Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách trị mụn trứng cá cho mẹ bầu hiệu quả

Mẹ bầu chăm sóc da bị mụn

Bước vào độ tuổi làm mẹ, mấy ai còn nhớ đến "nỗi khủng hoảng" mang tên mụn trứng cá vào những năm dậy thì nữa nhỉ? Vậy mà mẹ biết không, vị khách này một lần nữa sẽ không mời mà đến khi mẹ bắt đầu mang thai đấy.

Theo ước tính, có đến 50% mẹ bầu sẽ gặp tình trạng mụn trứng cá thai kỳ, nên nếu mẹ đang phải chịu đựng những nốt mụn khó chịu này, thì mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Khi mọc mụn trứng cá thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy sự khác biệt của da mẹ lúc này so với da mụn trứng cá lúc dậy thì. Da của mẹ có thể căng bóng và sáng hơn. Lý do giải thích cho tình trạng này là do lượng tuần hoàn máu gia tăng, cũng như việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến lượng dầu giữ ẩm cho da mẹ được tiết ra nhiều hơn và giúp mẹ có làn da mặt hồng hào hơn.
Vậy mụn trứng cá thai kỳ có kéo dài hay trở nên nghiêm trọng không? Cùng Huggies tham khảo thông tin bài viết phía dưới !

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá (thường gọi đơn giản là mụn bọc hoặc mụn) được hình thành do tế bào chết và tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh, làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu lỗ chân lông chỉ bị tắc nghẽn một phần, mụn sẽ chuyển dần sang màu đen do tiếp xúc với oxy và hình thành mụn đầu đen. Còn mụn đầu trắng sẽ hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn và bề mặt tiếp xúc bị che phủ. Do đó, mụn thường có màu trắng hoặc màu gần với da. Nếu để lâu, cả hai loại mụn này có thể bị sưng dẫn đến hình thành mụn trứng cá.

Mụn trứng cá chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là  “vùng chữ T” bao gồm trán, mũi và cằm. Một số mẹ bầu cũng có thể bị mụn trên ngực và lưng, đặc biệt là trên vai.

Mẹ bầu có thể cảm thấy phiền muộn, hoặc căng thẳng do những nốt mụn trứng cá sẽ không nổi đơn lẻ, mà thường nổi trên "diện rộng", hoặc có những lúc những nốt mụn cũ chưa kịp lành hẳn, những nốt mụn mới đã bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá khi mang thai

Nội tiết tố thay đổi nhiều trong giai đoạn đầu thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá phát triển. Khi mẹ mang bầu, các hormone sinh dục nữ như estrogen, progesterone và các hormone sinh dục nam như testosterone, androgen đều tăng.

Về mặt tích cực, việc nhiều hormone gia tăng trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp truyền các dinh dưỡng cần thiết đến nhau thai thuận lợi hơn, giúp bé yêu được phát triển ổn định trong bụng mẹ. Tuy nhiên, việc gia tăng đột biến lượng hormone này sẽ làm các tuyến dầu dưới da phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Khi lượng bã nhờn được sản xuất quá mức, chúng sẽ phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, những thay đổi về lượng đường trong máu và hormone insulin cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở mẹ bầu đấy.

Có nhiều mẹ bầu cho rằng mụn trứng cá là do vệ sinh da mặt chưa đúng cách. Nhưng mẹ biết không, tuy việc rửa mặt đúng cách và thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng da, nhưng nó không phải là cách ngăn ngừa và chữa trị hoàn toàn mụn trứng cá trong thai kỳ.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, hormone androgen có thể tăng cao nhất, giúp cho tóc mẹ bầu ít gãy rụng, bóng mượt, da dày khoẻ khoắn hơn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.

Mụn trứng cá khi mang thai có hết được không?

Thật may mắn, các nốt mụn trứng cá thai kỳ khó ưa sẽ không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ tự khỏi sau khi mẹ bầu sinh con. Quá trình các hormone bắt đầu trở về mức ổn định bình thường như trước khi mẹ mang thai có thể mất vài tháng hoặc nhanh hơn. Quá trình này ở các mẹ cho con bú sẽ lâu hơn, do hormone tiết sữa prolactin, tình trạng mụn của các mẹ có thể tệ hơn bình thường. Nhưng một lần nữa, khi hormone tiết sữa này trở về mức bình thường, da mẹ cũng sẽ tự khỏi mụn mà thôi.

Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa mụn trứng cá thai kỳ?

Thực tế, mụn trứng cá thai kỳ không phải là hiện tượng mà mẹ có thể ngăn ngừa. Việc mẹ cần quan tâm khi gặp mụn trứng cá thai kỳ là tuân thủ các thói quen chăm sóc và vệ sinh da của mình. Đặc biệt, mẹ không nên mạnh tay chà xát các nốt mụn. Việc này có thể khiến các vi khuẩn xâm nhập vào da, làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng có một số lời khuyên về việc ngăn ngừa mụn trứng cá cho mẹ bầu như sau:

bac si

- Giảm stress, lo lắng, mất ngủ
- Uống nước thường xuyên 
- Giảm ăn chất đường bột, các món ăn nhiều dầu mỡ
- Tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu vitamin trong khẩu phần ăn, điều này sẽ góp phần tăng sức đề kháng và tái tạo da
- Rửa mặt với sữa rửa mặt để làm sạch lỗ chân lông, tránh chà xát mạnh làm trầy xước. Nếu mẹ có dùng mỹ phẩm thì càng phải làm sạch lỗ chân lông
- Nên tránh dùng mỹ phẩm, vì nó có thể làm cho tình trạng mụn nặng hơn.

bac si

Tham khảo: Những sản phẩm dưỡng da phù hợp với mẹ bầu

Mẹ bầu nên đối phó với mụn trứng cá như thế nào?

