Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thiếu máu khi mang thai: Thực đơn bổ sung dinh dưỡng và các điều cần biết

Bệnh thiếu máu trong thai kỳ

Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời nhưng nó lại đặc biệt khá phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai. Nếu không được kiểm soát kịp thời, thiếu máu khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chính vì điều này, việc khám thai định kỳ nên được thực hiện đều đặn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu và khi thai khoảng 20 tuần tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về vấn đề thiếu máu thai kỳ mẹ bầu cần biết. 

1. Bệnh thiếu máu trong thai kỳ

Thiếu máu là một hiện tượng sinh học do giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là nồng độ huyết sắc tố trong máu. Cứ 120 ngày, tủy xương lại sản xuất và bổ sung thêm các tế bào biệt hóa cao. Chúng có trách nhiệm vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể.

Phụ nữ do bị mất máu hàng tháng qua chu kỳ kinh nguyệt nên rất dễ bị thiếu máu từ trước khi mang thai. Trong thực tế, thiếu sắt khá phổ biến ở phụ nữ trẻ, nhất là những người bị mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.

Khi mang thai, do cơ thể người phụ nữ cần phải sản sinh nhiều máu hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, nếu mẹ không được bổ sung sắt cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết đầy đủ thì sẽ rất dễ bị thiếu máu.

Bệnh thiếu máu khi mang thai là một vấn đề bình thường và phổ biến, tuy nhiên nếu không được cải thiện sớm khiến bệnh có nguy cơ diễn biến trầm trọng hơn, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi cũng đều sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Các loại thiếu máu trong thai kỳ phổ biến:

  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Thiếu máu do thiếu folate
  • Thiếu vitamin B12

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu khi mang thai;

  • Xanh xao, mệt mỏi
  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường, và thiếu sức sống, khả năng chịu đựng kém.
  • Cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, khó tập trung
  • Cơ thể yếu đi và giảm sức đề kháng.
  • Khó thở. Dễ bị khó thở khi vận động như leo cầu thang.
  • Tim đập nhanh.
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
  • Niêm mạc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường
  • Một số trường hợp thiếu máu khi mang thai hiếm gặp, bà bầu thèm ăn đất sét, cát hoặc phấn do cơ thể thiếu chất sắt. Tuy nhiên, những thứ này lại cản trở việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn.

Thiếu máu trong thai kỳ ở giai đoạn đầu có thể sẽ không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cũng như một số dấu hiệu của bệnh cũng có thể giống với dấu hiệu thai nghén thông thường. Nhằm để theo dõi tình trạng này một cách chính xác, mẹ bầu nên được kiếm tra máu trong những lần hẹn khám thai. 

2. Tại sao bà bầu bị thiếu máu?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ, bà bầu vẫn có thể bị thiếu máu. Thiếu máu là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai và trẻ em tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Có khá nhiều lý do khiến bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ, một số lý do phổ biến có thể kể đến như:

  • Nồng độ huyết sắc tố có thể giảm do sự phát triển của thai nhi.
  • Thể tích huyết tương tăng nhiều tạo nên hiện tượng thiếu máu do pha loãng 
  • Chế độ ăn uống thiếu sắt, các chế độ ăn kiêng, giảm lượng kalo đều có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Các bà mẹ thiếu cân khi bắt đầu mang thai hoặc những người đã từng bị ốm nghén nặng cũng có nguy cơ này.
  • Mất máu do giảm thể tích huyết tương đe dọa sẩy thai, băng huyết sau sinh hoặc xuất huyết.
  • Mang đa thai như sinh đôi, sinh ba, sinh tư trở lên, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn 
  • Với người đã từng bị sẩy thai, nếu tiếp tục mang thai ngay sau đó, cơ thể sẽ không kịp bổ sung thêm sắt.
  • Bệnh mãn tính có liên quan đến máu hoặc các chức năng sản sinh ra máu.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ sẽ cao hơn ở những đối tượng:

  • Mang đa thai.
  • Thời điểm mang thai bé sau quá gần bé trước.
  • Nôn mửa quá nhiều khi thai nghén
  • Mang thai ở giai đoạn tuổi dậy thì
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt
  • Bị thiếu máu trước khi mang thai

Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu 

Điều trị thiếu máu trong thai kỳ

3. Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và bé ra sao?

