Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé 8 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Khi bé tròn 8 tuần (2 tháng tuổi), mẹ có thể đã quen với múi giờ sinh hoạt của bé. Trong giai đoạn này, nhu cầu của bé yêu nhà mẹ vẫn còn rất đơn giản, chỉ cần con được bú đủ cử, ngủ đủ giấc, thay tã thường xuyên, là con đã cảm thấy thoải mái rồi. Mẹ có thể lên lịch cho con được tiếp xúc với các thành viên trong gia đình như để bố tắm cho con, ông bà bế con tắm nắng, anh chị nằm cạnh trò chuyện với con,...

Trong giai đoạn 8 tuần tuổi, bé sẽ có những cột mốc phát triển đặc biệt như thế nào? Huggies mời mẹ tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chế độ ăn cho trẻ 8 tuần tuổi

Em bé 8 tuần tuổi vẫn cần ăn ít nhất 6 bữa mỗi ngày. Ở thời điểm này, nhiều bé lại tăng trưởng nhanh chóng và đòi ăn thường xuyên hơn.

Nếu đang cho bé bú sữa mẹ:

  • Mẹ có thể lo lắng bé chưa bú đủ và phát triển chậm hơn so với bình thường, vì bên cạnh các cử sữa chính, chiều tối bé lại có nhu cầu bú thêm. Điều này mẹ đừng lo lắng quá nhé, nếu bé vẫn tăng đều đặn 150 - 200 gram/tuần và  khoảng trên dưới 6 lần/ngày, tâm trạng bé luôn vui vẻ, lanh lợi là được.

Nếu đang cho bé bú sữa công thức:

  • Nếu mẹ thấy bé có nhu cầu bú thêm, mẹ hãy trao đổi với các bác sĩ khoa nhi để được tư vấn chính xác lượng sữa dành cho lứa tuổi và cân nặng của bé. Mẹ không được tự ý thay đổi tỉ lệ giữa sữa và nước. Mẹ cũng đừng quên loại bỏ ngay phần sữa còn thừa nếu bé không bú hết và lưu giữ lượng sữa pha sẵn ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ nhé! 

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Theo Emma's diary, thời gian ngủ của bé 8 tuần tuổi trung bình cần khoảng 14 đến 17 giờ ngủ mỗi ngày, và mỗi bé có thể cần thời gian ngủ khác nhau. Ở giai đoạn này, bé yêu đã có thể bắt đầu biết phân biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, bé sẽ bắt đầu ngủ đêm nhiều hơn so với ban ngày. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 10 bà mẹ thì có đến 5 mẹ cảm thấy mất ngủ nhiều đêm liên tục vì bé yêu nhà mình vẫn cần thức khuya để bú rất nhiều. Mẹ hãy yên tâm nhé vì đây hoàn toàn là sự phát triển cần thiết của bé thôi. Tình trạng thức giữa đêm của bé sẽ cải thiện đáng kể trong các tuần sau đó ngay thôi.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Sự giao tiếp và phát triển ở trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

  • Em bé 8 tuần tuổi sẽ biết nắm 2 bàn tay lại với nhau vào thời điểm này, nhưng cử chỉ vẫn còn vụng về và chưa có ý thức. Bé vẫn chưa biết cầm 1 món đồ chơi nhỏ nhưng cũng không lâu nữa đâu. Bé sẽ mất dần phản xạ nắm hai bàn tay trước tuần thứ 8 và nhanh chóng thay bằng những động tác nắm và giữ đồ vật một cách có ý thức.
  • Bé sẽ có rất nhiều cử chỉ như nụ cười, giao tiếp bằng mắt và cử động miệng trong tuần này, đặc biệt khi mẹ ở gần và nói chuyện với bé. Tình yêu thương cùng với những khích lệ đầy tích cực của mẹ sẽ giúp bé phát triển những kỹ năng xã hội và bé biết mình là một phần của xã hội xung quanh. Nếu bé có anh chị lớn hơn, mẹ hãy khuyến khích các anh chị trò chuyện với bé, mẹ nhé. Huggies tin chắc rằng, bé yêu sẽ rất thích được trò chuyện và chơi cùng các anh chị của mình, và các anh chị của bé cũng sẽ học được cách chăm sóc và yêu thương em nhỏ.

