Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Chăm sóc bé 22 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 22 tháng tuổi

Làm thế nào để chăm sóc bé tốt nhất lúc bé 22 tháng tuổi? Nên tạo điều kiện cho bé chơi đùa, phát triển trí tuệ và thể chất và giữ an toàn cho bé ra sao? Hiểu về sự phát triển của trẻ để tập cho bé đi toilet, cai sữa bột, nằm ngủ giường, điều chỉnh và diễn đạt cảm xúc như thế nào cho tốt? Huggies mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bé phát triển như thế nào ở tuần thứ 22?

  • Khả năng vận động tăng lên: Ở tháng thứ 22, con có thể năng động và nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Hoạt động của con có thể đi, chạy, nhảy hoặc leo cầu thang vững. Mẹ và người thân trong gia đình nên để mắt đảm bảo an toàn cho con mọi lúc nhé.
  • Khả năng ngôn ngữ phát triển: Vì vậy, mẹ nên giới hạn lại thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ của bé, để việc tương tác và giao tiếp giữa bé và các thành viên trong gia đình được trực quan hơn. Con có thể sử dụng cùng lúc 2 - 3 danh từ để diễn tả câu nói của mình.
  • Trí nhớ được nâng cao: Trong tháng này, trí nhớ của con đã dần hoàn thiện hơn, và đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ giúp con hình thành thói quen theo giờ giấc như: ăn uống, ngủ, đi vệ sinh đúng giờ, vui chơi và tập thể dục theo “lịch”.
  • Ý thức hành động phát triển: Theo the bump, ở tháng tuổi này, con đã có ý thức về hành động của mình và nhận biết những hậu quả gây ra như: con biết mẹ sẽ không vui nếu con không dọn dẹp đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi, mẹ sẽ khen nếu con ăn uống hay đi vệ sinh đúng cách,...

Biểu hiện của bé 22 tháng tuổi:

  • Ở độ tuổi này, nhiều trẻ thường đột ngột biểu hiện cảm xúc tiêu cực, nhất là khi trẻ mệt mỏi hoặc thiếu hoạt động yêu thích. Não bộ của bé vẫn tiếp tục hoàn thiện, nên đôi khi bé phản ứng có vẻ thô thiển. Tùy theo tình huống cụ thể mà ba mẹ tìm cách giúp bé qua cơn cáu giận đột ngột.
  • Nếu bé cáu giận vì buồn chán, khổ sở khó chịu, sợ hãi hay hiểu nhầm thì tốt nhất bạn hãy tỏ ra an ủi và vỗ về cho bé an tâm. Nhưng nếu bé cáu giận vì đòi ba mẹ làm điều gì đó hoặc chiều theo ý bé thì tốt nhất là bạn cứ lờ đi và tránh đi chỗ khác. Trẻ ở độ tuổi này thường rất chóng cảm thấy khó chịu và chuyện đều tốt đẹp thôi, rằng ba mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ bé.
  • Mọi người xung quanh thường nghĩ quản lý bé gần 2 tuổi là việc đơn giản. Nếu bé 22 tháng tuổi của bạn đột nhiên bù lu bù loa làm mình làm mẩy trong siêu thị chẳng hạn, thì bạn cũng đừng rối theo ý kiến của các “quân sư” xung quanh. Bạn nên hình dung trước cách xử lý tình huống như vậy, và ứng biến phù hợp. Những tình huống như vậy cũng sẽ giúp mẹ có cơ hội dạy cho bé cách ứng xử khi đi đến nơi công cộng
  • Vào thời điểm bé 22 tháng tuổi, bé đã rất thích khi có thể tự làm một số việc như đem chén dĩa đến bồn rửa và có thể cùng rửa một chút. Tốt nhất là cho bé chén, dĩa, thìa bằng nhựa để giữ an toàn cho bé vì thể nào cũng bị rơi ra đất. Khi cho bé ăn chén dĩa riêng của bé, bạn nhớ để ý sát và nhắc nhở con cần cẩn thận hơn. Đây cũng là thời điểm để mẹ bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ. Nếu trẻ không được làm quen với những cái tốt, trẻ sẽ không có cơ hội nhận thức được điều gì là đặc biệt hay tốt đẹp.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Chăm sóc bé 22 tháng tuổi

