Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ứ mật trong quá trình mang thai

Ứ mật trong quá trình mang thai

Chứng Cholestasis là gì? Cholestasis hay ứ mật thai kỳ, còn gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis hay Intrahepatic Cholestasis là một căn bệnh rất hiếm. Cứ 1/1000 phụ nữ mang thai sẽ mắc chứng bệnh này. Đây là một căn bệnh về gan chỉ xảy ra đối với bà bầu. Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác. Mặc dù bệnh không được biết đến rộng rãi, nhưng chứng Cholestasis làm bà bầu cảm thấy khó chịu và khổ sở trong giai đoạn mang thai.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Nguyên nhân của Cholestasis

Axit mật được tạo thành trong gan rồi theo các ống gan đi vào túi mật. Túi mật giúp dự trữ axit mật và bẻ gãy các chất béo cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Trong thai kỳ, lượng nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến dòng chảy mật khiến mật trong gan tràn vào máu. Thay vì được đưa về ruột, axit mật đọng lại ở dưới da. Cảm giác ngứa da là biểu hiện dễ nhận biết nhất của căn bệnh này.

Những nguy cơ gây chứng Cholestasis

  • Phụ nữ có tiền sử về bệnh gan.
  • Phụ nữ đã từng bị bệnh sỏi mật trước đó.
  • Phụ nữ mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn.
  • Có mẹ hoặc chị em gái từng mắc bệnh Cholestasis.
  • Phụ nữ Thụy Điển hoặc Chi-lê có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Từng bị ngứa da khi uống thuốc tránh thai.

Triệu chứng của Cholestasis

  • Ngứa da trầm trọng đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc lúc sắp sinh. Vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, biểu hiện của bệnh chỉ có ngứa da, không kèm theo nổi mẩn hoặc ban. Ngứa đặc biệt là ở vùng cánh tay, chân và có thể ảnh hưởng đến toàn thân.
  • Có thể ngứa dữ dội nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Nước tiểu có màu sẫm do axit mật được thải ra.
  • Tâm trạng thất thường, có thể dễ cảm thấy buồn bực hoặc trầm cảm, bà bầu trở nên khó chịu do bị ngứa.
  • Mất ngủ và thay đổi thói quen ngủ .
  • Cảm thấy mệt mỏi và không lúc nào thư giãn được, thiếu tập trung do buồn ngủ.
  • Phân chuyển sang màu nhạt. Nguyên nhân của việc này là do chất béo chưa tiêu hóa được bài tiết ra trong phân của bà bầu, hay còn gọi là phân mỡ.
  • Cảm giác buồn nôn và khó chịu ở đường ruột.
  • Thấy khó chịu phía trên bụng bên phải.

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai

Làm sao chuẩn đoán được chứng Cholestasis?

Xét nghiệm máu có thể kiểm tra được hàm lượng axit mật trong máu và chức năng gan. Nếu kết quả cho thấy chức năng gan có vấn đề và hàm lượng axit mật cao hơn mức bình thường, thì phải kết hợp với việc kiểm tra tổng quát và xem xét tiền sử bệnh để chuẩn đoán một cách chính xác.

Tham khảo:     Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Điều trị Cholestasis

Cách điều trị chứng Cholestasis phụ thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng bệnh ở mỗi bà bầu. Nếu ngứa da xảy ra rất trầm trọng và gây mất ngủ thì việc chữa trị là cần thiết. Nếu bà bầu vẫn chịu được tình trạng ngứa và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, thì có thể đợi sau một thời gian theo dõi bệnh tình.

Việc chữa trị bệnh nhằm ngăn chặn những biến chứng trong thai kỳ. Chứng Cholestasis có thể gây tử vong cho thai nhi nên cần được theo dõi hết sức chặt chẽ. Thai phụ mắc chứng Cholestasis thông thường sẽ không còn thấy những triệu chứng của bệnh vài ngày sau khi sinh. Hiểu biết tốt và có nhận thức đúng đắn sẽ giúp cho các bà bầu có tinh thần thật lạc quan, mặc dù cảm thấy khó chịu vì ngứa da.

