Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những điều cần tránh trong thai kỳ

Những điều cần tránh trong thai kỳ

Việc đầu tiên để chuẩn bị cho quá trình mang thai đó là bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những điều cần biết trước khi mang thai và những điều cần tránh khi mang thai.

Ăn gì khi mang thai?

Thai phụ cần một chế độ dinh dưỡng giàu axit folic, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thiếu dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến ống thần kinh, dẫn đến thai nhi có khả năng bị nứt đốt sống. Ngay từ khi muốn có thai, hãy cung cấp đủ 0.5mg axit folic hàng ngày. Chất này có nhiều trong lá rau xanh, ngũ cốc, gan và bưởi.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Cẩn thận với các thức ăn chứa vi khuẩn

Một vài loại thức ăn bạn nên tránh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nguyên nhân là do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có thể làm thai nhi gặp nguy hiểm hoặc thậm chí chết non. Pho mát, pate, các loại đồ sống như sushi, thịt tái là những loại thực phẩm bạn không nên ăn khi có thai. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nếu đồ ăn trữ trong tủ lạnh không đúng cách hoặc chưa đủ lạnh như kem, sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm làm từ sữa này cũng cần phải tránh.

Tham khảo: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Kiêng một số loại cá

Có một vài loại cá mà bạn không nên ăn khi đang mang thai, vì những loại cá này có thể chứa thủy ngân và có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi. Cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm là một vài loại cá gặp vấn đề trên mà bạn nên kiêng.

Lưu ý: Thực phẩm gây sảy thai sớm

Không sử dụng các đồ uống chứa cồn

Khi bạn uống các thức uống có cồn, một lượng nhất định sẽ thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai. Vì vậy, một trong những điều cần tránh khi mang thai là các thai phụ không nên uống các đồ uống chứa cồn. Hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể chứng minh nồng độ cồn an toàn cho thai phụ và em bé là ở mức nào, nên bạn hãy nhớ kiêng rượu bia trong suốt quá trình mang thai nhé!

Bà bầu có nên uống trà hay cà phê?

Khi mang thai, các bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất caffeine như trà hay cà phê. Nồng độ an toàn dành cho các bà bầu là 200mgs một ngày. Một ly cà phê phin thông thường chứa khoảng 130mgs. Nhưng cho dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tránh dùng các loại thức uống này. Các loại thức uống có ga hay nước tăng lực cũng là thứ đồ uống bà bầu nên tiết chế. Nếu thèm, bạn có thể uống loại không đường.

những điều cần tránh khi mang thai

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích khi mang thai

Những bà bầu sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thai nhi. Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non là các hậu quả của việc dùng chất kích thích. Các bé sinh ra cũng nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình về việc cai nghiện các chất kích thích trước khi quyết định mang thai nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;