Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị đồ dùng cho bé mới lọt lòng 

Ngay khi phát hiện mình mang thai, các Mẹ đã có thể nghĩ đến chuyện mua sắm đồ dùng cho bé. Trong suốt thời gian thai kỳ, bạn sẽ phát hiện mình mua rất nhiều quần áo, vật dụng khác nhau cho bé. Ngày nay, có rất nhiều vật dụng giúp đỡ cho quá trình nuôi và dạy con, nhưng cũng có nhiều món không thực sự hữu ích. Hãy tham khảo thêm những thông tin sau đây để biết những đồ dùng cần thiết của trẻ mới lọt lòng là gì nhé!

Tham khảo: Nên mua đồ sơ sinh khi nào

Chuẩn bị đồ dùng cho bé trước khi sinh, sẵn sàng từ tuần 36

  • 03 bộ vớ, mũ, quần áo cotton.
  • 01 bình sữa, hộp sữa cho trẻ mới sinh.
  • 10 cái khăn sữa.
  • 01 mềm nhỏ để giữ ấm cho bé.
  • Khăn ướt Huggies® Việt Nam để dễ dàng vệ sinh em bé trong những lần thay tã, tiết kiệm thời gian hơn.
  • Tã dán lọt lòng Huggies® Việt Nam với thiết kế Bọc Kén Con Tằm được cải tiến vượt trội mềm mại hơn hẳn giúp chăm sóc tốt nhất cho làn da bé mới ngay từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm với lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ nhẹ nhàng làn da của bé tuyệt vời như trong vòng tay mẹ.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

mua quần áo cho bé sơ sinh

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng 

  • Nôi (hay cũi) cho bé là một trong những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới chào đời và cũng là thứ đầu tiên bạn cần sắm. Khi mua nôi, hãy chú ý mua một tấm nệm tốt, thật khít với nôi để tránh việc bé bị kẹt giữa các khe hở. Bạn nên xem xét điều kiện nhà ở, diện tích phòng khi lựa chọn kích cỡ nôi nhé. Nếu bạn đã có con và muốn sử dụng lại nôi của bé trước, hãy kiểm tra kỹ độ an toàn của nôi trước khi cho bé xài.
  • Trong 6 đến 12 tháng đầu đời, bạn nên cho bé ngủ cùng phòng với bố mẹ để có thể tiện theo dõi bé hơn. Trong thời gian này, hãy kê nôi của bé sát giường ngủ của bố mẹ, cũng như để các vật dụng cần thiết của bé như quần áo hay tã, bỉm cho bé ở nơi tiện tay để ngay cả khi nửa đêm cần, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy.
  • Một vài vật dụng cần thiết khác cho bé là khăn voan, loại chuyên dùng cho trẻ nhỏ, chăn mỏng nhẹ cho bé, khăn lông, khăn to để quấn bé. Bạn nên mua đồ làm bằng chất liệu tự nhiên hay những chất liệu an toàn cho da bé.
  • Nếu gia đình bạn có điều kiện, bạn có thể sắp xếp một phòng riêng cho bé. Hoặc khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể để bé dùng chung phòng với anh chị (nếu có). Hãy sắp xếp hệ thống tủ quần áo và các tủ khác sao cho có thể dễ dàng sử dụng cũng như chứa được nhiều vật dụng của bé.
  • Xe đẩy cho bé cũng là một đồ dùng thiết yếu của bé. Bạn nên nghiên cứu kỹ các chức năng cũng như mẫu mã trước khi quyết định. Thông thường, các ông bố bà, mẹ hay chọn loại xe đẩy có thể dùng như ghế cao cho trẻ. Khi mua, hãy nhớ rằng con bạn có thể sẽ sử dụng chiếc xe này cho đến khi con chập chững biết đi. Vì vậy, hãy kiểm tra độ an toàn cũng như tính tiện dụng của xe như chiều cao, độ bền, khả năng gấp gọn, thắng xe... 
  • Nếu gia đình bạn có xe hơi, bạn cần sắm cho bé một chiếc ghế ngồi riêng. Điều này đảm bảo tối đa an toàn cho bé khi di chuyển bằng xe hơi. Vấn đề an toàn của ghế cần được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên mua mới chứ không nên thuê, mượn hay mua lại ghế cũ, trừ khi bạn có thể chắc chắn rằng nó an toàn cho con của mình.
  • Đồ địu trẻ em có thể giúp bạn rất nhiều vì bạn có thể rảnh tay để làm những chuyện khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã khác nhau với nhiều loại kiểu dáng, màu sắc hay nguồn gốc. Bạn nên chú ý đến những yếu tố sau đây: mẫu mã bạn chọn có dây buộc an toàn cho bé không, chất liệu có dễ giặt không, bạn có thể tự sử dụng hay phải nhờ người khác giúp đỡ. Có rất nhiều đồ điệu trẻ thích hợp cho cả các ông bố nữa đấy!
  • Ngay cả khi nhà bạn có bồn tắm, bạn cũng nên mua cho bé thau tắm riêng.
  • Các bà mẹ sẽ thấy từ ngày có con, những chiếc túi xách thời trang của mình trở nên chật chội và không thực tế. Hãy sắm cho mình một chiếc túi to hơn, loại chuyên dụng để có thể chứa tã, khăn ướt hay các vật dụng cần thiết cho bé, nhưng trông vẫn “sành điệu” nhé!
  • Bàn thay tã cho bé. Nhiều bà mẹ có thể thay tã cho bé ngay ở trên giường. Nếu bạn quyết định mua, hãy chọn một chiếc bàn có chiều cao phù hợp với bạn, cũng như chọn một tấm trải phù hợp với bàn thay tã của bé.
  • Bạn cũng nên sắm cho bé một chiếc ghế ăn. Đôi khi, việc cho bé ăn có thể khá tốn thời gian vì các bé không ngồi yên một chỗ mà sẽ loay hoay nhìn ngó xung quanh. Đặt bé vào chiếc ghế ăn sẽ giúp cho việc đút bé ăn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể lựa chọn ghế có cả bàn ăn đi kèm để khi bé lớn hơn một chút có thể cùng ngồi ăn với gia đình. Bạn nhớ tìm mua loại ghế có miếng đệm lót để đỡ phần lưng và mông của bé!