Các cách điều trị khác

  • Sử dụng kem thoa ngoài da (sữa dưỡng thể, muối ngâm bồn tắm, hay kem emollient) để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy. Các sản phẩm này có thể có chứa steroid.
  • Cố gắng tắm nước mát. Một số bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi bỏ đá lạnh vào bồn tắm. Mặc quần áo vải cotton và vải sợi tự nhiên để có cảm giác thoáng mát và giảm mẩn da. Hãy giữ gìn và cắt móng tay sạch sẽ để phòng ngừa những vấn đề khác cho da.
  • Thuốc viên vitamin K thường được chỉ định để chữa trị tình trạng tắc nghẽn máu thông thường.
  • Quyết định chữa trị bệnh Cholestasis thường được tiến hành vào tuần thứ 37-38 để ngăn ngừa những biến chứng về sau. Quyết định này cần được cân đo kĩ càng giữa lợi và hại. Trẻ sinh non có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng, nhất là các vấn đề về phổi. Nếu tình trạng bệnh đáng lo ngại, bà bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc có chất steroid để giúp phổi của bé phát triển tốt hơn.
  • Những phương pháp chữa trị truyền thống như rễ của cây bồ công anh và cây ké sữa được cho là có tác dụng tốt giúp phục hồi chức năng gan.
  • Thuốc Antihistamines (có tác dụng chống chất histamine) có thể được chỉ định cho bà bầu để chống lại tình trạng ngứa ngáy.

Ứ mật trong quá trình mang thai

Kiểm soát chứng Cholestasis

  • Việc theo dõi kĩ sức khỏe của mẹ và bé là hết sức quan trọng.
  • Thường xuyên xét nghiệm máu để xác định chức năng gan và lượng axit mật.
  • Kiểm tra và theo dõi thai nhi để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của lượng axit mật cao trong máu của người mẹ.
  • Nếu phải sinh mổ, công việc chuẩn bị cần được chú trọng hơn.
  • Bà bầu cần được siêu âm định kỳ để xác định các bệnh lý tiềm ẩn trong gan và túi mật. Nếu phát hiện ra bệnh, các triệu chứng có thể tương tự như bệnh Cholestasis.
  • Việc xác định xem bà bầu có tiền sử về bệnh gan, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng hàng cấm hoặc có thói quen gây rủi ro cho gan hay không là vô cùng quan trọng.
  • Những bà bầu mắc bệnh Cholestasis nên gặp một bác sĩ khoa sản chuyên về bệnh gan trong thai kỳ.
  • Nếu hàm lượng axit mật vượt quá một mức độ nào đó, hoặc chức năng gan bị tổn thương thì bà bầu cần được đưa đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.
  • Các bà bầu có thể được yêu cầu giữ lại tất cả những ghi nhận về cử động của thai nhi. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số chuyên gia về sức khỏe cho rằng phương pháp này chẳng những không mang lại lợi ích trong việc chuẩn đoán mà còn khiến nhiều bà bầu trở nên lo lắng.
  • Nên liên tục theo dõi tình trạng thai nhi trong quá trình sinh đẻ.
  • Cần kiểm soát thật kỹ để đảm bảo rằng nhau thai được đẩy hết ra ngoài cùng với màng.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Biến chứng của Cholestasis

Thai nhi không thể chịu đựng được tình trạng tăng cao lượng axit mật của người mẹ. Việc giám sát và theo dõi nguy cơ sinh non là rất quan trọng.

  • Một số bà bầu bị mắc bệnh da và lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng. Đây không phải là một biểu hiện bình thường.
  • Thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến những vấn đề về tắc nghẽn máu và làm tăng nguy cơ chảy máu của cả mẹ và bé. Vì vậy, các bà bầu có thể được bổ sung vitamin K (Konakion) trước hoặc sau khi sinh.
  • Tăng nguy cơ suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Tăng khả năng bị bệnh Cholestasis ở lần mang thai tiếp theo nếu đã từng mắc chứng bệnh này. Một số nguyên cứu cho thấy nguy cơ tái phát bệnh lên đến 90%.

Hậu quả của chứng Cholestasis

Đối với đa số các bà bầu, bệnh Cholestasis không để lại di chứng gì về gan hoặc vấn đề về sức khỏe. Thông thường thì tình trạng ngứa ngáy sẽ hầu như biến mất trong vòng vài ngày sau khi sinh, mặc dù tất cả những triệu chứng khác sẽ giảm dần trong 4 tuần. Các bà mẹ bị mắc bệnh Cholestasis cần được khám tổng quát sau khi sinh con để đảm bảo gan không có vấn đề gì.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;