Mụn trứng cá bình thường đã là nỗi ác mộng của nhiều người, huống chi mẹ còn đang mang thai và không được sử dụng các loại hoá mỹ phẩm để chữa trị mụn. Vậy mẹ nên làm gì để đối phó với những nốt mụn không đáng mến này? Huggies gợi ý mẹ một số cách sau đây:

  • Sử dụng bông tẩy trang bằng cotton hoặc khăn mặt mềm được bán tại các nhà thuốc hoặc siêu thị để làm sạch da. Mẹ lưu ý chỉ nên sử dụng loại bông dùng một lần nhé.
  • Tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch. Mẹ lưu ý đừng chà xát mạnh tay nhé, vì trong thời điểm mang thai, làn da mẹ có thể trở nên rất nhạy cảm.
  • Sử dụng vừa đủ kem dưỡng ẩm không chứa dầu hoặc huyết thanh dành cho da mặt. Sử dụng quá nhiều có thể phản tác dụng do lượng kem dư sẽ lại làm tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn trên da mẹ bầu tệ hơn.
  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hương liệu. Mẹ có thể rửa mặt lại sau khi tập thể dục, nhưng nếu rửa mặt quá nhiều, da mẹ sẽ rất dễ bị khô, mẹ lưu ý nhé.
  • Lau khô bằng khăn mềm sau khi rửa mặt và giặt sạch khăn mặt vài lần mỗi tuần, đảm bảo khăn luôn được phơi khô ráo, không bị ẩm mốc trong thời gian sử dụng.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ nắng nóng và mồ hôi có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Thay vỏ gối ít nhất hai lần một tuần.
  • Nếu mẹ bầu đang có một mái tóc dài hoặc một mái tóc xoăn, hãy búi gọn tóc về phía sau, tránh tiếp xúc nhiều với vùng da mặt đang nhạy cảm của mẹ bầu nhé.
  • Gội đầu thường xuyên để loại bỏ dầu tích tụ.
  • Uống nhiều nước và tránh uống nhiều trà/cà phê.
  • Rửa tay sạch thường xuyên và không dùng tay nặn, chạm vào da mặt hoặc những nốt mụn trên mặt. Việc mẹ dùng tay nặn có thể để lại thâm và sẹo rỗ trong tương lai, nên mẹ tuyệt đối hạn chế hành động này nhé.
  • Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất béo bão hoà. Mỗi ngày, mẹ nên ăn ít nhất 5 phần rau, 2 phần hoa quả và bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên cám. Tham khảo: Kế hoạch dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ.
  • Chọn thức ăn vặt hợp lý. Nhiều mẹ bầu cho rằng socola và đồ ngọt là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn nên kiêng hẳn những món này khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Tuy nhiên, đồ ăn vặt không phải là nguyên nhân gây ra mụn, nếu đang trong quá trình mang thai, mẹ thèm ăn vặt, hoặc đơn giản mẹ đang thèm các thực phẩm ăn vặt lành mạnh, hãy tự "chiều chuộng" mình một chút, mẹ nhé!
  • Che các nốt mụn bằng phấn phủ, kem nền hoặc kem che khuyết điểm. Việc này không làm tình trạng mụn thuyên giảm, nhưng nếu mẹ ngại phải xuất hiện với những nốt mụn không đẹp mắt, mẹ hãy chọn những loại mỹ phẩm không dầu, ít hoặc không gây kích ứng, dành riêng cho da mụn.
  • Nếu quá lo lắng về tình trạng da mụn của mình, mẹ có thể chia sẻ với bác sĩ thai sản của mình để có lời tư vấn tốt nhất, mẹ nhé!

Mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh để cải thiện tình trạng mụn trứng cá

Mẹ không nên làm gì nếu gặp mụn trứng cá thai kỳ?

Nếu không chữa trị sớm và đúng cách mụn trứng cá sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Việc sử dụng thuốc bất cẩn, kể cả thuốc cần kê đơn và thuốc không cần kê đơn, cũng có thể làm gia tăng nguy cơ gây dị tật ở thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ thai sản thông thường sẽ ưu tiên các biện pháp chữa mụn tự nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu nên lưu ý tuyệt đối không được tự ý bôi, uống bất cứ loại thuốc trị mụn nào bởi điều này là rất nguy hiểm. Đặc biệt chú ý đến các loại thuốc có thành phần sau đây:

  • Benzoyl peroxide
  • Tetracycline
  • Doxycycline
  • Minocycline
  • Adapalene (Differin)
  • Tazarotene (Tazorac)

Các thành phần này có thể gây tỉ lệ dị tật bẩm sinh của thai nhi tăng cao. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn nào.

Với những chia sẻ trên, Huggies hy vọng có thể giảm bớt nỗi lo về mụn trứng cá thai kỳ của mẹ bầu, giúp mẹ có 9 tháng mang thai thật nhẹ nhàng và thuận lợi. Mẹ hãy tìm đọc thêm những kiến thức về Chăm sóc trong thai kỳ và các thắc mắc thường gặp trong Góc chuyên gia nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;