Để hỗ trợ sư phát triển toàn diện của bé 22 tháng tuổi, mẹ nên:

  • Cho con tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn: Mẹ có thể đưa con đi công viên, sở thú hoặc các khuôn viên quanh nhà để khuyến khích bé tìm hiểu và yêu thích thiên nhiên. Thời điểm thích hợp để cho con ra ngoài là trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều, mẹ lưu ý nhé.
  • Chống nắng cho con: Khi cho con tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, mẹ tuyệt đối đừng quên các biện pháp chống nắng cơ bản cho con như: kem chống nắng, mũ, nón,... dù đang mùa đông hay hè, mẹ nhé.
  • Kích thích trí tưởng tượng cho con: Ở tháng tuổi này, mẹ có thể tìm mua những đồ chơi trẻ em an toàn để giúp con hứng thú và kích thích não bộ phát triển. Khi chọn đồ chơi, các mẹ nên tìm những đồ chơi vừa có màu sắc, vừa có âm thanh và tương tác với bé nhé.
  • Giúp con kiểm soát cảm xúc: Ở độ tuổi này, nếu đang mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc không được chiều đúng ý, nhiều bé có thể đột ngột biểu hiện cảm xúc tiêu cực, giận dữ. Vì vậy, tùy theo tình huống cụ thể mà ba mẹ tìm cách giúp bé qua cơn cáu giận này. Mẹ có thể sử dụng các biện pháp như: an ủi và vỗ về cho bé an tâm hoặc lờ và tránh đi nếu bé đang đòi hỏi, chiều chuộng không phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày vì vậy mà các mẹ đừng để bé bỏ ăn sáng. Nếu bé không thích ăn ngũ cốc thì bạn cho bé thử bánh mì có phết bơ, hoa quả, trái cây, trứng, đậu hầm, hoặc những loại thức ăn giàu năng lượng mà bé thích. (Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn)
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ hay bé nhà bạn vẫn phát triển bình thường, thì các mẹ cũng đừng quá lạm dụng sữa bột. Bởi sữa bột thường nhiều năng lượng và đường, làm bé khoái khẩu đến mức bé biếng ăn bữa chính. Nếu bé yêu không chịu uống sữa tươi, bạn hãy cai sữa bột dần dần cho bé bằng cách giảm dần dần lượng kem/đường/hương vị hoặc ngừng mua hẳn loại đó.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chăm sóc bé 22 tháng tuổi

Một số lời khuyên cho mẹ

  • Bạn nhớ tìm cách “đánh trống lảng” nhé, mỗi khi con sắp “bốc hỏa”, hoặc khi con cứ đòi mãi một thứ bạn không thể chiều theo. Hiệu quả nhất là bạn đưa ra thứ gì thu hút bé chú ý ngay lập tức; hoặc bạn cao giọng, nhướng mắt, hoặc kêu lên “nhìn kìa” để chỉ con thấy điều gì là lạ.
  • Ở tuổi này, bạn nên hạn chế thời gian xem ti vi/máy tính của bé, hoặc tốt hơn là không xem. Ngồi lâu và tập trung vào màn hình ti vi/máy tính sẽ ảnh hưởng việc chơi đùa tương tác thực tế.
  • Đây là độ tuổi bé tiếp thu rất nhanh. Bố mẹ hãy siêng chỉ cho bé thấy mặt trăng, mặt trời, các vì sao, và bắt đầu tìm cách giải thích về các mùa trong năm. Tuy bé còn nhỏ và không thể hiểu hết, nhưng quan trọng là tạo cho bé cơ hội tìm hiểu dần. Khi chăm sóc bé hãy dạy bé diễn đạt bằng lời các cảm giác như lạnh, ấm, nóng, và cách bé nên làm để thấy dễ chịu hơn, chẳng hạn mặc thêm áo, xin ba mẹ cho uống nước, hoặc tháo giày ra.

Sự phát triển nhanh chóng của bé trong giai đoạn này hẳn làm mẹ rất thích thú khi nhận thấy những điều khác biệt qua từng ngày. Khi có câu hỏi trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy bé, mẹ đừng ngại gửi về Góc chuyên gia Huggies để nhận được sư tư vấn nhé!

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi

Chăm sóc bé tròn 2 tuổi

Chăm sóc trẻ 25 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;