Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao?

Phòng ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật chỉ xảy ra ở thai kỳ của con người. Rối loạn này xuất hiện từ giữa tam cá nguyệt thứ 2 với tần suất khoảng 5-8% thai kỳ. Tiền sản giật có thể phát triển sớm hơn ở trường hợp nặng hoặc có thể chỉ là vấn đề nhỏ trong cả thai kỳ, thậm chí có khi chỉ xuất hiện sau khi sinh.

Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Một số nghiên cứu cho thấy tần suất gặp lên đến 10% nhưng là con số nào đi nữa thì đây cũng là vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kỳ. Do đó, Huggies khuyên các bà mẹ mang thai nên khám thai định kỳ để theo dõi có bị tiền sản giật không. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể trở thành sản giật gây nhiều biến chứng nặng nề cho cả mẹ và con. 

>> Tham khảo thêm: 

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật được hiểu là bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc trở nên xấu đi so với trước đó từ tuần thai thứ 20. Tiền sản giật sẽ gây ra cơn co giật khắp toàn thân đột ngột và không kiểm soát được.

Căn bệnh xuất phát từ protein niệu, do đó, mẹ bầu cũng có thể chẩn đoán sớm bằng cách khám thai định kỳ đều đặn, thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu và các xét nghiệm liên quan đến phổi, gan, thận… 

Mẹ có biết:

Từ tuần thai thứ 20 trở đi, có lẽ bố mẹ vẫn hồi hộp chuẩn bị cho thời điểm đón con chào đời. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá căng thẳng mà quên mất bản thân của mình. Đối với vấn đề chuẩn bị cho trẻ sơ sinh, tã Huggies sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Tiền sản giật xảy ra thế nào?

Tiền sản giật xảy ra sau tuần thai thứ 20, và trong đó có 25% trường hợp sẽ phát triển sau khi mẹ bầu sinh con. Thông thường sẽ xuất hiện trong 4 ngày đầu sau sinh, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 6 tuần sau sinh.

Trong các trường hợp nhẹ, tiền sản giật thường không ảnh hưởng mẹ và bé. Nhưng nếu lưu lượng máu giảm và ảnh hưởng chức năng nhau thai, bé sẽ tăng trưởng không tốt như bình thường nên bé sinh ra có thể bị nhẹ cân. Tình trạng giảm lượng oxy và dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng tổng thể của bé, vấn đề này gọi là Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR).

Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng, sẽ có nguy cơ bong nhau thai ở nơi mà nhau thai gắn kết với thành tử cung. Những trường hợp huyết áp quá cao có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí tử vong thai. Bệnh tiền sản giật nhưng không được điều trị sẽ gây ra tử vong cho cả mẹ và con.

Thời gian là vấn đề rất quan trọng với tiền sản giật. Phải cân bằng được sự tăng trưởng và điều kiện ra đời của bé với sức khỏe của mẹ. Nguy cơ bé tử vong thường không do rối loạn của tiền sản giật mà lại do biến chứng của sinh non.

>> Tham khảo thêm: Ra máu cục khi mang thai tháng đầu mẹ cần lưu ý

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thai thứ 20

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thai thứ 20 (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu hiện tiền sản giật

Huyết áp tăng cao

Cao huyết áp khi mang thai là một trong những biểu hiện hay gặp và sớm nhất khi bị tiền sản giật. Nếu các chỉ số đo huyết áp của mẹ xảy ra như dưới đây, rất có thể mẹ đang dần xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của tiền sản giật.

  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHG, tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ lúc nghỉ ngơi) - thường xảy ra khi mẹ mang thai 20 tuần và trước đó huyết áp của mẹ bình thường.
  • Huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHG, tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với lúc chưa có thai thì cần được quan tâm đặc biệt.
  • Con số đo huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật ở mẹ càng nặng.
  • Nếu đo được huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg, tâm trương ≥ 110mmHg, mẹ cần phải được xác định nhanh chóng và dùng thuốc hạ áp kịp thời.

Protein niệu thay đổi

Protein niệu sẽ dương tính - biểu hiện tiền sản giật khi lượng protein > 0,3g/l/24 giờ hoặc > 0,5g/l/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

>> Tham khảo thêm: Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Dấu hiệu dễ nhận thấy từ tuần 20 của tiền sản giật ở thai phụ

Dấu hiệu dễ nhận thấy từ tuần 20 của tiền sản giật ở thai phụ (Nguồn: Sưu tầm)

Xuất hiện triệu chứng phù

Phù trắng mềm, ấn lõm xuống là biểu hiện của tiền sản giật (khác với phù tím, phù thận, phù dinh dưỡng,...). Mẹ sẽ dễ dàng phát hiện biểu hiện phù này bằng cách ấn trên nền cứng như mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu. Ngoài ra, triệu chứng này đi kèm với biểu hiện mẹ tăng cân nhanh và nhiều.

