Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mang thai ngoài ý muốn: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Lời khuyên xử lý

Mang thai ngoài ý muốn

Trong thực tế, không phải tất cả các em bé sinh ra đều theo kế hoạch của cha mẹ. Mặc dù ngày nay các biện pháp ngừa thai trở nên đa dạng và tiên tiến hơn, vẫn có nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Phản ứng của các cặp (vợ chồng hoặc người yêu) đối với việc có thai ngoài ý muốn này cũng khác nhau. Nhiều cặp ban đầu có thể hơi sốc nhưng sau đó lại vui mừng và nhanh chóng lên kế hoạch chào đón thành viên mới. Ngược lại, cũng có những cặp buồn bã và khó có thể chấp nhận sự ra đời của đứa trẻ. Xem ngay dấu hiệu có thai ngoài ý muốn và hướng xử lý được chuyên gia tâm lý cũng như sản khoa gợi ý ở bài viết dưới đây.

>> Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn

Rõ ràng, mang thai ngoài ý muốn đã đẩy không ít người vào những tình cảnh khó xử. Rất nhiều cặp đôi thắc mắc vì sao đã sử dụng các biện pháp phòng chống có thai ngoài ý muốn nhưng người nữ vẫn có thai?

Theo các chuyên gia các biện pháp hiện nay như bao cao su, đặt vòng ở nữ hay thắt ống dẫn tinh ở nam cũng sẽ có tỷ lệ ngoài ý muốn từ 1% đến 10%. Chưa kể đến việc sử dụng sai cách như dùng bao cao su bị rách, không sử dụng thuốc tránh thai kịp thời,... thì sẽ làm tăng cơ hội có thai ngoài ý muốn.

Thậm chí, theo khảo sát thì phần lớn nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn đến từ việc các cặp đôi không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong một vài lần quan hệ. Chính vì sự chủ quan này đã khiến kế hoạch của các cặp đôi rẽ nhánh sang trang mới.

Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai

 Mang thai ngoài ý muốn, phải làm gì?

Mang thai ngoài ý muốn, phải làm gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu mang thai ngoài ý muốn

Mỗi cơ địa phụ nữ sẽ có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất thường có:

  • Trễ kinh nguyệt.
  • Buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Cổ tử cung ẩm ướt.
  • Đi tiểu thường xuyên bất thường.
  • Chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt hiện tượng này còn gọi là chảy máu báo thai.
  • Đầy hơi, táo bón.
  • Khi có những dấu hiệu trên, điều bạn cần làm là sử dụng que thử thai để nắm chắc được tình hình. Nếu que thử thai cho kết quả 2 vạch, cặp đôi có thể đến bệnh viện sản để được khám thai lần đầu và nhận lời khuyên từ chuyên gia.

    Để tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu mang thai trong 1 tuần đầu, bạn có thể đọc trong bài viết: Dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết nhất.

    Những phản ứng thường gặp khi phát hiện mang thai ngoài ý muốn

  • Sợ hãi và lo lắng.
  • Tự trách bản thân vì đã không cẩn thận.
  • Cảm giác cô đơn, cô lập.
  • Bối rối và ăn năn.
  • Khủng hoảng tinh thần và mất kiểm soát bản thân.
  • Buồn bã và thất vọng.
  • Ngạc nhiên, hạnh phúc, bàng hoàng và vui vẻ. Mang thai ngoài ý muốn đôi khi cũng mang tới niềm vui.
  • >> Tham khảo: Tự sinh con một mình, phải làm sao?

    Tâm sự của những người có thai ngoài ý muốn

    Thông thường, gia đình và bè bạn luôn là nguồn hỗ trợ, động viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, tùy theo gia đình với các đức tin về tôn giáo hay đạo đức khác nhau sẽ dẫn tới việc chấp nhận sự thật này cũng khác nhau. Do đó, hoàn cảnh gia đình cũng làm người ta ngần ngại về việc chia sẻ tin mang thai .

