Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Khi trẻ dị ứng với thực phẩm

Trẻ dị ứng với thực phẩm

Dị ứng và chứng không dung nạp thức ăn ở trẻ nhỏ.

Dị ứng và tính nhạy cảm với thức ăn ở trẻ nhỏ là gì?

Chứng dị ứng thức ăn càng ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Nguyên nhân của chứng dị ứng này là do sự tăng cường miễn nhiễm của cơ thể trẻ đối với các chất độc, yếu tố di truyền và một số nguyên nhân khác. Nghiên cứu gần đây trên các trung tâm chăm sóc trẻ ở NSW cho thấy 86% số trung tâm được khảo sát có ít nhất một trẻ bị dị ứng thức ăn.

Bạn có thật sự hiểu rõ về dị ứng thức ăn? Liệu dị ứng sữa có giống với triệu chứng không dung nạp lactose trong cơ thể bé? Những thức ăn nào có thể gây dị ứng? Bé bị dị ứng nên ăn gì? Chúng tôi đã tìm hiểu và liệt kê dưới đây những giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp về dị ứng.

Đừng lầm lẫn dị ứng thức ăn với chứng không dung nạp thức ăn

Thuật ngữ dị ứng và không dung nạp thường được dùng qua lại với nhau, tự chẩn đoán cũng rất khó bởi không phải tất cả các phản ứng của trẻ với thức ăn đều giống với vẻ bề ngoài mà bạn thấy. Thực tế, dị ứng thực phẩm và không dung nạp rất khác biệt. Về mặt y học, dị ứng thức ăn là một phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể (có sự tham gia của kháng thể tên IgE) đối với một protein thực phẩm hay một chất nào đó giống như vậy. Trong khi đó, chứng không dung nạp thực phẩm được định nghĩa kém rõ ràng hơn, một số người cho đó là một phản ứng “hóa học” không có sự tham gia của hệ  miễn dịch và kháng thể IgE. Đối với chúng ta, đó chỉ đơn giản là phản ứng của cơ thể khi không xử lý được một thành phần nào đó trong thực phẩm mà không có sự tham gia của hệ miễn dịch.Ví dụ như rất nhiều người bị dị ứng khi ăn bột ngọt.

Bình thường, chứng không dung nạp thức ăn thường dễ xảy ra hơn.

Khi bị dị ứng, cơ thể coi những hợp chất vô hại như những hợp chất có hại và huy động những kháng thể từ hệ miễn dịch tấn công những chất này. Nhờ phản ứng này, ta có thể kiểm tra xem mình có bị dị ứng không chỉ bằng cách kiểm tra xem hệ miễn dịch có phản ứng gì hay không, bằng cách sử dụng một mẫu máu hoặc da. Điều này cũng lý giải được tại sao những bé bị dị ứng thường tỏ ra mệt mỏi hơn bình thường, đó là do hệ miễn dịch của bé đang phải hoạt động không ngừng nghỉ để chống lại những chất gây dị ứng đó.

Khi bé dị ứng với thực phẩm

Những loại thức ăn nào gây ra chứng không dung nạp thực phẩm?

Thật không may, những món ăn nào ngon nhất lại dễ gây ra dị ứng nhất vì chúng có hàm lượng các hóa chất tự nhiên cao nhất.

  • Thức ăn có chất salicylates (chất có sẵn trong cây trái gần giống với aspirin) như trái cây, rau quả, các loại đậu, rau thơm, gia vị và đồ ăn lên men. Bạn có thể xem thêm ở bảng hàm lượng salicylate trong thức ăn.
  • Đồ ăn có các amin (một thành phần của protein) như kẹo sôcôla, phô mai, đồ ăn lên men và cá.
  • Đồ ăn có glutamat (tên một loại protein) như cà chua, phô mai, nấm, viên nấu súp, sốt và đồ ăn lên men.

Nguy cơ nào khiến trẻ có thể bị dị ứng thức ăn?

Thông thường, cứ 5 người lớn lại có 1 người bị dị ứng. Tỷ lệ này ở trẻ nhỏ là một trong ba trẻ (xác suất sẽ cao hơn nếu mẹ của bé cũng bị dị ứng). Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng, xác suất trẻ bị dị ứng lên cao tới cứ 10 trẻ thì có đến 7 trẻ bị (RPA, 2002).  Rủi ro bị dị ứng (điển hình như dị ứng protein trong sữa bò) ở trẻ nhỏ tăng cao nếu chúng có bố mẹ bị dị ứng và trong trường hợp trẻ phải uống sữa bò trong tháng đầu tiên thay vì sữa mẹ. Việc cho bé bú mẹ dường như làm giảm được nguy cơ này. Tuy nhiên, khoảng 50% trẻ vẫn bị dị ứng dù không có người thân nào bị chứng này.

Đâu là tác nhân chính gây dị ứng?

Theo kênh Better Health ở Victoria, những thức ăn sau đây (xếp theo thứ tự từ loại phổ biến nhất) có thể gây dị ứng cho con của bạn:

  1. Trứng
  2. Đậu phộng
  3. Sữa
  4. Các loại đậu khác
  5. Hạt vừng
  6. Gạo, lúa mì, yến mạch và các loại hạt tương tự
  7. Đậu nành
  8. Loài thân mềm như sò, trai, mực ống, bạch tuộc
  9. Loài giáp xác như tôm càng, cua, tôm, tép.
  10. rái cây, các loại dâu, cà chua, dưa leo, khoai tây trắng và mù tạt

Khoảng 75% các ca dị ứng gây ra bởi ba món sau (không theo thứ tự rủi ro):

  1. Trứng
  2. Đậu phộng
  3. Sữa

Để biết thêm thông tin, bạn hãy đọc phần Cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thông tin trong bài viết được cung cấp bởi tác giả Leanne Cooper từ trang Sneakys baby and child nutrition.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;