>> Tham khảo thêm: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Biểu hiện tiền sản giật cần lưu ý đặc biệt

  • Đau đầu dữ dội.
  • Rối loạn thị giác, mắt mờ, kém.
  • Ý thức, tinh thần không tỉnh táo.
  • Phản ứng, phản xạ nhạy cảm hơn.
  • Thiếu máu, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt
  • Đau bụng trên hoặc phía bên phải khoảng ¼ (vị trí gan).
  • Buồn nôn, ói mửa dù đã qua thời gian ốm nghén.
  • Hô hấp khó khăn, khó thở.
  • Thiểu niệu.
  • Đột quỵ.

>> Tham khảo thêm: 10 cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc 

Nguyên nhân tiền sản giật

Nguy cơ cao dễ dẫn đến tiền sản giật

  • Từng có tiền sử bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Đa thai, thai đôi hoặc ba, bốn…
  • Bệnh lý về thận, rối loạn thận
  • Rối loạn hệ tự miễn dịch
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bệnh huyết áp mãn tính

Nguy cơ dễ dẫn đến tiền sản giật ở thai phụ nhất

Nguy cơ dễ dẫn đến tiền sản giật ở thai phụ nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Nguy cơ trung bình của tiền sản giật

  • Mang thai con đầu lòng (con so).
  • Bà bầu lớn tuổi, từ 35 tuổi trở lên.
  • Lần mang thai này cách lần trước khoảng 10 năm.
  • Tiền sản giật có vẻ liên quan đến di truyền và có tiền sử gia đình.
  • Bà bầu thiếu dinh dưỡng.
  • Bệnh lý răng miệng cũng được cho là có liên quan.
  • Thừa cân hoặc béo phì trong thai kỳ.
  • Đặc điểm xã hội - nhân khẩu học.

>> Tham khảo thêm: Nhiễm độc thai nghén và cách phòng ngừa cho mẹ bầu

Tại sao tiền sản giật xảy ra

Thật ra người ta vẫn chưa biết chính xác tại sao tiền sản giật xảy ra. Mặc dù yếu tố nguy cơ có vẻ rõ ràng nhưng không thể hoàn toàn căn cứ vào đó. Ngoài ra sự đáp ứng viêm ở mẹ cũng có thể là vấn đề vì hệ thống miễn dịch của mẹ có thể sẽ phản ứng lại với em bé và nhau thai.

Gia đình nên theo dõi những điều dễ xảy ra trong thai kỳ nếu không biết trước, đặc biệt là các thai phụ lần đầu có con. Theo dõi cùng Huggies qua video sau:

Chẩn đoán các giai đoạn tiền sản giật 

Từ tuần thai thứ 20 của mẹ, tiền sản giật có thể chẩn đoán bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm protein:

  • Đo huyết áp 2 lần cách nhau ít nhất 4h: HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HA tâm trương ≥ 90mmHg
  • Đo huyết áp 1 lần: HA tâm thu ≥ 160 mmHg và HA tâm trương ≥ 110 mmHg 
  • Thử que hoặc xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu > 300mg/24 giờ hoặc tỷ lệ protein/creatinin trong nước tiểu ≥ 0,3

Nếu thực hiện xét nghiệm protein niệu không có kết quả chính xác tuyệt đối, tiền sản giật cũng có thể chẩn đoán qua các dấu hiệu sau khi kiểm tra nội tạng sau:

  • Tiểu cầu giảm
  • Suy thận
  • Chức năng gan giảm
  • Đau nhức đầu
  • Phù phổi
  • Bụng, tim, phổi tràn dịch đa màng
  • Thần kinh trung ương hoạt động suy giảm (thị giác, thần kinh, tinh thần…)

>> Tham khảo thêm: Sinh mổ lần 2: Có đau hơn không & kinh nghiệm chuẩn bị

Tiền sản giật có thể chẩn đoán bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm protein

Tiền sản giật có thể chẩn đoán bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm protein (Nguồn: Sưu tầm)

Biến chứng tiền sản giật cho mẹ và con

Biến chứng tiền sản giật ở mẹ:

Nếu không phát hiện và thực hiện điều trị kịp thời, mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm đến cơ thể lẫn thời gian mang thai:

  • Thần kinh trung ương bị sản giật: Xuất huyết não, phù não.
  • Suy thận cấp.
  • Phù võng mạc, mù mắt.
  • Chảy máu dưới gan, suy gan, vỡ gan.
  • Suy tim cấp.
  • Phù phổi cấp.
  • Rối loạn máu, đông máu, đông máu rải rác.
  • Tiểu cầu giảm dẫn đến thiếu máu.
  • Huyết áp mạn, viêm thận mạn.