Trẻ 8 tuần tuổi tập ngẩng đầu

  • Khi bé thức, mẹ hãy đặt bé nằm sấp trong vòng vài giây nhé, việc này sẽ giúp các cơ cổ và ngực của bé được cứng cáp hơn, sẵn sàng cho những cột mốc phát triển tiếp theo. Mẹ có thể thực hiện việc này bằng cách ngồi cạnh bé, đặt một vài món đồ chơi xung quanh và thu hút ánh nhìn của bé vào những món đồ chơi đó. Tuy ở giai đoạn này bé chưa nhận biết được hết tất cả các màu, nhưng bé có thể bị thu hút bởi những màu sắc tương phản khác nhau. Vì vậy, mẹ có thể chọn những món đồ chơi có màu đen, trắng, và đỏ để dễ thu hút ánh nhìn của bé hơn. Bên cạnh giúp bé phát triển mạnh khoẻ về các cơ, việc này cũng giúp bé nâng cao về khả năng tập trung trong tương lai đó mẹ ơi!

Trẻ 8 tuần tuổi hay khóc và khó chịu

Bố mẹ có thể gặp căng thẳng trong giai đoạn này, do bé 8 tuần tuổi sẽ dễ khóc và khó chịu hơn. Bé có thể khóc nhiều nhất vào giữa buổi sáng hoặc xế chiều. Nếu cảm thấy không kiểm soát được hoặc hồi hộp mỗi khi con khóc, bố mẹ có thể đến các trung tâm y tế hoặc bác sĩ nhi khoa để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất nhé.

Tham khảo: Giải pháp khi trẻ quấy khóc

Công việc hằng ngày của mẹ

Như đã nói ở trên, có thể mẹ đã quen với thời gian biểu của bé, nhưng đối với thời gian biểu của chính mình, mẹ có thể sẽ vẫn hơi bối rối chút ít. Vì mẹ có thể vẫn chưa quay trở lại được với công việc ở công ty của mình, và công việc "toàn thời gian" hiện tại của mẹ vẫn chính là xoay quanh bé mà thôi. Việc này có thể dập tan mọi hứng thú trong việc chăm sóc và chơi đùa cùng bé mà trước đây mẹ thường mơ tưởng. Nhưng mẹ đừng lo nhé, công việc "toàn thời gian" này có thể sẽ sớm chấm dứt khi bé lớn hơn và thời gian biểu của bé và mẹ sẽ ổn định hơn nhiều.

Mẹ chăm sóc bé 8 tuần tuổi 

Nếu mẹ vẫn cảm thấy không ổn với căn nhà đầy bỉm tã và đồ chơi của mình, mẹ có thể bắt đầu dọn dẹp từng góc nhỏ. Việc phân chia khu vực để dọn dẹp sẽ giúp mẹ linh hoạt hơn về mặt thời gian của mình và vẫn cân bằng được công việc chăm sóc cho bé.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ 8 tuần tuổi

Khi bé 8 tuần tuổi, mẹ sẽ phải cho bé đi chích mũi tiêm chủng đầu tiên sau sinh. Việc tiêm chủng vắc xin đều được miễn phí tại các trung tâm y tế cộng đồng hoặc các phòng khám... 

Quá trình tiêm vắc xin thường diễn ra rất nhanh thôi, nhưng một số mẹ vẫn cảm thấy rất xót và lo lắng cho bé trong lần tiêm chủng đầu tiên. Để cảm thấy nhẹ nhàng hơn, mẹ có thể đi cùng với ba của bé, người nhà hoặc bạn bè nhé! À, một ghi nhớ nhỏ cho mẹ trong lần tiêm chủng đầu tiên là mẹ hãy nhớ mang theo sổ theo dõi sức khoẻ của con. Lịch tiêm chủng tiếp theo cũng sẽ được các nhân viên y tế ghi chú trong sổ này.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh còn chia sẻ thêm rằng:

bac si

Trẻ 8 tuần tuổi đã thích nghi tốt cuộc sống ngoài bụng mẹ, trẻ bắt đầu quen dần và bắt đầu khám phá môi trường xung quanh. Trẻ tròn 2 tháng có thể thực hiện chuyến du lịch ra khỏi nhà đầu tiên để đến bệnh viện chích ngừa. Mũi chích đầu tiên là 6/1 để bảo vệ trẻ trước 6 bệnh nguy hiểm cực kỳ như Bạch Hầu, Uốn Ván, Ho Gà, Bại Liệt, Viêm gan sieu vi B, Viêm màng não do HiB. Ba mẹ nên chích ngừa đầy đủ cho trẻ theo lịch để bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm.

bac si

Tham khảo: Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

>> Nguồn tham khảo:

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;