thai trước khi nội tiết tố hCG bắt đầu đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình thay đổi cơ thể để bắt đầu việc nuôi dưỡng thai nhi. hCG được tổng hợp bởi những tế bào hình thành trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mà chính những tế bào này sau đó sẽ phát triển thành nhau thai. Đến lượt hCG hoạt động bằng cách kích thích túi noãn hoàng tiết ra các nội tiết tố oestrogen và progesterone trong khoảng 10 tuần đầu mang thai hoặc lâu hơn cho đến khi nhau thai có thể tự đảm nhận công việc này. Tiếp đến các nội tiết tố sẽ giúp làm dày lên lớp niêm mạc tử cung để cung cấp đủ máu nhằm duy trì sự phát triển của bào thai. Toàn bộ quá trình trên hoạt động như một vòng lặp mà trong đó, khi một nhóm các mô và tế bào hoàn thành chức năng duy nhất của nó, nhóm khác sẽ đảm nhiệm phần việc tiếp theo. Dĩ nhiên tất cả việc này diễn ra ngoài ý thức kiểm soát của thai phụ. Cho nên không có gì lạ khi cảm giác buồn nôn và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Trong khoảng hai tuần khi phôi thai mới hình thành bám vào thành tử cung, hCG có thể được phát hiện trong nước tiểu của người mẹ. Có thể phát hiện nó sớm hơn trong máu khoảng mười một ngày sau khi thụ thai.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Làm sao biết cơ thể đang tiết ra hCG

hCG được nhận biết bởi vì chính nó dẫn đến những triệu chứng sớm của việc mang thai như buồn nôn, mất kinh, mẫn cảm với mùi vị, mệt mỏi và tức ngực. Khoa học đã chứng minh không đơn thuần là sự hiện diện mà chính hàm lượng của hCG tuần hoàn trong cơ thể thai phụ gây ảnh hưởng lên các triệu chứng mang thai. Nếu nồng độ cao, người mẹ sẽ cảm nhận các triệu chứng nặng hơn. Cũng bởi thế, các chuyên gia sức khỏe thường trấn an bà mẹ nào cảm thấy đặc biệt buồn nôn trong những ngày đầu của thai kỳ rằng đó là dấu hiệu của bào thai ổn định. Nhưng, buồn nôn dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của một ca đa thai do lượng hCG được tiết ra quá nhiều.

Tham khảo: Biểu hiện có thai

hCG chỉ thể hiện vai trò duy nhất trong việc mang thai. Thiếu hCG, phôi thai không thể tồn tại và phát triển. Lượng hCG tăng nhanh trong những tuần đầu của thai kỳ và lên đỉnh điểm vào giữa những tuần thứ 8 và 11. Thật ra, nó thường tăng gấp đôi mỗi 2 – 3 ngày trong vài tuần đầu tiên. Mặc dù trong giai đoạn đầu của thai kỳ hàm lượng hCG là rất thấp nhưng nó nhanh chóng tăng lên theo cấp số nhân mỗi ngày.

Tìm hiểu về nồng độ hCG

Những điều cần biết về nồng độ hCG

  • Nồng độ hCG là khác nhau đối với mỗi phụ nữ và không thể so sánh.
  • Có sự lệch lớn giữa các hàm lượng được cho là bình thường.
  • Nồng độ hCG cũng thay đổi ngày qua ngày, hàm lượng của nó dao động và không ổn định. Vì vậy những so sánh thường không mang nhiều ý nghĩa.
  • Thai phụ không thể làm bất cứ điều gì tác động lên hàm lượng hCG của mình. Một số loại thuốc dùng trong điều trị sức khỏe sinh sản sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hCG, nhưng cũng sẽ được nhận biết khi nhìn vào kết quả xét nghiệm hCG.
  • Nguồn sinh học cung cấp hCG cao nhất chính là nước tiểu của những bà mẹ mang thai. Đôi khi chúng trở thành nguồn khoa học cho việc thu thập hCG, rồi sau đó được mang ra sử dụng cho những bà mẹ cần hỗ trở khả năng sinh sản.
  • Không nhất thiết có mối tương quan giữa lượng hCG của thai phụ và những gì người đó cảm thấy. Có nhiều yếu tố gây nên những triệu chứng của việc mang thai, không chỉ riêng hàm lượng hCG.
  • Các dụng cụ thử thai tại nhà hoạt động bằng cách phát hiện hCG trong nước tiểu của thai phụ. Chúng không cho một con số cụ thể về lượng hCG được phát hiện.
  • Bởi vì các xét nghiệm nước tiểu phát hiện sự hiện diện của hCG, nó không thể cho ra một kết quả dương tính giả về việc mang thai. Nếu lượng hCG xuất hiện với nồng độ đủ cao, kết quả là dương tính. Tuy nhiên vẫn có thể có kết quả âm tính giả, đặc biệt vào những ngày đầu của thai kỳ, khi lượng hCG chưa đủ nhiều.
  • Không có hàm lượng hCG bình quân vào thời gian đầu mang thai. Có sự khác biệt lớn về lượng hCG trong cơ thể của mỗi thai phụ vì vậy việc định rõ một con số cụ thể là điều không thể.