Biến chứng tiền sản giật ở thai nhi:

Tương tư như mẹ, thai nhi có nguy cơ dù chưa ra đời nhưng không giữ được:

>> Tham khảo thêm:

Biến chứng tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ & bé

Biến chứng tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ & bé (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị tiền sản giật

Dự phòng tiền sản giật ở mẹ bầu

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn hiệu quả từ đầu. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên:

  • Khám thai tiền sản và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ, đều đặn.
  • Thực đơn hằng ngày và chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, thanh đạm.
  • Ăn gì tốt cho bà bầu để phòng ngừa tiền sản giật? Quan tâm đến các thực phẩm dinh dưỡng, bổ sung sắt, bổ sung canxi, protein… cần thiết với lượng vừa đủ.
  • Uống đủ nước hằng ngày.
  • Chú ý quan sát sự thay đổi của cơ thể và nhận biết các dấu hiệu sớm.
  • Giữ nhiệt độ cơ thể đủ ấm.

>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách

Những việc mẹ có thể làm để phòng ngừa tiền sản giật trong thai kỳ

Những việc mẹ có thể làm để phòng ngừa tiền sản giật trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật sẽ khỏi sau khi em bé chào đời. Nếu huyết áp bà bầu quá cao có thể ảnh hưởng sức khoẻ mẹ hay bé, sinh mổ sớm là giải pháp chọn lựa.  Nếu thai chưa đủ trưởng thành, mẹ sẽ được chỉ định dùng thêm steroid để thúc đẩy phổi thai nhi phát triển hơn. Thỉnh thoảng dùng thuốc điều trị hạ huyết áp cũng giúp kéo dài thời gian bé ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt. Dưới đây là cách điều trị tiền sản giật ở 2 mức độ nặng và nhẹ mẹ có thể tham khảo.

Đối với tiền sản giật mức độ nhẹ

  • Kiểm tra huyết áp bằng cách đo 2 lần / ngày.
  • Ưu tiên việc nghỉ ngơi và nằm nghiêng về bên trái.
  • Theo dõi huyết áp, biểu hiện cơ thể hàng tuần. Nếu con số ngày càng cao, biểu hiện cơ thể khác thường thì cần phải nhập viện và thực hiện điều trị tích cực.
  • Nếu thai nhi đã đủ tháng, mẹ nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.
  • Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, khẩu phần ăn tăng đạm và hạn chế ăn mặn.

>> Tham khảo thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thai kỳ an toàn

Các cách điều trị tiền sản giật cho đến nay với thai phụ

Các cách điều trị tiền sản giật cho đến nay với thai phụ (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với tiền sản giật mức độ nặng

Khi đã được chẩn đoán bị tiền sản giật mức độ nặng, mẹ cần phải nhập viện để theo dõi huyết áp cũng như áp dụng các biện pháp điều trị tích cực. Mẹ sẽ được đo huyết áp 4 lần/ ngày. Đồng thời đo cân nặng, protein niệu, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm, theo dõi tim thai liên tục. Mẹ sẽ được điều trị nội khoa, sản khoa và ngoại khoa như sau:

Khi điều trị nội khoa:

  • Ưu tiên nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái.
  • Sử dụng thuốc an thần Diazepam bằng cách tiêm hoặc uống và Magie Sulfat.
  • Khi huyết áp cao (160/110mmHg) thì cần phải được sử dụng thuốc hạ huyết áp.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng làm giãn tiểu động mạch, làm tăng lưu lượng máu đến tim và thận cũng như đến bánh rau.
  • Khi có dấu hiệu bị đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu thì cần phải được sử dụng thuốc lợi tiểu ngay.

Khi điều trị sản khoa và ngoại khoa:

  • Nếu bệnh không đáp ứng với cách điều trị hoặc đã xảy ra sản giật thì mẹ sẽ được chỉ định chấm dứt thai kỳ ở bất cứ tuổi thai nào. Trước khi thực hiện chấm dứt tuổi thai, bác sĩ cũng như người nhà cần ổn định tình trạng của thai phụ trong vòng 24 - 48 giờ.
  • Nếu đủ điều kiện, mẹ có thể sinh thủ thuật hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa để nhanh chóng chấm dứt thai kỳ.

>> Tham khảo thêm:  Bà bầu bị táo bón khi mang thai và cách chữa hiệu quả

Phác đồ điều trị tiền sản giật Bộ Y tế

Phác đồ điều trị tiền sản giật của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị tiền sản giật của Bộ Y Tế (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về tiền sản giật

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Nếu đã được phát hiện và điều trị kịp thời chứng tiền sản giật, thai phụ đó vẫn có thể sinh thường theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mẹ và cân nhắc việc sinh thường cho ca đó.

Magie Sulfat trong tiền sản giật là gì?

Magie sulfat được chỉ định tiêm cho thai phụ có kết quả bị tiền sản phụ để ngăn chặn co giật, giảm nguy cơ tử vong của mẹ. Magie sulfat có tác dụng làm giãn mạch máu não, giảm tình trạng thiếu máu cục bộ gây ra sản giật.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân về thời gian Mang thai cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Góc chuyên gia của Huggies để được tư vấn thêm mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;