    Trong những ngày đầu khi biết tin có thai ngoài ý muốn, việc thay đổi ý kiến về giữ hay bỏ đứa trẻ diễn ra thường xuyên. Khi tinh thần đang khủng hoảng, tránh ra các quyết định quan trọng, đặc biệt vào đêm khuya hay khi bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức.

    Ngay khi biết mình mang thai, người phụ nữ sẽ tự hỏi mình phải làm gì tiếp theo. Họ sẽ phải đối mặt với một trong ba lựa chọn sau:

  • 1. Giữ lại và tự nuôi dưỡng đứa trẻ dù có hay không có người yêu/chồng bên cạnh.
  • 2. Giữ lại đứa bé và cho nhận nuôi sau khi sinh. Càng yên tâm hơn nếu người nhận nuôi là họ hàng hay người thân trong gia đình.
  • 3. Phá thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ .
  • Mỗi một sự lựa chọn đều mang tới một hệ quả riêng, trong số đó có những hệ quả chúng ta không thể thấy rõ ràng ngay trong một thời gian ngắn. Khi phụ nữ mang thai, thể chất của họ đang không trong trạng thái tốt, dẫn đến việc suy nghĩ lựa chọn càng trở nên khó khăn.

    Nhiều phụ nữ thì ngay từ đầu đã không nghĩ mình có sự lựa chọn khác. Tuy vậy, cho dù bạn có chắc chắn cỡ nào, thì cũng nên dành thời gian suy nghĩ đến một phương án khác, tránh những ân hận về sau.

    >> Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng nhất không nên bỏ qua

    Hãy nhớ bạn không lẻ loi!

    Trong xã hội hiện nay, mang thai ngoài ý muốn không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Nếu bạn đang trong hoàn cảnh này thì hãy yên tâm vì bạn không cô đơn.

    Nếu cảm thấy tâm lý bất ổn khi mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể tìm đến những lời khuyên hữu ích như:

  • Tư vấn viên hay bác sĩ tâm lý làm việc trong các trung tâm y tế cộng đồng hay bệnh viện công.
  • Mục sư hoặc tư vấn viên trong các nhà thờ hay cộng đồng giáo xứ. Cũng nên lưu ý là do đức tin tôn giáo nên họ sẽ không ủng hộ nếu bạn lựa chọn phương pháp phá thai.
  • Bạn có thể mua một quyển nhật ký và ghi lại những cảm xúc của mình. Viết ra những ưu, nhược điểm của từng lựa chọn để dễ dàng so sánh. Không cần vội vã khi đưa ra quyết định. Hãy ngủ một giấc thật ngon và sau đó từ từ cân nhắc để có thể đưa ra một chọn lựa khôn ngoan.
  •  

     Các dịch vụ tâm lý sẽ có những biện pháp giúp nâng đỡ tinh thần cho bạn có những quyết định sáng suốt hơn

    Các dịch vụ tâm lý sẽ có những biện pháp giúp nâng đỡ tinh thần cho bạn có những quyết định sáng suốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Các hướng xử lý mang thai ngoài ý muốn thường gặp

    1. Tiếp tục mang thai và nuôi dạy đứa trẻ

    Bạn sẽ phải thay đổi mục tiêu cuộc đời của mình và dành thời gian cho những điều chưa bao giờ nghĩ tới. Khi sự bàng hoàng ban đầu đã qua đi, người phụ nữ thường bắt đầu nảy sinh mối liên hệ tình cảm với đứa con của họ. Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng vậy. Nhiều người cảm thấy trách nhiệm chỉ vì đức tin tôn giáo hay đạo đức. Tuy vậy, đôi khi làm những gì chúng ta cho là đúng không phải luôn luôn giúp ích cho chúng ta.

    Cũng có nhiều bà bầu tự mâu thuẫn với chính bản thân mình. Một mặt họ nảy sinh oán hận đối với chính đứa con của họ. Mặt khác, lý trí lại mách bảo đứa bé hoàn toàn vô tội.

