Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cafein có ảnh hưởng gì?

cafein có ảnh hưởng gì?

Với hầu hết chúng ta, cafein có thể có hại nhưng nếu dùng điều độ thì vẫn có những lợi ích nhất định. Tuy nhiên vẫn cần phải để ý đến liều lượng khi  dùng, kể cả khi nó là trà xanh hay socola đi nữa.

Bởi vì là một dạng chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương nên cafein có tác dụng lợi tiểu (làm tăng sự lọc nước của thận) và tác động đến cơ thể.

Những tác hại tức thì của cafein:

  • Dẫn đến chứng co cơ.
  • Tăng nhịp tim.
  • Chậm đưa máu xuống khoang bụng.
  • Tăng lượng đường trong máu.
  • Phế quản hở ra.

Dùng một tách cà phê trước khi đi ngủ dễ gây khó ngủ. Cũng có thể bạn sẽ thấy mình ngủ sâu hơn nhưng trong thời gian rất ngắn hơn hoặc là các giấc mơ ngắn hơn. Và kết quả là khi thức dậy, bạn sẽ thấy mình được nghỉ ngơi ít hơn. Tuy nhiên cũng có những người hợp với chất cafein sẽ ít chịu những tác hại kể trên.

Những lợi ích:

Là một chất chống oxi hóa nên cafein có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim và ung thư. Cà phê cũng chứa chất chuyển hóa trung gian, một dạng chất có tác dụng oxi hóa.

Hỗ trợ các trẻ sinh non bị khó thở. Chỉ cần một lượng nhỏ cafein tiêm vào tĩnh mạch có thể kích thích não bộ của trẻ sơ sinh để điều khiển phổi nở ra.

Những công nhân làm ca đúp hoặc những người bị mệt mỏi có thể dùng cafein vì tính chất kích thích có lợi của nó.

Dùng một ly cà phê để tỉnh táo?

Nếu hỏi câu đó với những người uống rượu thì câu trả lời sẽ là: không! Ngay cả một cốc cà phê mạnh cũng không thể làm bạn tỉnh rượu. Cafein có thể làm bạn tỉnh táo nhưng không thể làm giảm nồng độ cồn trong máu được.

Cai nghiện cà phê

Tôi chắc rằng bạn đã từng có cảm giác này ngay cả khi bạn không thừa nhận. Cafein cho đến ngày nay không được xem là một chất gây nghiện nhưng sự thật thì nó lại tạo thành một thói quen khó bỏ. Bởi vì chúng ta dễ chấp nhận cảm giác hưng phấn khi dùng nó nên càng lúc càng dùng nhiều hơn để thấy lại cảm giác tương tự. Và kết quả là chúng ta cần uống nhiều hơn để duy trì cảm giác đó.

Những triệu chứng cai nghiện (thường bắt đầu từ 12 – 24 tiếng, đạt đỉnh điểm sau 48 tiếng và kéo dài trong từ 1 – 5 ngày) xuất hiện sau một ngày hoặc sau khi não bộ không có chất cafein bắt đầu đấu tranh với sự thèm thuồng trở lại.

Một vài triệu chứng khác như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, lo âu, buồn ngủ. Nếu nặng hơn có thể bị trầm cảm, mất khả năng tập trung và giảm động lực hoàn thành công việc.

Có phải cà phê làm bạn lo lắng?

Những người tự nhận mình nghiện cà phê có thể sẽ hứng thú khi biết rằng một lượng lớn cafein được dùng vào những vấn đề có liên quan đến điều trị lâm sàng và những vấn đề tâm lý.  Theo các chuẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần lần thứ tư (DSM – IV) cho biết: “Bốn loại rối loạn tâm thần do cafein gây ra bao gồm cafein nhiễm độc, cafein gây rối loạn lo âu, cafein gây rối loạn giấc ngủ và cafein gây ra những triệu chứng khác (NOS)”.

Nếu dùng một lượng cà phê quá nhiều, còn gọi là bị nghiện cà phê, có thể gây ra chứng rối loạn hoảng loạn, lo âu, rối loạn lưỡng cực và bị tâm thần phân liệt. Ngày càng có nhiều giáo sư tin rằng những người say chất cafein thường dễ bị chuẩn đoán nhầm và lờn thuốc.

Những thông tin trong bài này được cung cấp bởi nhà dinh dưỡng Leanne Cooper. Để biết thêm thông tin vui lòng xem thêm tại đây.

Bạn có lời khuyên nào cho các thành viên của HUGGIES® về chủ đề này không? Hãy đăng nhập để cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;