Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lợi ích của tập thể dục cho bà bầu

Lợi ích của tập thể dục cho bà bầu

Mang thai được coi là thời gian để phụ nữ nghỉ ngơi và sống thư thái. Nhiều người tin rằng việc mang thai khiến phụ nữ trở nên yếu ớt hơn, tuy nhiên điều này không có cơ sở thực tế. Mang thai không đem đến một bất lợi nào cả, và phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh sẽ sinh con đúng thời điểm mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.

Nguyên tắc chung là nếu bạn đang tập thể dục trước khi thụ thai, thì việc tiếp tục tập luyện sẽ an toàn với bạn ít nhất trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

  • Tập thể dục khi mang thai mang đến nhiều lợi ích. Nó giúp cho cơ thể dẻo dai, cải thiện tâm trạng và giảm khả năng bị trầm cảm.
  • Tập thể dục khi mang thai cũng khiến thể lực bạn ổn định và luôn sung sức
  • Tập luyện khi mang thai cũng giúp chăm sóc các cơ bắp của bạn. Bởi khi mang thai, các cơ bắp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn giữ cân bằng.
  • Tập thể dục khi mang thai cũng giúp bạn chờ đón ngày lâm bồn, một cách tự tin hơn. Những phụ nữ hiểu rõ cơ thể mình, và thường đặt ra một số nhu cầu hợp lý cho bản thân, có xu hướng đối phó với căng thẳng tốt hơn.

Tham khảo: Yoga cho bà bầu

Nếu bà bầu không thường tập thể dục thì sao

Thông thường, phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được khuyến khích tập luyện theo một chương trình thể dục hay một môn thể thao chuyên nghiệp. Việc cơ thể hoạt động nhiều và nặng hơn thông thường có thể gây căng thẳng cho em bé của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu tập thể dục, hãy tới gặp bác sĩ trước.

Thói quen tập thể dục sẽ dần dần giúp bạn cải thiện khả năng và sức chịu đựng của cơ thể. Hãy chú ý tới những tín hiệu của cơ thể và ngừng tập thể dục khi bạn cảm thấy mình sắp bị quá tải. Và bạn cũng đừng quá mong đợi một kết quả tuyệt vời từ tập thể dục. Thời gian mang thai không phải là lúc để bạn ăn kiêng hay giảm cân thông qua một chế độ tập luyện nghiêm ngặt.

Phụ nữ đang mang thai nên tập thể dục để tránh bị tăng cân quá nhiều. Từ đó, họ sẽ giảm thiểu được những rủi ro về sức khỏe có liên quan đến tăng cân nhiều. Tập thể dục cũng giúp cải thiện sức khỏe và sức chịu đựng của cơ thể.

Tham khảo: Tăng cân khi mang thai

Hình thức tập thể dục cho bà bầu tốt nhất là gì?

Một hình thức tập luyện phù hợp sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú và muốn tiếp tục chương trình tập luyện đó. Nếu bạn lao vào tập nặng, tập quá sức quá sớm, bạn có thể nhanh chán. Bởi vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với mình về lâu dài. Hãy lựa chọn những mục tiêu vừa phải, có thể đạt được, có tính định hướng và kịp thời.