    Một khi đã quyết định giữ lại đứa bé, bạn phải hết sức chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo sức khỏe của bản thân. Chẳng hạn như uống axit folic trong những tháng đầu thai kỳ để giảm các nguy cơ con bị khuyết tật ống thần kinh.

    Những yếu tố bạn nên cân nhắc khi quyết định nuôi con

  • Lên kế hoạch tương lai cho bạn và đứa trẻ.
  • Xác định mối quan hệ với người yêu và liệu anh ta có hỗ trợ bạn nuôi con.
  • Liệu bạn có sẵn sàng và có thể nuôi con một mình?
  • Khả năng tài chính của bạn có đủ để nuôi con. Nếu có thể, cân nhắc đến trợ cấp từ các trung tâm hỗ trợ.
  • Liệu bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc làm mẹ?
  •  

    Tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi và sinh con khi cặp đôi ổn định về cả tài chính và tinh thần

    Tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi và sinh con khi cặp đôi ổn định về cả tài chính và tinh thần (Nguồn: Sưu tầm)

    2. Có thai ngoài ý muốn có nên bỏ không?

    Hiện nay, đây là một lựa chọn tương đối phổ biến. Mặc dù cảm thấy ăn năn, day dứt, buồn bã, nhưng việc phá thai mang đến cảm giác nhẹ nhõm cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên quyết định này cũng không hề dễ dàng gì. Họ cũng phải đau đớn trải qua một quá trình đấu tranh tâm lý đầy dằn vặt. Cuối cùng họ lựa chọn điều mà họ cho là đúng đắn cho bản thân. Cũng nên lưu ý là thời điểm phá thai an toàn là trong 3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu tiên của thai kỳ.

    Có nhiều phương pháp phá thai ngoài ý muốn như sử dụng thuốc, nạo gắp, hút thai chân không,... hầu hết đều an toàn cho mẹ. Tuy nhiên, có nhiều hệ quả sau khi phá thai mà bạn cần biết như ảnh hưởng đến những lần mang thai sau, ảnh hưởng đến tâm lý trong thời gian dài sau này. Dù chọn lựa bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

    Cách phòng chống có thai ngoài ý muốn

    Sử dụng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ

    Điều chắc chắn là việc chủ quan sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, chính vì thế, nam giới cần sử dụng bao cao su đúng và đủ. Bao cao su cần được mua ở những hiệu thuốc, siêu thị, cửa hàng uy tín, chính hãng. Trước khi sử dụng hãy kiểm tra cẩn thận về sự toàn vẹn của bao cao su. Ngoài ngăn ngừa mang thai ngoài kế hoạch, sử dụng bao cao su còn phòng chống các bệnh như giang mai, HIV,... và các bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục.

    Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất

    Thuốc tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ để ngăn ngừa khả năng thụ thai. Việc sử dụng thuốc tránh thai mang lại hiệu quả tức thì, tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn hóc môn nữ, đau lưng,...

    Bạn nên được bác sĩ tư vấn thật kỹ về từng loại thuốc tránh thai cũng như tác dụng phụ ngắn hạn và sau này của từng loại. Ngoài ra, tần suất sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều có thể giảm khả năng sinh sản và nữ giới và ảnh hưởng đến thai nhi tương lai của bạn.

    Khi mang thai không trong kế hoạch có thể khiến các cặp đôi trở nên bối rối vì nhiều cảm xúc và luồng suy nghĩ cũng như định kiến cần vượt qua. Nếu cặp đôi ổn định về tài chính thì chuẩn bị tinh thần đón chào em bé mới có thể là một lựa chọn đầy ý nghĩa với cuộc đời bạn. Suy cho cùng lựa chọn là ở bạn, hãy cân nhắc thật kỹ và rút kinh nghiệm cho những lần sau bạn nhé.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì trong thai kỳ có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia hoặc tham khảo thông tin từ chuyên mục Mang thai của Huggies nhé!

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Thai ngoài tử cung
    Mang thai 18/11/2020

    Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

    Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;