Thiếu máu ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ, vì trẻ sơ sinh luôn tự đảm bảo lượng sắt hấp thụ cho cơ thể mình để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng não bộ. Điều này dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt cho người mẹ ngay cả khi người mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ.

Đối với bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ, khi bệnh trở nên trầm trọng hoặc không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ:

  • Sẩy thai
  • Sinh non, trẻ sinh nhẹ cân
  • Trầm cảm sau sinh ở mẹ
  • Băng huyết sau sinh ở mẹ
  • Trẻ sinh ra bị thiếu máu
  • Trẻ chậm phát triển

Trường hợp thiếu máu do thiếu folate khi không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ:

  • Sinh non, trẻ nhẹ cân
  • Trẻ bị dị tật cột sống hoặc não bộ

Phụ nữ mang thai bị thiếu vitamin B12 cũng sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật xương sống, nứt đốt sống. 

4. Điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu mẹ được chẩn đoán thiếu máu khi mang thai, đừng nên quá lo lắng vì khi được điều trị và theo dõi thường xuyên, hàm lượng sắt sẽ trở lại mức bình thường.

Nếu hàm lượng sắt của mẹ rất thấp, mẹ cần phải có sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thay đổi giờ làm việc, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, có một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Sau đây là một số lời khuyên về việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu máu:

  • Bổ sung sắt bằng thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Muối sắt thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu.
  • Bổ sung acid folic có thể kết hợp với bổ sung sắt.
  • Bổ sung Vitamin B12 hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng, sữa.
  • Bổ sung Vitamin C hàng ngày giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt. Vitamin C có thể được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày, nó hòa tan trong nước và không tích trữ trong cơ thể.
  • Tăng cường lượng sắt qua chế độ ăn uống. Sắt từ động vật có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Sắt từ thực vật thường có trong các loại rau xanh như bông cải, củ cải, các loại đậu. 
  • Nếu hàm lượng sắt của người mẹ quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm sắt hoặc truyền máu cho người mẹ. 

Tham khảo: Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng?

Khi phụ nữ mang thai được điều trị thiếu máu từ sớm, hàm lượng sắt sẽ đạt mức bình thường trong vài tuần. Nếu tình trạng thiếu máu vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ xét nghiệm để biết thiếu máu do nguyên nhân nào khác nữa hay không.

Ngay cả sau khi sinh, các bà mẹ vẫn nên bổ sung sắt thường xuyên để bù lại việc mất máu trong quá trình sinh. Việc theo dõi xét nghiệm máu thường được thực hiện trong 6 tuần sau sinh.

Lưu ý: Viên sắt có thể gây táo bón, rối loạn dạ dày và màu phân có thể thành xanh đen hoặc thậm chí màu đen. Mẹ cần tăng cường chất xơ và nước trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc bổ sung chất làm mềm phân để giảm bớt tác dụng phụ.

Tham khảo: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nếu mẹ sợ kim tiêm

Thiếu sắt được chẩn đoán qua thử máu. Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch ở tay. Nếu mẹ thấy lo lắng về điều này, hãy chia sẻ với bác sĩ. Thuốc tê hoặc túi chườm nhiệt hay uống nhiều nước sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi lấy máu.

Mẹ cũng có thể yêu cầu một người có nhiều kinh nghiệm để lấy máu cho mẹ. Hay mẹ có thể dẫn theo người thân hoặc bạn bè để giúp mẹ trong việc này. 

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng lại chứa nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bố mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu thường xuyên nhằm điều trị thiếu máu kịp thời, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ luôn đủ chất, giàu sắt.

Ngoài ra, để nắm thêm thông tin về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và thai nhi trong các giai đoạn thai kỳ, bố mẹ hãy tham khảo ngay Góc chuyên gia của Huggies nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;