Đo lường cụ thể hàm lượng hCG thường hiếm khi được thực hiện, trừ khi bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có sự quan tâm đặc biệt đến khả năng tồn tại của thai nhi. Trong trường hợp nghi ngờ sẩy thai không hoàn toàn bởi hiện tượng chảy máu âm đạo và giãn cổ tử cung, một xét nghiệm đo nồng độ hCG trong máu có thể được tiến hành để xác định liệu thai vẫn còn hay mất. Thậm chí một siêu âm tử cung cũng được thực hiện cùng lúc để thu thập thêm những chứng cứ bổ sung.

Tham khảo: Dấu hiệu sẩy thai

Nồng độ hCG thấp nói lên điều gì?

Nó có nghĩa là bạn chỉ vừa mới thụ thai thôi nên nồng độ hCG chưa kịp tăng cao như những giai đoạn sau này. Nồng độ hCG thấp cũng có thể cho thấy có điều gì không ổn trong quá trình phát triển của thai nhi. Bào thai có thể không tồn tại, có khả năng trứng bị hỏng (một túi thai trống) hoặc có thể là thai ngoài tử cung. Bất kỳ gián đoạn nào trong quá trình phôi thai bám vào niêm mạc tử cung đều được phản ánh qua nồng độ hCG. Nhưng phần lớn thai phụ sẽ không biết gì về lượng hCG trong họ, trừ khi họ đang được điều trị hỗ trợ khả năng sinh sản

Nếu một phụ nữ bị sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc phá thai, lượng hCG sẽ trở lại mức bình thường trong khoảng 4 đến 6 tuần sau đó. Ở những phụ nữ có lượng hCG đặc biệt cao, sẽ mất nhiều thời gian hơn để hCG trở về ổn định.

Đối với những phụ nữ phải thực hiện việc nong và nạo thai khi bị sẩy-thai-không-hoàn-toàn hoặc phá thai, những triệu chứng mang thai có thể vẫn tiếp diễn một thời gian trước khi dứt hẳn. Dù thực tế họ  không còn mang thai nhưng cơ thể họ vẫn còn hoạt động theo quán tính.

Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai

Nồng độ hCG cao nói lên điều gì?

Đó có thể là một ca mang đa thai hoặc một sự gián đoạn trong quá trình phát triển bình thường của bào thai, đặc biệt là hiện tượng thai chết lưu. Nồng độ hCG cao cũng có thể xuất hiện khi bào thai đã phát triển hơn nhiều. Một số khối u ung thư cũng có thể sản xuất hCG. Vì thế, nên xem xét khi có bất kỳ nghi ngờ gì đối với thai phụ và thai nhi hoặc khi lo lắng về một điều bất thường có thể xảy ra.

Tham khảo: Mang thai đôi

Sử dụng hCG nhân tạo giúp giảm cân?

Một số người hành nghề chăm sóc sức khỏe cho rằng sử dụng hCG nhân tạo có thể giúp giảm cân. Đây là một kết luận rủi ro, không có tính khoa học và không có bằng chứng. hCG là nội tiết tố đặc biệt của quá trình mang thai, việc dùng nó một cách không khoa học sẽ tiềm ẩn rủi ro cao, vì vậy nên tránh là tốt nhất.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;