Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Chăm sóc bé 2 tuổi

sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Bé 2 tuổi, chăm sao mẹ ơi?

24 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng về sự độc lập và phát triển kỹ năng mới. Mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu bé con có thêm kha khá những trò chơi mới. Chưa kể, bé còn biết cách giả vờ giận dỗi nữa đó mẹ ơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần nhỏ về sự phát triển của trẻ 2 tuổi. Còn rất nhiều điều khác thú vị hơn đang chờ mẹ khám phá!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chúc mừng mẹ và bé. Vậy là đã đến sinh nhật 2 tuổi của bé cưng rồi. Chắc hẳn mẹ đã chuẩn bị rất nhiều cho cột mốc quan trọng này đúng không? Nhưng mẹ ơi, ngoài sinh nhật 2 tuổi của bé con, còn rất nhiều điều quan trọng khác về bé 24 tháng tuổi. Huggies mách nhỏ mẹ nhé!

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần. Cụ thể, mỗi ngày mẹ cần bổ sung cho bé thực đơn như sau:

  • Bé cần được ăn 2 bữa cơm nát: Các loại thực phẩm đa dạng, phong phú (thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả)
  • 2 bữa cháo hoặc súp, phở (bữa phụ)
  • Tráng miệng với hoa quả, sữa chua
  • Uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi kết hợp các thực phẩm để bổ sung cho bé bởi khi kết hợp không đúng sẽ khiến cho bé không những ăn không hấp thu mà còn bị đau bụng, khó tiêu. Một số loại thực phẩm không nên kết hợp cho bé ăn là sữa + chuối, sữa + cam chanh, cà rốt + củ cải, thịt bò + hải sản, đậu đen, hẹ…

Hãy cho bé ăn đủ bữa chính với những món dễ tiêu: Dạ dày của bé 2 tuổi còn tương đối nhỏ nên mẹ cần chia nhỏ bữa ăn cho bé và không nên ép bé ăn quá nhiều thức ăn trong 1 bữa. Mẹ cần tránh nấu những món khó tiêu, tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng.

  • Đảm bảo lượng sữa: Bé 2 tuổi vẫn cần được bổ sung sữa mỗi ngày, bởi sữa cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần duy trì bổ sung cho bé 400ml sữa mỗi ngày và có thể bổ sung cho bé ăn thêm những chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai…
  • Tập cho bé ăn cơm: Giai đoạn này mẹ vẫn cần cho bé ăn cơm nát vì hệ tiêu hóa của bé chưa được tốt và đặc biệt cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé và thường xuyên thay đổi món ăn theo ngày, theo mùa để kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Thức ăn mẹ cần cắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu mềm và chọn những loại thực phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa. 

Sự phát triển của bé 2 tuổi

  • Hầu hết các bé 2 tuổi sẽ rất thích những trò chơi đóng vai. Bé thích mặc quần áo, đội nón và mang đôi giày của mẹ đi qua đi lại. Bé cũng rất thích những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người bạn gấu bông của mình. Nếu chịu khó lắng nghe, mẹ sẽ nhận thấy bé bắt chước cách nói chuyện và giọng điệu của mẹ với bố, hoặc ông bà.
  • Trẻ 2 tuổi cũng đã có thể ngân nga một vài câu hát, đọc thuộc một vài bài vè hoặc bắt chước một vài điệu nhảy. Bé cũng nhận ra các địa danh quen thuộc, logo cửa hàng và liên kết các điểm đến thường xuyên. Bé sẽ chú ý nếu có một cái gì đó mới trong nhà, hoặc nếu mẹ có thay đổi vị trí một số đồ vật trong nhà.
  • Với những việc như thay quần áo, ăn, đi giày, cởi giày…, nếu người lớn giúp đỡ thì tốc độ sẽ nhanh hơn, không gây bẩn xung quanh nên sẽ thật dễ dàng, nhưng mẹ hãy coi trọng ý muốn “tự mình làm!” của bé và trao cho bé cơ hội được “tự mình làm” nhé! Cảm xúc và trải nghiệm “Làm được rồi!” trong sinh hoạt hàng ngày là cơ sở nuôi dưỡng tính tự lập cho bé. Tuy nhiên, khi bé định chạm tay vào những vật nguy hiểm hay định một mình làm điều nguy hiểm, thì mẹ hãy dứt khoát ngăn cản và giải thích rõ lý do vì sao không được làm cho trẻ hiểu. Đây chính là giai đoạn bé muốn giúp đỡ ba mẹ. Sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng nhất định hãy dành cho bé thật nhiều cơ hội giúp đỡ, mẹ nhé!
  • Đây cũng là giai đoạn bé thể hiện tính sở hữu của mình một cách mạnh mẽ. Mẹ có thể thấy bé vừa mới chia sẻ đồ chơi đó thôi, nhưng cũng có thể bé sẽ đòi lại ngay sau đó. Sự thiếu kiên nhẫn cũng là điều mẹ dễ dàng nhận thấy ở các bé 2 tuổi. Mẹ có để ý không, hầu như bé sẽ không thích những trò chơi quá cầu kỳ phức tạp đâu. Thay vào đó, những trò chơi đơn giản sẽ làm bé thích thú hơn rất nhiều.
  • Theo Grow by WebMD, thời điểm này cũng là thời gian bé sẽ thể hiện mình thích cầm nắm bằng tay trái hay tay phải. Tuy nhiên, ba mẹ đừng nên ép trẻ sử dụng tay nào ở độ tuổi này, vì trẻ có thể đảo tay thuận khi phát triển ở tuổi lớn hơn hoặc sử dụng cả 2 tay.
  • Rất nhiều bé trong độ tuổi này sẽ đột nhiên cảm thất sợ hãi hay khóc thét khi nhìn thấy một vật gì đó. Việc giải thích cho bé hiểu và phân biệt đâu là thật, đâu là không thật là điều vô cùng quan trọng. Bởi điều này giúp xây dựng sự tin cậy và cảm giác an toàn ở bé. 
  • Huggies bật mí cho mẹ một điều nữa nhé! Với những câu hỏi của bé, mẹ nên trả lời một cách đơn giản, ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Câu trả lời vòng vèo, hoặc dài dòng quá sẽ không phù hợp với các cục cưng trong giai đoạn này đâu mẹ ơi. Vì bé chưa thể hiểu hết những lời nói của mẹ. Hơn nữa, với những câu trả lời quá dài, bé có thể bị mất tập trung nữa đó mẹ ơi.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay rằng:

