Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Lái xe khi mang thai: Điều mẹ tuyệt đối phải lưu ý

Lái xe khi mang thai

Lái xe trong khi mang thai có thể mang lại những bất tiện, nhất là khi bụng bạn đã “vượt mặt” mà còn phải quay ngang quay dọc khi tìm và ổn định chỗ đậu xe. Nhưng dù gì đi nữa, hãy nhớ rằng thắt dây an toàn và túi khí luôn là hai vấn đề quan trọng cần được nhớ đến khi bạn lái xe.

Khi lái xe, hãy lựa chọn tư thế và khoảng cách ngồi hợp lý nhất để bạn có thể điều khiển vô lăng một cách dễ dàng và chủ động. Bạn cần phải thoải mái khi điều khiển cả tay lái lẫn bàn đạp ga hay thắng.

Nhiều thai phụ thắc mắc: có luôn cần thiết phải thắt dây an toàn không? Có, ngay cả khi bạn chỉ đi một quãng đường rất ngắn. Hãy chủ động bảo vệ cả mình và bé trong giai đoạn nhạy cảm này. Mỗi khi bước lên xe, không phân biệt bạn có là người cầm lái hay không, hãy thắt dây an toàn, và quan trọng không kém là cần phải thắt dây an toàn một cách chính xác:
• Hãy cởi bỏ những loại quần áo cồng kềnh để dây an toàn ôm khít cơ thể bạn.
• Đặt dây an toàn ở ví trí trên đùi, nằm thẳng dưới bụng.
• Hãy chắc chắn rằng dây nằm ở vị giữa hai ngực bạn.

5 Lời khuyên cho việc lái xe an toàn

  1. Sử dụng giác quan của bạn: Nhìn xung quanh, quan sát con đường phía trước để và để ý cả con đường phía sau. Nếu bạn cần thay đổi làn đường, hãy thay đổi từ từ, tránh việc lấn tuyến một cách đột ngột.
  2. Hãy tỉnh táo: Nếu bạn đang mệt mỏi, bạn không nên lái xe. Lái xe thường đem lại cảm giác đơn điệu, nhàm chán, đặc biệt là trên đường cao tốc. Nếu bạn cảm thấy mình mệt mỏi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi để lấy lại sự tỉnh táo.
  3. Lái xe trong điều kiện không thuận lợi: Nếu đường hoặc thời tiết xấu, hãy giảm tốc độ và điều chỉnh khoảng cách giữa xe bạn và các xe khác cho phù hợp.
  4. Tránh sử dụng điện thoại: Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa tai nạn là để tránh mất tập trung là hãy tránh nghe điện thoại. Hãy chờ cho đến khi thật an toàn mới thực hiện điều này.
  5. Cần có thời gian phản ứng? Sử dụng "quy tắc 3 giây" để có khoảng cách đủ an toàn với xe phía trước. Quan sát xe chạy phía trước vượt qua một điểm cố định trên đường và đếm 3 giây. Nếu xe bạn vượt qua điểm cố định ấy trước 3 giây có nghĩa là xe bạn quá gần với xe phía trước

Những câu hỏi thường gặp

1. Dây đai an toàn có thể gây hại cho thai nhi?

A: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc bảo vệ tốt nhất cho phụ nữ mang thai và thai nhi là các bà mẹ phải đeo dây an toàn khi ngồi trên xe, và đeo nó đúng cách. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ chấn thương thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai chắc chắn nên sử dụng dây đai an toàn trong tất cả mọi tình huống.

2. Làm sao để đeo dây an toàn đúng cách trong khi mang thai ?

A: Phía trên cùng của dây an toàn nên nằm chéo qua vai bạn, v một phần dây nằm chéo phía giữa hai ngực và sau đó xuống một bên của bụng. Phần lòng của vành đai phải bằng phẳng so với đùi và dưới bụng. Không để chúng chèn lên phía trước bụng. Hãy đảm bảo rằng dây an toàn ôm khít cơ thể và không bị  xoắn.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;