Khi nào thì bạn nên bắt đầu sắm sửa những đồ dùng cần thiết cho bé cưng?

Nếu đây không phải là em bé đầu tiên của bạn, có lẽ bạn đã nắm được phần nào những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng cần chuẩn bị . Bạn cũng có thể tái sử dụng những đồ dùng còn tốt của các bé trước. Ngoại trừ xe đẩy được khuyên là nên mua mới, em bé của bạn có thể “thừa hưởng” khá nhiều đồ dùng từ anh chị của bé đấy! Trước khi bắt đầu mua sắm, hãy kiểm tra xem những món nào có thể sử dụng lại, những món nào cần mua mới nhé.

Nhiều bà mẹ đợi đến giữa thai kỳ mới bắt đầu mua sắm vật dụng cho bé yêu của mình, trong khi nhiều người đã bắt đầu ngay từ khi biết mình mang thai. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu và so sánh các mẫu mã trước khi mua về.

Đôi khi câu nói “tiền nào của đấy” cũng chưa chắc đúng trong mọi trường hợp. Hãy chọn cho bạn và bé những món hàng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của gia đình mình. Hiện nay trên mạng có rất nhiều diễn đàn mà trong đó các bà mẹ chia sẻ và trao đổi với nhau về kinh nghiệm mua sắm và sử dụng các vật dụng trẻ em. Đây là một nguồn thông tin bổ ích mà bạn nên tham khảo đấy!

những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Trang trí phòng cho bé

Nếu con bạn đã đủ lớn để có thể ngủ riêng, bạn có thể thu xếp cho bé một không gian khác. Lưu ý không nên kê nôi của bé gần cửa sổ mà nên đặt gần tủ quần áo và bàn thay tã. Việc thay tã sẽ thuận tiện hơn khi mọi vật dụng bạn cần đều trong tầm tay với; và điều quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho bé. Phòng của bé cũng nên thông gió cũng như có ánh sáng chiếu vào.

Bạn nên chú ý đến những vật có thể làm cho bé bị kẹt tay như cánh cửa, mép tủ, quạt cây... Đặt nôi của bé tránh xa những vị trí này sẽ giúp bé an toàn hơn.

Đồ tắm của bé nên được đặt gọn gàng trong một chiếc giỏ và ngoài tầm với của bé. Các loại tăm bông, khăn ướt hay kem của bé nên để sẵn đề phòng khi cần.

Tham khảo: Phòng dành cho bé

Thiết kế một ngôi nhà an toàn cho bé

Khi con bạn chập chững biết đi, bé có thể gặp nhiều rủi ro khi di chuyển đến các ngóc ngách khác nhau trong nhà. Hãy tập một thói quen ngăn nắp và cẩn thận khi sinh hoạt ngay từ sớm, để có thể giảm thiểu mọi rủi ro trong nhà mình. Bạn nhớ nên đóng các cánh cửa dẫn tới khu vực không an toàn, thu xếp đồ đạc gọn gàng...để bảo đảm bé yêu có một không gian sống an toàn.

Đồ dùng cho bé ăn

Để bé phát triển tốt nhất, bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trong thời gian này mẹ nhớ luôn chuẩn bị sẵn áo ngực loại chuyên cho bà mẹ đang cho con bú. Trong trường hợp mẹ muốn dùng thêm sữa công thức, ngoài việc lựa chọn sữa phù hợp cho bé, thì mẹ cần phải chuẩn bị bình sữa, núm giả, nắp của núm giả, bình hâm sữa...

Nhiều gia đình hiện nay cũng sắm cả máy tiệt trùng bình sữa cho con, loại dùng điện hoặc dùng lò vi sóng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải mua cây rửa bình các đồ lau rửa riêng cho bé trước khi cho bình vào máy để tiệt trùng.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Đồ dùng cho bé: mua hay mượn?

Có nhiều bà mẹ cảm thấy lãng phí khi phải mua nhiều món đồ vì bé chỉ dùng trong thời gian rất ngắn. Hoặc bạn đang chần chừ không biết có nên mua một vật dụng nào đó vì không chắc chắn rằng nó thích hợp với gia đình mình. Trong những trường hợp như thế, mượn là một giải pháp hợp lý.

Tuy nhiên, có những món đồ mà mua sẽ tốt hơn, vì khi đó bạn chắc chắn về độ an toàn cũng như chất lượng của sản phẩm. Bạn hãy cân nhắc xem mình có thực sự cần món đồ đó không, và có cần lâu dài không, để đưa ra quyết định phù hợp nhé. 

Tham khảo: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;