bac si

Mốc từ 18-24 tháng là bé đã đi đứng vững, nhận biết được nhu cầu tiêu tiểu và biết gọi người lớn khi cần. Do đó, đây là thời điểm rất tốt để ba mẹ tập cho bé đi vệ sinh, biết gọi khi có nhu cầu và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ba mẹ không nên tập xi tiểu quá sớm trước thời điểm này nhé, vì tập xi tiểu là tập 1 phản xạ có điều kiện khi nghe tiếng xi trẻ sẽ tiểu, bất kể lúc đó bàng quang có đầy hay chưa. Vì thế, điều này không tốt cho sự phát triển hệ tiết niệu của trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy để trẻ đi tiêu, tiểu tự nhiên khi có nhu cầu nhé!

bac si

Tham khảo: Phát triển trí tuệ cho trẻ

Bé 24 tháng tuổi thường không đủ kiên nhẫn với những trò chơi quá phức tạp

Bé 24 tháng tuổi thường không đủ kiên nhẫn với những trò chơi quá phức tạp

Sự bướng bỉnh, cứng đầu cũng là một điều mẹ nên quan tâm khi dạy trẻ 2 tuổi. Khi bé muốn một thứ gì đó, bé có thể la hét, thậm chí khóc lóc ăn vạ cho đến khi mẹ đồng ý. Rất nhiều mẹ phải “đầu hàng” và chấp nhận thực hiện mong muốn của bé. Nhưng hãy cẩn thận mẹ nhé! Hành động này có thể tạo thành một thói quen xấu cho bé con.

Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi

  • Rối loạn giấc ngủ là vấn đề thường gặp ở những bé 2 tuổi. Bé cưng có thể thường xuyên giật mình vào buổi tối vì những cơn ác mộng. Khác với người lớn, bé không thể phân biệt được giữa mơ và thực tế. Vì vậy, mẹ đừng la mắng hay cố gắng giải thích cho bé về giấc mơ. Thay vào đó, mẹ nên trấn an bé rằng mẹ luôn bên cạnh bảo vệ bé. Mẹ cũng có thể giúp bé xoa lưng, hoặc vuốt ve cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Nhờ vậy, bé cảm thấy an toàn hơn.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

  • Kỹ năng vận động của trẻ 2 tuổi đã có sự phát triển vượt bậc. Bé không chỉ đi mà còn rất thích chạy, nhảy. Thậm chí, bé có thể đứng trên một chân và giữ thăng bằng trong một hoặc hai phút. Sự an toàn của bé là điều mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, mẹ đừng bắt bé ngồi yên một chỗ, hoặc cấm bé đụng đến cái này, chạy đến chỗ kia. Thay vào đó, mẹ nên chuẩn bị cho bé một góc phòng an toàn, loại bỏ hết những mối nguy hiểm để bé có thể tự do khám phá.

Bé 24 tháng tuổi có xu hướng thích chạy hơn đi

24 tháng tuổi, bé có xu hướng thích chạy hơn đi

  • Các bé 2 tuổi có hệ tiêu hoá tương đối hoàn thiện. Vì vậy, mẹ có thể mở rộng thực đơn dinh dưỡng của bé, cho con thử thêm nhiều món mới lạ. Tuy nhiên, đừng cố bắt ép trẻ ăn nếu bé không muốn. Hành động này chỉ khiến bé sợ hãi những bữa ăn. Các bé ở độ tuổi này cũng rất thích bắt chước hành động của bố mẹ. Nếu bố mẹ tỏ thái độ chán ghét một món ăn, hoặc thực phẩm nào đó, có thể bé cưng cũng sẽ thể hiện thái độ không thích.
  • Sâu răng do bú bình cũng là một mối quan tâm của các mẹ trong giai đoạn này. Mẹ nên tập cho bé uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hãy hướng dẫn bé cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngay khi bé mọc răng, mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa bé đến nha sĩ để khám răng định kỳ nữa nhé!

Bé 2 tuổi là một cột mốc quan trọng với cả mẹ và bé. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về sự phát triển của trẻ 2 tuổi cũng như biết cách chăm sóc bé phù hợp nhất. Để biết thêm về sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn khác, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại chuyên mục phát triển của bé qua từng tháng hoặc tìm hiểu thêm về các cách chăm sóc bé trên website của Huggies nhé!

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ 25 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 26 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 27 tháng tuổi

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;