  • Tìm cách tập thể dục bằng mọi cách khi có cơ hội, mà không nhất thiết phải được lên kế hoạch trước. Bạn có thể đi thang bộ thay vì thang máy, lựa chọn những trạm xe buýt ở xa hơn để đi bộ nhiều hơn, tình nguyện đi lấy một thứ gì đó. Những yếu tố này sẽ cộng thêm vào số giờ mà cơ thể bạn hoạt động mỗi ngày.
  • Nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện từng chút một, nhưng diễn ra thường xuyên trong cả ngày sẽ tốt hơn là tập trung tập luyện nhiều trong một thời điểm. Tần số và thời gian hoạt động của cơ thể được tích lũy trong suốt cả ngày. Cơ thể bạn, với các cơ bắp, xương, dây chằng, được thiết kế để vận động. Ít vận động, kể cả khi bạn đang mang thai, sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.
  • Các loại hình thể dục như vận động kéo dài, mang vác vật nhẹ hay cải thiện độ linh hoạt của cơ thể đều rất lý tưởng đối với bạn.
  • Yoga được coi là bài tập thể dục cho bà bầu hoàn hảo trước khi sinh. Nó giúp cơ thể linh hoạt và khiến bạn tĩnh tâm. Yoga cũng là một bài tập đôi tuyệt vời cho cả hai vợ chồng, và giúp tạo mối liên kết giữa cha mẹ với thai nhi.
  • Nếu bạn không thích yoga, hãy thử bơi lội hay aerobic dưới nước. Bơi sẽ làm tăng sức mạnh cơ bắp và khả năng chịu đựng. Sức nổi của nước cũng sẽ tốt cho bụng của bạn khi tới cuối thai kỳ. Bạn có thể bơi cho đến tận khi sinh, và một số phụ nữ còn lựa chọn cách sinh con dưới nước. Một lớp học bơi cùng với những thai phụ khác có thể khiến bạn thêm hứng khởi khi có thêm người cùng chia sẻ.
  • Đi dạo tại những nơi có đồi và dốc là bài tập aerobic lý tưởng cho cơ bắp của bạn. Điều này sẽ giúp tim của bạn làm việc hiệu quả hơn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể, qua nhau thai và em bé.
  • Đi xe đạp là một cách thức tập aerobic hiệu quả khác. Hầu hết phụ nữ có thể đạp xe trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Tất nhiên, họ không nên lựa chọn các loại xe đạp thể thao hay xe đạp leo núi, bởi những loại xe này có độ rủi ro cao.
  • Bài tập Kegel hay bài tập cho sàn chậu là bài tập quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện trong suốt thai kỳ. Sàn chậu giống như một tấm bạt lò xo hay sợi dây nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Nếu nó khỏe mạnh, nó sẽ giữ những cơ quan này ở đúng vị trí một cách tốt hơn. Việc duy trì một sàn chậu khỏe mạnh dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng hồi phục một sàn chậu đã suy yếu. Bạn nên tập luyện một số bài tập Kegel hàng ngày và kết hợp chúng vào hoạt động hàng ngày của bạn.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Bà bầu cần tránh những bài tập thể dục nào?

  • Bạn nên tránh những cách thức tập luyện mà bạn cảm thấy quá nhàm chán và không hứng thú.
  • Phụ nữ mang thai không nên cưỡi ngựa, nhảy dù, trượt tuyết hay chơi bóng quần trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Khi nào thì bạn nên ngừng tập thể dục?

Nếu tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ:

  • Bạn được nữ hộ sinh hay bác sĩ tư vấn không tập thể dục.
  • Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung, đặc biệt là trước khi em bé ra đời. Bởi tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
  • Nếu bạn bị thủng màng nhầy hay mất dịch trong âm đạo.
  • Nếu bạn bị chảy máu âm đạo.
  • Nếu có sự thay đổi nào ở trạng thái chuyển động của em bé, hoặc khi bạn có cảm giác rằng có gì đó không bình thường.
  • Nếu bạn cảm thấy khó thở, bị đau ngực hay đau đầu, bạn cần ngay lập tức ngừng tập thể dục và gặp bác sỹ để kiểm tra.
  • Nếu bạn nhìn thấy những đốm sáng trước mắt, hay cảm thấy như bị khó tiêu, bạn cần đi khám bệnh ngay lập tức.
  • Tránh chạy bộ trong suốt thai kỳ. Những xung động liên tục sẽ không có lợi cho sàn chậu của bạn, cũng như đầu gối và ngực. Bạn có thể lựa chọn hình thức đi bộ nhanh.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;